Mã hóa băng thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CÁC CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN QoS VÀ THUẬT TOÁN MỞ ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐẦU TIÊN (OSPF) MỞ RỘNG docx (Trang 61 - 63)

Bởi vì trường metric có trong gói tin OSPF thực sự chỉ cung cấp 16 bits để mã hóa băng thông, trong khi các liên kết có thể hỗ trợ băng thông lên tới Gbit/s đang dần trở thành hiện thực, nên sự biểu diễn tuyến tính số liệu nguồn tài nguyên khả dụng là không khả thi. Giải pháp mô tả trong RFC 2676 là thực hiện mã hóa theo luật mũ bằng cách sử dụng một cách thích hợp giá trị cơ số được lựa chọn ngầm định và một số lượng nhất định các bit cho việc mã hóa

phần hệ số và số mũ. Ở đây sử dụng con số 8 làm cơ số xây dựng một hệ thống số, ba bit ý nghĩa nhất dành riêng cho phần số mũ và 13 bit còn lại dành cho phần hệ số. Điều này cho phép so sánh đơn giản qua hai con số được mã hóa trong cùng một định dạng, và thường là hữu dụng trong suốt thời gian thực thi. Bảng sau chỉ ra các phạm vi băng thông khi sử dụng các số mũ khác nhau và độ chi tiết của việc lưu trữ có thể chấp nhận được.

Bảng 3.4. Phạm vi của các giá trị mũ cho 13bit, dựa vào mã hóa 8

Giá trị mũ của x Phạm vi x 8 * ) 1 2 ( 13  Bước x 8 0 8,191 1 1 65,528 8 2 524,224 64 3 4,193,792 512 4 33,550,336 4,096 5 268,402,688 32,768 6 2,147,221,504 262,144 7 17,177,772,032 2,097,152

Quy tắc mã hóa băng thông này có thể được hiểu là: miêu tả băng thông khả dụng trong trường 16 bit với 3 bit mũ đứng trước và 13 bit tiếp theo cho phần cơ số định trị. Vì vậy, mã hóa trên tạo thành một thông báo nhị phân có giá trị số từ 1 cho tới 216 1(việc mã hóa băng thông khả dụng theo cơ số 2). Điều này có đặc tính của việc thông báo một giá trị số cao hơn cho băng thông khả dụng thấp hơn. Khái niệm này khá hợp lý với khái niệm về chi phí. Mặc dù nó có vẻ hơi mô phạm để nhấn mạnh về đặc tính băng thông nhỏ được biểu diễn các giá trị cao hơn, nhưng bên cạnh đó nó cũng có tính nhất quán. Một router với một sự thực thi OSPF tồi có thể hiểu sai số liệu băng thông như chi phí thông thường cung cấp cho nó và tính toán các cây mở rộng với một thuật toán Dijkstra “thông thường”.

Một ví dụ để có thể làm rõ những điều này: chúng ta hãy giả sử rằng một liên kết với băng thông 8Gbits/s10243byte/s. Mã hóa của nó sẽ là

6 3 4096*8

1024  trong đó độ chi tiết (giãn cách thang) là 86 (xấp xỉ 260kByte/s). Việc miêu tả số nhị phân kết hợp sẽ là 1101 0000 0000 0000 hoặc 53248. Chi phí băng thông của liên kết này, khi không dùng đến, là phần bù cơ số 2 của

biểu diễn nhị phân ở trên, nghĩa là, 0010 1111 1111 1111 tương ứng với một giá trị thập phân 16

(2 1) 53248 12287  . Nếu chúng ta chỉ có 1600Mbits/s băng thông có sẵn trên liên kết, việc mã hóa băng thông này sẽ là 6400*85, tương ứng với độ chi tiết thang là 85(xấp xỉ 30kBytes/s), và có một biểu diễn nhị phân 1011 1001 0000 0000 hoặc giá trị thập phân 47360. Chi phí thông báo của liên kết với mức độ tải này là 0100 0110 1111 1111 hoặc (216 1)4736018175. Băng thông sẵn có trên liên kết càng ít thì chi phí càng nhiều. Ngoài ra cũng đạt được mục tiêu về độ chi tiết tốt hơn cho các liên kết với băng thông hẹp hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các metric đưa ra trong các ví dụ trước đây phù hợp với giải pháp của mã hóa đã được đề xuất, thứ sẽ không phải luôn luôn có trong cuộc sống thực. Tiêu chuẩn thông thường là làm tròn giá trị băng thông khả dụng đến con số gần nhất. Bởi vì chúng ta đang quan tâm đến giá trị chi phí, chúng ta chọn để làm tròn lên các chi phí và do đó băng thông giảm xuống.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CÁC CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN QoS VÀ THUẬT TOÁN MỞ ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐẦU TIÊN (OSPF) MỞ RỘNG docx (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)