Vai trò của định mức kỹ thuật lao động

Một phần của tài liệu : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 (Trang 26)

1.4.1. Đối với công tác trả công

Đối với công tác trả công, định mức lao động là thước đo, là căn cứ, điều kiện quan trọng để xác định đơn giá trả công. Thật vậy, cho dù là theo giá trị người làm

việc, theo mức độ quan trọng, phức tạp của công việc, theo vị trí công việc hay theo kết qủa lao động, kết quả sản xuất thì doanh nghiệp đều cần phải xác định được mức kỹ thuật lao động mới có thể trả thù lao lao động một cách hợp lý, công bằng cho người lao động. Bởi, suy cho cùng, việc thù lao cho người lao động dù theo hình thức nào thì cũng vẫn phải dựa trên sự so sánh giữa hao phí người lao động bỏ ra với kết quả thực hiện công việc theo quy định. Mà những mức tiêu hao để thực hiện công việc theo quy định ấy lại chính là nhiệm vụ chung của định mức kỹ thuật lao động.

1.4.2. Với tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm

Không chỉ có tác dụng trong công tác trả công, định mức lao động còn là biện pháp để tăng năng suất lao động.

Định mức lao động và năng suất lao động có mối liên hệ mật thiết với nhau: - Định mức lao động là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất và công tác.

- Quá trình xây dựng và áp dụng mức lao động vào sản xuất côg tác chính là quá trình nghiên cứu, tính toán, giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật, tổ chức nơi làm việc cũng như các yếu tố đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

- Định mức lao động là điều kiện đề người lao động sử dụng hợp lý các thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật, thời gian lao động, áp dụng phương pháp lao động tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và công tác, tăng sản phẩm cho xã hội.

Tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, bên cạnh áp dụng định mức kỹ thuật lao động vào việc tăng năng suất lao động, doanh nghiệp còn cần chú ý tới hạ giá thành sản phẩm.

Giá thành là chỉ tiêu kinh tế có tính chất tổng hợp, phản ánh trình độ tổ chức quản lý, trình độ áp dụng kỹ thuật mới. Định mức lao động nghiên cứu, áp dụng mọi biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả mọi nguồn dữ trữ trong sản xuất, tiết kiệm hao phí lao động sống cũng như lao động vật hóa, làm lượng tiêu hao lao

động cho một sản phẩm lao động giảm xuống, giúp cho giá thành sản phẩm được hạ thấp.

Như thế, nếu thiếu đi công tác định mức lao động, rõ ràng doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

1.4.3. Định mức lao động với kế hoạch

Định mức lao động có tác dụng to lớn đối với công tác kế hoạch hóa. Kế hoạch hóa là việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện có, xác định các kế hoạch về lao động, kế hoạch năng suất lao động, kế hoạch tiền lượng…

Định mức lao động với sự thể hiện cả về số lượng và chất lượng lao động gắn với những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể trở thành cơ sở để lập các kế hoạch nguồn nhân lực một cách chính xác.

1.4.4. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học

Những hao phí lao động cần thiết để chế tạo sản phẩm hay hoàn thành công việc phục hợp với các điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức. Nhờ định mức lao động mà tổ chức có thể áp dụng những biện pháp của tổ chức lao động khoa học. Vai trò của định mức lao động được thể hiện rõ nét qua ảnh hưởng của nó tới các nội dung của tổ chức lao động khoa học.

Vai trò của định mức lao động được thể hiện trước hết qua tác dụng đối với phân công, hiệp tác lao động. Thật vậy, để thực hiện phân công lao động hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung của bước công việc hợp thành quá trình công nghệ, mà còn phải biết tính toán hao phí lao động để hoàn thành bước công việc đó, tức là phải tiến hành định mức cho bước công việc. Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn. Mức lao động còn là cơ sở để hình thành các đội và xác định cơ cấu của đội sản xuất. Việc phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên của đội cũng phải căn cứ vào các mức lao động và khả năng kiêm nhiệm thay thế cho nhau trong quá trình sản xuất.

Định mức lao động giúp nâng cao chất lượng công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc. Định mức kỹ thuật lao động sẽ cho các mức lao động hợp lý, chính xác.

Trên cơ sở các mức lao động đó, ta mới có thể bố trí nơi làm việc cùng các trang thiết bi đi kèm một cách hợp lý nhất, phù hợp nhất để các thao tác của người lao động được thuận tiện sao cho việc thực hiện công việc đạt hiệu quả, năng suất, chất lượng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, sức khỏe cho họ, đồng thời đảm bảo sử dụng tối ưu công suất của máy móc thiết bị.

