2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của Ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của NHTM phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội
Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của NHTM, chính đặc thù này đã giúp cho Ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: là trung gian là cầu nối về vốn giữa các thành phần kinh tế về vốn, cung ứng vốn cho nền kinh tế,.. Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững khi nguồn tiền để đầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế. Do vậy, muốn tăng trưởng phải đầu tư, muốn có vốn đầu tư phải có tiết kiệm, trong đó huy động vốn tiết kiệm trong dân là hết sức quan trọng, là nhiệm vụ của hệ thống NHTM nói chung và của Ngân hàng VCB Ba Đình nói riêng.
Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư luôn được Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh VCB Ba Đình coi là nhiệm vụ quan trọng và chủ chốt. Hơn nữa, đây không phải là nghiệp vụ độc lập mà nó còn có mối quan hệ mật thiết đối với các nghiệp vụ khác như sử dụng vốn, thanh toán chuyển tiền… Nguồn vốn
phải luôn phù hợp với mục đích nhu cầu sử dụng vốn thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự hiệu quả. Nhận thức được điều đó, Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn để thu hút được ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư. Bởi lẽ, chỉ tính riêng địa bàn quận Ba Đình, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân là rất lớn, trong khi đó số lượng tiền gửi tiết kiệm của dân chúng vào Ngân hàng VCB Ba Đình còn rất khiêm tốn. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 9 : Tình hình huy động vốn tiền gửi từ dân cư.
(Đơn vị: VND)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Vốn huy động. 488.846.581.997 673.583.023.906 1.164.860.411.156
Tiền gửi dân cư. 460.164.261.459 605.478.200.143 807.002.847.405
% so với cùng kỳ. 31,58% 33.28%
Tỷ trọng/VHĐ 94% 90% 69%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Qua số liệu cho thấy nguồn vốn huy động của dân cư trên địa bàn của ngân hàng năm 2005: 460.164.261.459 VND, chiếm tỷ trọng 94,1%; năm 2006 đạt 605.478.200.143 VND chiếm 89,9% và năm 2007: 807.002.847.405 VND chiếm 69,3% tổng nguồn vốn huy động. Số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của dân cư có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trọng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, tuy nhiên về giá trị vẫn thể hiện sự tăng trưởng mạnh, năm 2006 tăng 145.313.938.684 VND so với năm 2005; năm 2007 tăng 201.524.647.262 VND so với năm 2006, điều này cho thấy, việc giảm tỷ trọng không phải do hoạt động huy động của Ngân hàng giảm xuống mà do hiệu quả huy động vốn của VCB Ba Đình đối với các thành phần kinh tế khác (đặc biệt là tổ chức) có sự tăng trưởng, uy tín của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế khác trong các nghiệp vụ tăng lên. Huy động vốn trong dân cư là nguồn huy động mà Ban lãnh đạo VCB Ba Đình đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách huy động hợp lý: chính sách lãi suất linh hoạt, nhiều kỳ hạn với nhiều mức lãi suất phù hợp, huy động qua phát hành chứng chỉ tiền gửi cá nhân, tiết kiệm dự thưởng,… nhằm tăng cường giá trị huy động vốn dân cư, nguồn vốn huy động trong dân luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động (khoảng 70%).
Thực tế cho thấy, huy động vốn từ dân cư là một ưu thế nổi trội của VCB Ba Đình, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm mang tính tiện ích cao hơn hẳn so với các NHTM khác. Đó là việc ứng dụng ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán lẻ đã rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung, năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh.
Quan sát tổng quan qua bảng số liệu cho thấy, cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, bộ phận tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 145.313.938.684 VNĐ đạt mức tăng trưởng 131,58%. Đến năm 2007 tăng gấp 1,33 lần (tức tăng thêm 201.524.647.262 VNĐ) so với 2006, đạt mức tăng trưởng 133,28%.
