2.1. Định tuyến QoS nội miền
2.1.3. Định tuyến liên kết riêng biệt
Vấn đề của việc tìm kiếm các đường dẫn rời rạc trong một mạng đã được quan tâm nhiều trong các tài liệu do lý thuyết của nó cũng như ý nghĩa thiết thực của nó cho nhiều ứng dụng, chẳng hạn như định tuyến tin cậy hoặc định tuyến có thể phục hồi. Các đường dẫn giữa một cặp nút nguồn và nút đích trong một mạng được gọi là liên kết riêng biệt nếu chúng khơng có liên kết chung (tức là chồng chéo), và nút riêng biệt, nếu, ngoài các nút nguồn và đích, chúng khơng có các nút chung. Với sự phát triển của các mạng quang và triển khai của các mạng MPLS hoặc GMPLS, vấn đề của việc tìm kiếm các đường dẫn rời nhau đang nhận được sự quan tâm mới nhờ phục hồi nhanh chóng sau một lỗi mạng. Trong các mạng truyền thông mạnh, kết nối thông thường bao gồm hai đường dẫn kết nối hoặc đường dẫn nút riêng biệt: một đường dẫn hoạt động và một đường dẫn sao lưu dự phòng. Một luồng lưu lượng dịch vụ sẽ được chuyển đến đường dẫn sao lưu dự phòng nếu đường dẫn hoạt động bị lỗi. Cân bằng tải, một khía cạnh quan trọng khác cho các mạng truyền thông là để tránh tắc nghẽn mạng và tối ưu hóa thơng lượng mạng, cũng địi hỏi các đường dẫn tách biệt để phân phối các luồng lưu lượng. Sự mạnh mẽ và cân bằng tải là hai khía cạnh của định tuyến dựa trên QoS.
Nhìn chung một thuật tốn các đường dẫn liên kết riêng biệt có thể được mở rộng cho một thuật tốn nút riêng biệt với các khái niệm về sự chia tách nút, tức là thay thế một nút bằng hai nút được liên kết với nhau thông qua liên kết với các trọng số giá trị 0, và do đó chúng ta tập trung vào tìm hiểu định tuyến dựa trên QoS liên kết riêng biệt.
Một phương pháp trực quan để xác định hai đường dẫn liên kết riêng biệt ngắn nhất giữa một cặp nút nguồn và đích gồm hai bước: bước đầu tiên là khơi phục lại đường dẫn ngắn nhất giữa một cặp nút trong sơ đồ hướng. Bước thứ hai là lược bớt tất cả các liên kết của đường dẫn từ sơ đồ hướng và tìm đường dẫn ngắn nhất trong sơ đồ hướng đã rút gọn. Phương pháp này có ít nhất hai nhược điểm: (1) cứ cho rằng tồn tại hai đường dẫn liên kết riêng biệt, khơng có đảm bảo rằng chúng sẽ được tìm thấy. (2) đường dẫn kết nối riêng biệt thứ hai có thể có chiều dài lớn hơn đáng kể so với đường dẫn ngắn nhất đầu tiên. Để vượt qua những bất lợi, các phương pháp khác đã được đưa ra để tìm kiếm một cặp đường dẫn kết nối riêng biệt với tổng chiều dài là nhỏ nhất. Trên thực tế, các kỹ thuật này không dễ dàng mở rộng cho định tuyến dựa trên QoS liên kết riêng biệt, thứ cần phải tuân theo các ràng buộc và có tổng chiều dài là tối thiểu. Kuipers và
Vawn Mieghem có đề xuất thuật toán định tuyến đa rằng buộc liên kết riêng biệt (DIMCRA), thuật toán thể hiện tốt hơn so với các phương pháp đơn giản loại bỏ một đường dẫn và tìm được đường dẫn riêng biệt thứ hai.