Định mức lao động cũng góp phần hoàn thiện công tác thực hiện khuyến khích vật chất, tinh thần cho người lao động, tăng cường kỷ luật lao động. Nhờ có mức lao động, ta có thể xác định được đơn giá lương. Mức càng chính xác thì trả lương càng thỏa đáng, càng tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động. Bên cạnh đó, mức lao động chính là căn cứ để đánh giá mức độ thực hiện công việc của người lao động để từ đó có các quyết định hợp lý nhằm xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động. Định mức kỹ thuật lao động còn góp phần nâng cao kỷ luật lao động trong công nhân. Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phong cách lao động có kỷ luật và có hiệu quả cao. Bởi vì mức lao động là mục tiêu, là nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện khiến người công nhân không được phép lao động tùy tiện, không tuân theo quy trình công nghệ hay lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.

1.5. Sự cần thiết của công tác định mức lao động ở Nhà máy sản xuất ô tô 3-2

Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cũng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm là mục tiêu không ngừng của Nhà máy. Để đạt được mục tiêu ấy, cần phải có sự nỗ lực từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm, trong đó, sản xuất là khâu đầu tiên, đóng vai trò tiên quyết đối với năng suất, chất lượng sản phẩm.

Như những phần đã nêu ở trên về vai trò của định mức lao động đối tới doanh nghiệp, định mức lao động có một vai trò cực kỳ to lớn, nó tác động tới nhiều lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp: Đối với công tác trả công, định mức lao động là

thước đo, là căn cứ, điều kiện quan trọng để xác định đơn giá trả công; Định mức lao động là biện pháp để tăng năng suất lao động; Định mức lao động căn cứ để lập các kế hoạch nguồn nhân lực một cách chính xác; Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học…

Trong điều kiện đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp cùng loại hình trong nước và nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, với nhiều lợi thế về vốn, về cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế chính sách so với nhà máy sản xuất ô tô 3- 2. Việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một mục tiêu quan trọng, có ý nghĩa vô cùng lớn lao quyết định tới khả năng tồn tại và phát triển của Nhà máy. Với những tác dụng to lớn của mình, định mức lao động thực sụ là công cụ hữu hiệu giúp nhà máy sản xuất ô tô 3-2 có thể đạt được mục tiêu đó của mình.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ 3-2 THỜI GIAN QUA

2.1. Khái quát về Nhà máy sản xuất ô tô 3-22.1.1. Giới thiệu chung 2.1.1. Giới thiệu chung

Tên giao dịch: Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.

Đơn vị quản lý: Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam. Giám đốc: Trần Nguyên Hồng.

Tổng số lao động: 385 người.

Trụ sở chính: 18 đường Giải Phóng- Quận Đống Đa- Hà Nội. Điện thoại: 04.8520721. Fax: 04.8525601.

Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 tiền thân là Nhà máy ô tô 3-2 được thành lập ngày 09/3/1964, được thành lập lại theo quyết định số 1046/QĐTCCB-TL ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, năm 1996 đổi thành Công ty cơ khí ô tô 3-2, năm 2004 đổi tên thành Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ là tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh:

- Sửa chữa, đóng mới các loại xe ca, xe khách từ 26-80 chỗ. - Sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí khác.

- Kinh doanh và đại lý xăng dầu, nguyên liệu.

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, linh kiện ô tô xe máy các loại.

- Kinh doanh và đại lý bán ô tô, xe máy các loại.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, được thành lập ngày 09/3/1964 trên cơ sở xưởng Chiến Thắng, chuyên sửa chữa xe con cho Ngoại giao đoàn.

Trải qua gần 45 năm kể từ ngày thành lập, Nhà máy đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm. Có thể tóm lược quá trình phát triển của Nhà máy thành 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ 1964-1990: Ban đầu, Nhà máy ô tô 3-2 được thành lập để đáp ứng nhu cầu sửa chữa và sản xuất phụ tùng xe ô tô cho thị trường trong nước, chủ yếu là miền Bắc. Đây là một trong những nhà máy cơ khí ô tô đầu tiên ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ và đã đáp ứng tốt nhu cầu của Nhà nước trong thời kỳ đó.

Thời kỳ đầu, Nhà máy chỉ có dưới 200 cán bộ công nhân viên với vài chục máy móc thô sơ chủ yếu phục vụ việc sửa chữa nhỏ và đột xuất cho các xe trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Với những nỗ lực làm việc hăng say và có nhiều sáng kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, Nhà máy đã được tặng một Huân chương lao động hạng Hai và một Huân chương lao động hạng Ba về thành tích sản xuất và chiến đấu, đặc biệt Nhà máy đã được Bác Hồ và Bác Tôn gửi lẵng hoa khen ngợi và động viên toàn bộ cán bộ công nhân viên.