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2005, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 94% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 là 90% và năm 2007 là 69%. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng. Do đóng trên địa bàn thành phố, dân cư đông đúc, phần lớn là cán bộ công nhân viên chức có thu nhập khá ổn định cho nên nguồn gửi tiền chủ yếu huy động dưới dạng tiết kiệm. Hơn nữa, mức lãi suất mà hệ thống VCB áp dụng từ tháng 12/07 cũng đã thực sự thu hút được khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm cũng như mở tài khoản cá nhân.
Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, nguồn gửi tiền tiết kiệm của Chi nhánh tăng về số tuyệt đối qua các năm song cùng phải đối mặt rất nhiều thách thức. Khi đời sống, thu nhập của dân cư cao hơn, họ có điều kiện để tích lũy và do đó nguồn tiền gửi của họ vào ngân hàng tăng lên. Nhưng đồng thời, nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, mang đến những cơ hội đầu tư mới cho cả những người dân với số vốn không nhất thiết thật lớn. Thêm vào đó, ngày càng có thêm nhiều ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn cùng với nhiều lý do khác khiến cho công tác huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa, tìm mọi cách tăng nguồn vốn này nhằm củng cố sức mạnh cho Ngân hàng và giữ vị thế chủ động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng của nền kinh tế.
Theo kinh nghiệm của nhiều ngân hàng và thực tế hoạt động tại Chi nhánh cho thấy, tỷ trọng nguồn vốn này nếu duy trì ở mức cao và với tính chất của nó, mặc dù có nhiều ưu điểm song cũng gây ra một số bất lợi cho ngân hàng về mặt trả lãi suất huy động (vì đầy là bộ phận huy động mà ngân hàng phải trả lãi cao nhất). Đây có lẽ cũng là một trong những lý do khiến cho tiền gửi tiết kiệm trong những năm gần đây có tuy có tăng về số tuyệt dối nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm xuống.
Biểu đồ biểu thị vốn huy động dân cư của VCB Ba Đình.
2.2.2. Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời hạn.
Bảng 10. Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời hạn.
(Đơn vị: VND)
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng tiền gửi dân cư 460,164,261,459 100% 605,478,200,143 100% 807,002,847,405 100% Huy động Không kỳ hạn 23,286,663,291 5,06% 38,206,428,462 6,31% 73,176,000,442 9,07% Huy động Có kỳ hạn 436,877,598,16 8 94,94% 567,271,771,681 93,69% 733,826,846,96 3 90,93%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007).
Xét nguồn tiền gửi tiết kiệm theo cơ cấu kỳ hạn, ta thấy tỷ trọng khá chênh lệch giữa có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm lớn hơn 90% tổng tiền gửi tiết kiệm. Ở đây, phần lớn tiền gửi huy động được tài khoản này là tiền gửi có kỳ hạn bởi mục đích chính của người dân là tích lũy với lãi suất cao. Năm 2006: huy động
không kỳ hạn tăng 64,07% ( tương đương 14.919.765.171 VND); Huy động có kỳ hạn tăng 29,85% (tương đương 130.394.173.513 VND) so với 2005. Năm 2007: Huy động không kỳ hạn tăng 1,92 lần (tương đương 34.969.571.980VND); Huy động có kỳ hạn tăng 1,29 lần ( tương đương 166.555.075.282 VND) so với năm 2006.
Đây có thể là một thế mạnh của Ngân hàng bởi tiết kiệm có kỳ hạn được coi là nguồn vốn ổn định để kinh doanh bởi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng theo nguyên tắc đến hạn mới được rút. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư với thời hạn phù hợp mà không lo lắng nhiều về việc khách hàng đến rút tiền. Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, khả năng thu lại lợi nhuận của Chi nhánh vì thế sẽ cao hơn. Tuy nhiên, để có được nguồn vốn này, Ngân hàng phải trả cho khách hàng những khoản lãi suất khá cao so với tiền gửi không kỳ hạn, chi phí trả lãi là khoản chi chủ yếu của Ngân hàng trong tổng chi phí huy động. Mà tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động. Vì vậy, lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm quyết định phần lớn tính hiệu quả của công tác huy động vốn.
