Các giải pháp phát triển chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân Đội (Trang 83 - 89)

- Các nhân tố thuộc về môi trường an ninh, chính trị, xã hội

3.3.2. Các giải pháp phát triển chất lượng tín dụng

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải được chuẩn hoá, không ngừng nâng cao. Ngân hàng phải có nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, ngân hàng phải có các chương trình phối, kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan (ngoài ngân hàng) để thẩm định chính xác các dự án trước khi cho vay.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát

Sau khi hoàn thiện xong một hợp đồng tín dụng và giải ngân, công tác tín dụng không chi dừng lại ở đó, quá trình giám sát chặt chẽ sự vận

động của tiền vay là công việc mang tính quyết định đến chất lượng của khoản tín dụng.

Sau khi cho vay, theo định kỳ cán bộ Ngân hàng tiến hành giám sát, kiểm tra nhằm phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong quá trình giám sát, kiểm tra có thể phát hiện ra những sai lệch, những hạn chế của quá trình thẩm định hoặc phát hiện ra người vay sử dụng tiền dụng vay không đúng mục đích, có nguy cơ rủi ro cao, cán bộ tín dụng có thể đề nghị thu hồi nợ trước hạn. Quy trình kiểm tra sau cũng giúp cán bộ tín dụng nắm rõ những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải từ đó có thể tư vấn hoặc giới thiệu cho doanh nghiệp những đối tác, đồng thời cung cấp thêm tín dụng cho những nhu cầu mới phát sinh mà đảm bảo chất lượng tín dụng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng có thể cung cấp thêm những dịch vụ tiện ích khác của Ngân hàng cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

Thông qua quá trình kiểm tra, Ngân hàng có thể thâm nhập trực tiếp vào mọi hoạt động của doanh nghiệp như khả năng tiêu thụ hàng hóa, tình hình hàng tồn kho, thanh toán công nợ ...Từ đó Ngân hàng phải có những kiến nghị với doanh nghiệp về những vấn đề còn tồn tại. Đồng thời cán bộ tín dụng phải báo cáo kịp thời với phòng kinh doanh, với Giám đốc Ngân hàng để có những biện pháp xử lý tín dụng như tạm ngừng cho vay, tích cực thu nợ...

Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát cán bộ tín dụng sẽ thu được những thông tin bổ ích để tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp hiện tại đang thực sự diễn ra chứ không phải thông tin trong quá khứ.

- Nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng

Đối với Ngân hàng, với đặc điểm và vị trí của hoạt động tín dụng, muốn nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn kinh doanh, vấn đề tiêu chuẩn hóa cán bộ, đào tạo và đào tạo lại cán bộ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thực tế cho thấy, một trong những vấn đề quyết định đến chất lượng tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào vào các công việc, từ việc chấp hành các cơ chế chính sách đến việc thẩm định các dự án, xét duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn thu nợ. Nói chung mọi đúng sai, thành bại của các dự án tín dụng ngoài nguyên nhân khách quan đều có nhân tố chủ quan của con người với tư cách là chủ thể cho vay. Đương nhiên, trong đó có yếu tố chủ quan cố ý về mục đích tư lợi nhưng cũng có những yếu tố do trình độ, do khả năng không thể làm được.

Trong điều kiện chúng ta đang hội nhập và phát triển, hơn lúc nào hết phải chăm lo phát triển nguồn lực con người vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước noi chung, và hiện đại hóa ngành Ngân hàng nói riêng mà trong đó mục tiêu Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh được đặt lên hàng đầu.

Để có được một đội ngũ cán bộ Ngân hàng tiêu chuẩn, Ngân hàng cần phải thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn về kiến thức chuyên môn, cơ chế của ngành, đường lối chủ trương của Đảng cũng như mục tiêu phát triển Kinh Tế của Nhà Nước, của Thành Phố. Trong quá trình đó phải gắn lý luận với thực tiễn, phải thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm đưa ra các tình huống cũng như các giải pháp để nâng cao kinh nghiệm, trình độ trong nghiệp vụ.

Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng tại Ngân hàng là một việc lâu dài và liên tục không thể giải quyết một sớm, một chiều. Tuy nhiên, cần có những quy định và những bước đi cụ thể để đào tạo lại cán bộ.

- Xây dụng chính sách tín dụng hợp lý.

Một chính sách cho vay hợp lý rõ ràng sẽ mang lại cho Ngân hàng rất nhiều thuận lợi. Một số nội dung cho vay mà Ngân hàng cần xác định và xây dựng cho được là:

Một Bảng tiêu chuẩn chất lượng thích hợp áp dụng cho toàn bộ danh mục cho vay. Để xây dựng được Bảng này đòi hỏi sự xem xét cân nhắc kỹ lưỡng tình hình thị trường, nó phải được chỉnh sửa cho phù hợp với từng thời kỳ, với sự biến động của tình hình kinh doanh thực tế của Ngân hàng nói riêng và của toàn hệ thống nói chung.