Sau ngày đất nước thống nhất, Nhà máy đã tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và phát triển ngày càng lớn mạnh, toàn diện. Từ năm 1975, Nhà máy áp dụng mô hình sản xuất hàng loạt, trở thành nhà máy điểm của toàn quốc, sửa chữa tới 500 xe/ năm. Trong thời gian này, số cán bộ công nhân viên của Nhà máy lên tới 700 người, trong đó số cán bộ khoa học có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tới 10%, số công nhân viên bậc cao đủ các ngành nghề, từ bậc 4 đến bậc 7/7 chiếm 18%. Nhiều loại trang thiết bị tương đối hiện đại đã tạo điều kiện để sản xuất hàng các mặt hàng cơ khí chính xác như Bộ đôi bơi cao áp (năm 1977), các loại xe IFA W50L, máy 3Đ12, Đ12, Đ20,… Diện tích nhà xưởng được mở rộng, có hệ thống kho tàng và đường vận chuyển nội bộ hoàn chỉnh.

Về sửa chữa ô tô, trước đây Nhà máy chuyên sửa chữa các loại xe do các nước xã hội chủ nghĩa sản xuất như GAT69, Bắc Kinh, Vonga,… thì đến cuối những năm 1980, Nhà máy còn sửa chữa cả các loại xe thuộc các nước tư bản như TOYOTA, NISSAN,… với chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật ngày càng cao.

Về sản xuất phụ tùng, Nhà máy có đủ thiết bị và điều kiện công nghệ để sản xuất trên 30 loại phụ tùng cung cấp cho thị trường như: Bộ đôi bơm cao áp các loại, máy Điêzen, doăng đệm các loại, còi điện 12V, gương phản chiếu… Có loại đạt huy

chương vàng trong cuộc triển lãm kinh tế toàn quốc và là sản phẩm duy nhất của ngành giao thông vận tải được cấp dấu chất lượng cấp 1. Sản lượng những năm trước đó đạt trên 40 tấn phụ tùng một năm.

Nhìn chung đây là thời kỳ phát triển hưng thịnh của Nhà máy trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Nhà máy ô tô 3-2 đã xây dựng được uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, bước vào những năm 1990, do nhiều yếu tố tác động, tình hình Nhà máy có nhiều biến động.

Giai đoạn 1990-1999: Bước sang những năm 1990, cơ chế của nhà nước bắt đầu có sự chuyển đổi, xuất hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều cơ sở sửa chữa của nhà nước, tư nhân hình thành với cơ chế mềm dẻo và thủ tục nhanh gọn đã cạnh tranh mạnh mẽ với Nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà máy còn gặp khăn khi máy móc thiết bị cũ kỹ, thiếu vốn và đặc biệt là nhiệm vụ sửa chữa ô tô truyền thống lúc này hầu như không có việc, Nhà máy luôn ở trong tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn, lực lượng công nhân, kể cả thợ bậc cao nghỉ chờ việc chiếm đến trên 50%, vốn tồn đọng lớn, chủ yếu dồn vào lượng vật tư tồn kho, ứ đọng, không tiêu thụ được, nợ ngân hàng kéo dài. Nhà máy đã thực sự đứng trên bờ vực thẳm.

Giai đoạn 1999-nay: Đứng trước tình hình khó khăn của Nhà máy, Đảng bộ và tập thể lãnh đạo Nhà máy đã trăn trở nghiên cứu tìm ra lối đi phù hợp. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, Nhà nước đã cho nhập khẩu một số loại ô tô đã qua sử dụng, Nhà máy đã mạnh dạn nghiên cứu sản xuất thử một số phụ tùng ô tô khan hiếm để phục vụ cho khâu sửa chữa cũng như có thêm mặt hàng mới để bán. Nhà máy cũng đồng thời nghiên cứu đầu tư chiều sâu cho các phân xưởng sửa chữa ô tô; cải tạo, mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thêm thiết bị để có thể cạnh tranh với các đơn vị cơ khí khác ngoài thị trường. Ngoài ra, trong thời kỳ này, Nhà máy đã cố gắng tiếp cận với nhiều khách hàng lớn để nhận sản xuất một loạt sản phẩm mới về cơ khí như:

- Sản xuất kết cấu thép của cột điện đường dây 110KV Đa Nhim Đức Trọng, đường dây 500KV.

- Sản xuất ván khuôn, gối đỡ và các loại phụ kiện cho công ty cầu 14.

- Sản xuất giá đỡ kính, mặt sàn, phễu thông gió cho công ty cơ khí Liên Ninh. - Sản xuất xích công nghiệp cho viện Mỏ- Địa chất.

Hưởng ứng chương trình nội địa hóa xe máy của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải nói riêng và của Chính phủ nói chung, Nhà máy đã tập trung đầu tư cho

Một phần của tài liệu : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w