2.2.3. Cơ cấu tiền gửi dân cư theo nội tệ.
Bảng 11. Cơ cấu tiền gửi dân cư theo nội tệ.
(Đơn vị: VND)
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng tiền gửi dân cư 460,164,261,459 100% 605,478,200,143 100% 807,002,847,40 5 100% Huy động ngoại tệ (quy về USD) 74,684,659,635 16.23% 124,486,317,949 20.56% 147,923,621,92 9 18.33% Huy động nội tệ (VND) 385,479,601,824 83.77% 480,991,882,194 79.44% 659,079,225,476 81.67%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Xét cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo nội ngoại tệ, trong tổng nguồn vốn huy động qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm đa số (từ 70- 90%) nhưng số tuyệt đối của cả hai loại huy động này đều tăng lên qua các năm. Tuy nhiên số tương đối của huy động ngoại tệ lại có xu hướng giảm.
Năm 2005, huy động bằng ngoại tệ chiếm khoảng 16.23% tổng tiền gửi dân cư (khoảng 75 tỷ dồng). Năm 2006, khi Chi nhánh đã thực sự đi vào giai đoạn phát triển thì huy động bằng ngoại tệ của nó cũng tăng lên, tăng 66.7% (tương đương khoảng 50 tỷ đồng) so với năm 2005. Năm 2007, một sự kiện tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ trong nước, đó là khi FED liên tục cắt giảm lãi suất từ mức 5.25% xuống còn 4.25% (qua 3 lần cắt giảm lần lượt vào tháng 9,11, 12 năm 2007). Chính điều này đã làm lãi suất trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước giảm xuống, buộc VCB Ba Đình cũng hạ lãi ngoại tệ (USD). Khi lãi suất ngoại tệ giảm, trong khi lãi suất nội tệ lại tăng làm người dân lại đổ xô đi rút ngoại tệ quy đổi thành nội tệ để gửi, xuất hiện sự dịch chuyển vốn từ USD sang VND, làm giảm nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, tốc độ huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh vì thế chậm hơn tốc độ huy động vốn VND. Năm 2006, huy động bằng ngoại tệ qua tài khoản tiền gửi chiếm 20.56% tổng tiền gửi dân cư, đến năm 2007 chỉ còn khoảng 18.33% tổng tiền gửi dân cư. Trong khi đó, huy động bằng nội tệ (VND) vẫn có độ lớn tăng dần qua các năm. Năm 2005, huy động bằng nội tệ chỉ là 385,479,601,824 VND, chiếm khoảng 83.77% tổng tiền gửi dân cư. Đến năm 2007, số tiền nội tệ huy động được qua tài khoản tiền gửi đã là 659,079,225,476 VND, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2005.
2.2.4. Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn trong dân cư.a) Chứng từ sử dụng: a) Chứng từ sử dụng:
Hệ thống VCB sử dụng các loại chứng từ tương tự như các ngân hàng khác và phù hợp với quy định chung của NHNN, đồng thời thuận tiện cho công tác kế toán. Chứng từ kế toán huy động vốn gồm nhiều loại để phục vụ cho công việc hạch toán và theo dõi nguồn vốn huy động.
- Chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt.
- Chứng thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm chi.
- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Các loại sổ tiết kiệm.
Các chứng từ này có liên quan đến việc nộp, lĩnh tiền từ tài khoản khách hàng nên phải đảm bảo tính pháp lý cao, không sử dụng lẫn lộn các loại chứng từ. Một số
loại phải đảm bảo theo chế độ bảo quản chứng từ có giá như các loại séc, các loại thẻ, phiếu tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, trái phiếu.
b) Tài khoản sử dụng.