Xây dựng được các bước cụ thể cần phải tiến hành để tìm kiếm, phân tích và phát triển các khoản cho vay có vấn đề cần hướng dẫn hỗ trợ cho cán bộ tín dụng nâng cao chất lượng khoản cho vay

Xây dựng được danh sách những khoản, những đối tượng xin vay mà Ngâh hàng nên từ chối hoặc nên chú trọng đầu tư ưu tiên. Muốn xây dựng được Ngân hàng phải nắm được xu thế vận động của nền Kinh tế, của các ngành, lĩnh vực cũng như chủ trương của Nhà nước trong việc phát triển những ngành đó và phải nắm được sự chuyển dịch cơ cấu trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngân hàng cũng cần có những thông tin về khách hàng và sắp xếp vào danh sách này.

- Tăng cường vốn trung và dài hạn, mở rộng đầu tư tín dụng và những dự án đầu tư dài hạn.

Nguốn vốn đầu tư tín dụng là một mặt vô cùng quan trọng của hoạt động tín dụng. Không có vốn thì không thể đầu tư, Ngân hàng không có nguồn vốn đủ lớn, ổn định thì không thể đáp ứng nhu cầu vốn của khách

hàng một cách thỏa đáng, không có đầu tư tín dụng thì không thể đặt ra vấn đề chất lượng tín dụng. Mọi giải pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đều phải đặt dưới giả thiết là nguồn vốn cho đầu tư tín dụng được đáp ứng về quy mô và kỳ hạn.

Hiện nay quy mô nguồn vốn trung và dài hạn còn có quy mô nhỏ khiến cho Ngân hàng không thể tập trung đầu tư tín dụng trung và dài hạn trên quy mô lớn mà loại cho vay này trong giai đoạn tới lại có nhu cầu cao nhất là nhu cầu vốn trung và dài hạn bằng ngoại tệ.

Mặt khác, huy động được nguồn vốn lớn giúp cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng, tìm kiếm những khoản đầu tư an toàn hơn (như cho vay đồng tài trợ). Các biện pháp huy động vốn phải được thực hiện linh hoạt đối với mỗi đối tượng, mỗi nguồn khác nhau từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng, đó là một chính sách lãi suất mềm dẻo linh hoạt vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, đó là tạo ra tính lỏng cao cho các loại tiền gửi, sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng.Có những chính sách khuyến khích gửi tiền dài hạn về lãi suất về bảo đảm tiền vay.

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, các hình thức tín dụng mới cũng được nảy sinh. Nó là hàng hóa của NHTM trên thị trường kinh doanh tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về tín dụng càng trở nên đa dạng và phong phú.

Trong nền kinh tế như hiện nay cùng với thực trạng của hệ thống Ngân hàng, tín dụng của Ngân hàng mới chỉ chủ yếu là cho vay trực tiếp và các dịch vụ truyền thống. Rất nhiều các hình thức tín dụng và dịch vụ Ngân

hàng hiện đại đã ra đời và khẳng định vị trí và hiệu quả của nó trong các hoạt động Ngân hàng cũng như những tiện ích của nó trong nền kinh tế.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng để cùng hội nhập, một định hướng và tìm giải pháp thực hiện không thể thiếu đó là phát triển các hình thức tín dụng mới trên cơ sở tìm tòi, sáng tạo dựa trên những đặc điểm nhu cầu của quá trình tái sản xuất, tạo đòn bẩy thực sự, tạo đà phát triển cho nền kinh tế. Đa dạng hoá các hình thức cho vay không chỉ mở rộng quy mô tín dụng mà còn có tác dụng thu hút thêm nhiều khách hàng vay, tăng thêm lợi nhuận, phân tán và hạ thấp tỷ lệ rủi ro.

Trước mắt để khắc phục tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp, các Ngân hàng cần nghiên cứu để vận dụng phát triển nhiều hình thức tín dụng khác nhau như: thuê mua tài chính, thời hạn thuê thường sẽ giúp cho các doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất thực hiện quá trình cạnh tranh trên thị trường và vì thế nhu cầu khác về vốn tăng lên. Ngân hàng có điều kiện để mở rộng hoạt động của mình và tăng cường mối hiểu biết lẫn nhau giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để thực hiện hình thức tín dụng nói trên, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý của Ngân hàng phải được đổi mới, môi trường pháp lý phải đồng bộ và đầy đủ.

Ngoài ra, Ngân hàng còn phải mở rộng hình thức cầm cố, chiết khấu những chứng từ có giá giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh vòng quay vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, là cơ sở để nâng cao chất lượng tín dụng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu, nó giúp ngân hàng hoàn thiện và nâng cao

chất lượng dịch vụ, giúp thông tin đến với khách hàng dễ dàng hơn, thuận tiên và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước.

Nhận thức được vai trò to lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường, các cơ quan quản lý Nhà nước đã có chủ trương chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Tuy nhiên để đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cần tích cực hơn trong việc tạo cơ sở cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời và phát triển, cho hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngược lại các doanh nghiệp này có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn ngân hàng. Sau đây là một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân Đội (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w