Nguyên tắc lập kế hoạch nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 30 - 32)

Kế hoạch kinh doanh là công cụ điều hành kinh doanh trong toàn hệ thống Ngân hàng thương mại, do đó việc lập kế hoạch cần phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất là nguyên tắc thống nhất. Nguyên tắc này yêu cầu đảm bảo sự phân chia và phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giữa các cấp, các phòng ban chức năng trong một tổ chức, doanh nghiệp thống nhất. Tính thống nhất trong công tác kế hoạch doanh nghiệp, tổ chức nhằm đạt mục tiêu hướng tới mục đích chung của doanh nghiệp cũng như vì sự phát triển của từng bộ phận cấu thành của tổ chức.

Thứ hai, là nguyên tắc tham gia. Nguyên tắc này có nghĩa là các thành viên trong doanh nghiệp, trong tổ chức đều tham gia những hoạt động cụ thể trong công tác kế hoạch, không phụ thuộc vào nhiệm vụ, chức năng của họ. Công tác kế hoạch có sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp, trong tổ chức sẽ cho phép người lao động tham gia trực tiếp vào công việc kế hoạch phát huy được tính chủ động của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp, của tổ chức.

Thứ ba, đó là nguyên tắc linh hoạt. Chúng ta nên coi mỗi phương án kế hoạch là một kịch bản chứ không nên quan niệm đó là một văn bản pháp lý. Tương ứng với mỗi kịch bản là những điều kiện áp dụng cụ thể về nguồn lực, thị trường và các điều kiện kinh doanh khác. Ngoài kế hoạch chính cần xây dựng những bộ phận kế hoạch dự phòng để có thể tạo dựng trong kế hoạch một khả năng thay đổi phương hướng khi những sự kiện không lường trước xảy ra.

Thứ tư là nguyên tắc khả thi. Nếu tất cả ba nguyên tắc trên đều thoả mãn nhưng tính khả thi của kế hoạch đó không có thì kế hoạch đó cũng không thể thực thi được. Do đó một kế hoạch kinh doanh cần phải tuân theo nguyên tắc khả thi. Nguyên tắc này thể hiện ở tính khả thi ở các mục tiêu kế hoạch đặt ra. Các mục tiêu này phải đòi hỏi sự cố gắng của người chịu trách nhiệm thực hiện nhưng lại không được quá cao so với khả năng của doanh nghiệp và phải sát thực và có thể đạt được. Muốn được như vậy thì hệ thống các mục tiêu kế

hoạch đuợc đưa ra phải được xây dựng trên quá trình phân tích các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời nó phải được dựa trên những đánh giá một cách khách quan, chính xác về thực lực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w