Khác với các ngân hàng khác, toàn bộ hệ thống VCB không sử dụng hệ thống tài khoản kế toán các TCTD được ban hành kèm theo quyết định số 435/1998/QD-NHNN ngày 25/12/1998 của Thống đốc NHNN. VCB tự ban hành hệ thống tài khoản kế toán riêng cho hệ thống ngân hàng mình, phù hợp với các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng cũng như thuận tiện cho công tác quản lý và kiểm tra. Tuy nhiên, tất cả các tài khoản trong hệ thống tài khoản dành cho các TCTD do Thống đốc NHNN ban hành. Điều này, một mặt giúp cho các hoạt động nghiệp vụ của VCB được ổn định mà không phải thay đổi theo những quy định của NHNN, mặt khác, khi cần đối chiếu kiểm tra, VCB luôn luôn chủ động dẫn chiếu sang tài khoản tương ứng theo quy định chung mà không ảnh hưởng đến công tác quản lý hay tác nghiệp. Theo đó, các tài khoản được VCB nói chung và VCB Ba Đình nói riêng sử dụng trong hoạt động vốn bao gồm:
- TK 2201 “TG KKH của khách hàng”: có 2 tiểu khoản. + TK 220101 “TG thanh toán”.
+ TK 220102 “TG tiết kiệm KKH của cá nhân”.
- TK 2202 “TG CKH của khách hàng”: có các tiểu khoản sau: + TK 220201 “TG CKH của tổ chức và cá nhân”
+ TK 220202 “TG tiết kiệm CKH của cá nhân” - TK 2203 “VCB phát hành giấy tờ có giá”
+ TK 220302 “phát hành kỳ phiếu”. + TK 220303 “phát hành trái phiếu”. - TK 2701 “các khoản lãi phải trả cộng dồn. - TK 2801 “các khoản phí và lãi chờ phân bổ”. - TK 5102 “Trả lãi tiền gửi”.
c) Về phương pháp hạch toán.
Nếu khách hàng rút trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, nhưng nếu thời gian gửi thực tế lớn hơn 2/3 kỳ hạn thì được hưởng mức lãi suất bằng 75% lãi suất kỳ hạn gửi tiền.
Mỗi khách hàng khi đến gửi tiền cần lập một giấy gửi tiền ghi rõ loại tiền gửi, số tiền gửi, kỳ hạn gửi, họ tên khách hàng, địa chỉ, số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp. Sau đó kế toán viên căn cứ vào đó để lập sổ tiết kiệm (nếu là tiền gửi tiết kiệm), giao cho khách hàng và một phiếu lưu cho Ngân hàng. Tiếp theo, kế toán viên dăng ký tài khoản tiền gửi của khách hàng vào máy vi tính và chuyển cho kiểm soát viên trước là kế toán trưởng ký.
Việc hạch toán tài khoản tiền gửi được kế toán tiến hành như sau:
Ví dụ 1: Ngày 1/8/2008, VCB Ba Đình nhận tiền giử tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng của ông Nguyễn Văn A số tiền 22.000.000 đồng, lãi suất 5.5%/tháng (16.5%/3 tháng).
- Khi khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng, kế toán viên hạch toán: Nợ: TK Tiền mặt: 22.000.000đ
Có: TK TG tiết kiệm: 22.000.000đ
- Khi đến hạn thanh toán, khách hàng đến rút cả gốc và lãi: Nợ: TK TG tiết kiệm: 22.000.000đ
Nợ: TK Lãi cộng dồn dự trả: 3.630.000đ Có: TK Tiền mặt: 25.630.000đ
Ví dụ 2: Ngày 15/4/2009, khách hàng Nguyễn Văn B đến lĩnh tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng: số tiền gốc 20.000.000 đồng, ngày gửi 01/08/2008, lãi suất 5.5%/tháng, lãi suất không kỳ hạn 5.12%/tháng.
- Thoái chi lãi:
Nợ: TK Lãi cộng dồn dự trả: 2*5.5%*20.000.000(1+5.5%*6) =2.926.000đ Có: TK chi phí trả lãi TG: 2.926.000đ
- Thanh toán cho khách hàng:
Nợ: TK tiền gửi tiết kiệm: 26.600.000đ
Nợ: TK chi phí trả lãi tiền gửi (KKH): 26.600.000*5.12%*(75/30) =3.404.800 Có: TK tiền mặt: 30.004.800đ
2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn trong dân cư tại chi nhánh VCB Ba Đình2.3.1. Kết quả đạt được.