Định tuyến đa đích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CÁC CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN QoS VÀ THUẬT TOÁN MỞ ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐẦU TIÊN (OSPF) MỞ RỘNG docx (Trang 39 - 41)

2.1. Định tuyến QoS nội miền

2.1.2. Định tuyến đa đích

Vấn đề đa đích là vấn đề định tuyến từ một nút nguồn đơn đến một tập

gồm p nút đích, hay còn được gọi là định tuyến từ một điểm tới đa điểm. Các

tiến bộ trong công nghệ và các ứng dụng đa phương tiện nổi lên nhanh chóng đã cung cấp động lực lớn cho các ứng dụng đa đích (thời gian thực) mới. Nhiều ứng dụng đa đích (ví dụ, chơi game, hội nghị truyền hình) sẽ khơng hoạt động đúng nếu như QoS khơng được đảm bảo. Do đó, các thuật tốn đa đích phải có khả năng đáp ứng một tập các ràng buộc về QoS.

Một đặc tính cơ bản của định tuyến đa đích là sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Bởi vì mỗi một nút trong số p đích sẽ nhận thơng tin như nhau, việc

gửi thông tin p lần trên mỗi đường dẫn ngắn nhất tới mỗi nút đơn lẻ (đơn đích)

là khơng hiệu quả, vì rất có thể sẽ có một vài sự chồng chéo giữa tập các đường dẫn ngắn nhất. Multicasting chỉ sao chép các gói tin nếu thấy cần thiết và điều này rõ ràng là hiệu quả hơn. Đối với trường hợp của một metric đơn, định tuyến nguồn đa đích có thể được thực hiện bởi việc chuyển tiếp gói tin của một luồng lưu lượng hoặc cây các đường dẫn ngắn nhất. Tuy nhiên, một cây đa đích có thể khơng phải luôn luôn đảm bảo các điều kiện ràng buộc về QoS đã được yêu cầu, trong khi nhiều phiên QoS đơn điểm phức tạp lại có thể. Tính chất này làm tăng sự phức tạp của định tuyến đa đích ràng buộc, vì chúng ta phải duy trì một tập hợp các đường dẫn hoặc các cây và chúng ta cần phải kiểm tra nếu không ràng buộc cực đại hoặc cực tiểu nào bị vi phạm (việc lọc topo đơn thuần có thể là thiếu). Một sự cân bằng giữa hiệu quả sử dụng tài nguyên và QoS đã được thực hiện. Thuật toán định tuyến đa ràng buộc thích ứng đa đích (MAMCRA) đã cơng nhận sự cân bằng này và tìm ra tập các đường dẫn ngắn nhất cho tất cả các đích đến và sau đó làm giảm việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên mà không vi phạm các ràng buộc QoS.

Cuối cùng, lấy ý tưởng từ đa đích khơng kết nối (CLM), chúng ta có các cơ chế Diffserv đa đích và các phiên bản của nó. Trong CLM, tiêu đề gói tin mang địa chỉ IP của tất cả các thành viên đa đích. Mỗi router xác định các chặng tiếp theo cho mỗi đích đến và xây dựng một tiêu đề mới cho mỗi chặng riêng biệt. Tiêu đề mới chỉ chứa các điểm đến mà chặng tiếp theo là trên đường dẫn ngắn nhất. Tương thích với Diffserv đơn điểm, chúng ta có thể mở rộng CLM, như vậy là mỗi gói tin thuộc về một lớp của dịch vụ nào đó (CoS) và mỗi router có một bảng định tuyến cho từng CoS.

Định tuyến đảm bảo QoS dựa trên đích đến có thể chỉ được đảm bảo trong một mạng đang hoạt động. Nếu chúng ta lưu trữ lịch sử của một gói tin đang hoạt động trong phần mào đầu của nó, sau đó cho mỗi gói tin khi đến một bộ định tuyến, thì MAMCRA có thể được sử dụng để tính tốn chiến lược chuyển tiếp hoặc sao chép tốt nhất. Chiến lược CLM được sử dụng tốt nhất trong các môi trường mang tính động cao (ví dụ khơng dây), vì chúng ta khơng cần (để tính tốn lại) bảng định tuyến. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có mơ tả chính xác về mạng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CÁC CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN QoS VÀ THUẬT TOÁN MỞ ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐẦU TIÊN (OSPF) MỞ RỘNG docx (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)