3.1.1 Kế hoạch phát triển của SGD NHNT VN
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những vận hội mới và những khó khăn lớn cần vượt qua, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Toàn hệ thống NHNT sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nhằm phát huy nội lực và tận dụng triệt để ngoại lực. Những cơ hội về trao đổi hợp tác, tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận những công nghệ ngân hàng mới, đổi mới tổ chức quản lý và điều hành một cách tiên tiến và hiện đại bậc nhất, đồng thời NH sẽ nâng cao chất lương nguồn nhân lực, cải tiến sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn, áp dụng những sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tăng và đảm bảo ổn định thị phần, tạo thế và lực để có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà và mở rộng mạng lưới ra khu vực và thế giới. Đặc biệt lĩnh vực thế mạnh của NHNT sẽ đứng trước thách thức lớn khi các ngân hàng nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam.
SGD đưa ra những định hướng phát triển cụ thể cho hoạt động quản lý và kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trong đó, SGD đảm bảo nguyên tắc thương mại và thị trường, đảm bảo tăng trưởng đi kèm chất lượng tín dụng lành mạnh hiệu quả và bền vững, tiếp tục thực hiện và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro mới đã có nhiều thành tựu rõ nét.
3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng
Định hướng phát triển tín dụng trong những năm tới của SGD NHNT đó là “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trụng nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế.”
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN NHNT VN
3.2.1 Thay đổi cơ cấu cho vay
SGD đồng thời với tăng trưởng tín dụng cần chú ý tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn, để đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lý, thu nhập ổn định.
Song song với vấn đề này, SGD cần tiếp tục đa dạng hóa các phương thức cho vay, các hình thức cho vay, đặc biệt cần phát triển các dịch vụ mà hiện nay chưa phát triển như chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn khác. Đây là một thị trường tiềm năng trong tương lại và giảm thiểu rủi ro do ta có thể da dạng hóa khách hàng, hàng hóa luân chuyển nhanh hơn, và như vậy khả năng ta thu hồi nợ với tỉ lệ quay vòng vốn nhanh hơn, mở rộng số lượng giao dịch và khối lượng tín dụng mà không cần tài sản thế chấp. Đồng thời SGD cũng tiến tới mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao, các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và cá thể, hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng kém hiệu quả, như nhóm doanh nghiệp nhà nước. SGD có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế của toàn khu vực phía Bắc nên cần tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại vùng có môi trường thuận lợi này. NHNT cũng khuyến khích mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhon, những mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định (như điện, dầu khí, viễn thông, giày dép), thận trọng cho vay đối với những mặt hàng có nhiều biến động về giá cả và thị
trường trong thời gian qua như bất động sản, hàng thủy sản xuất khẩu, phân bón, sắt thép,…
3.2.2 Tăng cường huy động vốn
Đây là vấn đề có ý nghĩa lớn với ngân hàng, qua kinh nghiệm thời gian qua các ngân hàng thiếu lượng vốn tiền mặt lớn mà phải chạy đua lãi suất, ta thấy nếu có một nguồn vốn ổn định, hoạt động của ngân hàng sẽ phát triển tốt hơn nhiều mặt, nhờ đó mà nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản sẽ giảm thiểu. Nguồn vốn sẽ đảm bảo khả năng quy mô tín dụng, có điều kiện xây dựng cơ cấu tín dụng phù hợp nhất. Ta có thể tăng cường thu hút vốn bằng các biện pháp như đa dạng các hình thức huy động vốn, những hình thức mới rất phong phú như tiết kiệm trả góp hay hình thức lãi suất linh hoạt, hay nhận tiết kiệm bằng vàng,… NHNT với thương hiệu lâu đời và uy tín lớn hoàn toàn có khả năng phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. SGD cần chuyên biệt hóa sản phẩm, phát triển thế mạnh của mình và dần dần thâm nhập mở rộng thị trường, tăng thị phần.
Một biện pháp phát triển tín dụng tốt nữa đó là duy trì và phát triển các mối quan hệ tín dụng với các khách hàng lớn, đảm bảo một nguồn thu ổn định và lâu dài. Đồng thời SGD cần có một chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và ngân hàng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể, đồng thời cần có chính sách chăm sóc khách hàng với những dịch vụ bổ trợ, những ưu đãi với những khách hàng quen, theo phương châm phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.
3.2.3 Hoàn thiện quy trình tín dụng mới
Theo quy trình tín dụng cũ, chỉ 1 cán bộ tín dụng làm mọi việc như nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, giải ngân, thu nợ. Quy trình này đã lộ rõ những lạc hậu cần khắc phục, và quy trình tín dụng mới hiện đại hơn ra đời, song quy trình này còn có một số nhược điểm và hạn chế, hoàn thiện quy trình này sẽ là biện pháp tốt nhất trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng.
Quy trình tín dụng gồm 10 khâu và khâu nào cũng quan trọng, là một bước không thể thiếu sự nghiêm túc và trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Đặc biệt cần nâng cao trách nhiệm thu thập thông tin và trách nhiệm về thông tin thu thập của phòng QHKH, đảm bảo tạo tiền đề tốt để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của cán bộ QLRR.
Thông tin để thẩm định cần đảm bảo chính xác và đầy đủ, tránh loãng thông tin, và cần thu thập từ nhiều nguồn, chính thức và không chính thức. QHKH cần có quy chế rang buộc về chất lượng thông tin, mà QLRR cũng cần chủ động thu thập thông tin từ những nguồn khác, nhằm mục đích đảm bảo tiền đề vững chắc cho thẩm định.
Tiếp theo, cán bộ thẩm định cần nâng cao khả năng xử lý thông tin, biết sang lọc những thông tin quan trong và đáng tin cậy. Thông tin được thu thập thường mang tính thời điểm, song cán bộ thẩm định cần đánh giá về khách hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong trạng thái luôn vận động, do đó khi xử lý thông tin, cần phân tích giữa các năm, các doanh nghiệp cùng ngành, xu thế phát triển của doanh nghiệp cũng như của ngành để đánh giá rủi ro doanh nghiệp một cách khách quan và chính xác nhất, đồng thời xem xét tính khả thi của dự án xin vay.
Việc chấm điểm tín dụng tuy là một phương pháp lượng hóa ưu nhược của doanh nghiệp một cách hiệu quả rõ rang song vẫn chưa được phát huy toàn bộ khả năng. Việc chấm điểm còn rời rạc manh mún với những chỉ tiêu chung chung không mang lại hiệu quả cao. Ngân hàng sử dụng nguồn thông tin này cần thận trọng, đồng thời cũng cần có nghiên cứu cải tiến để nâng cao chất lượng của phương pháp này. Cán bộ thẩm định cũng cần kết hợp các phương pháp phân tích định lượng cũng như định tính khác để có hiệu quả cao nhất.
3.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng với nghiệp vụ hạn chế, hay tệ hơn, không có đủ trách nhiệm cần thiết, là những tồn tại mà SGD cần xử lý.
Chất lượng các cán bộ tín dụng có thể nâng cao bằng nhiều cách như thường xuyên kiểm tra, tổ chức các lớp tu nghiệp, các lớp học nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời cán bộ lãnh đạo phải sâu sát phát hiện những chỗ yếu của nhân viên để có hướng xử lý phù hợp. giúp các nhân viên ngân hàng tự rèn luyện nâng cao khả năng và giảm thiểu sai sót. Những biện pháp này là không thể thiếu, luôn luôn cần thiết trong tình hình các công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại và tình hình kinh tế tài chính ngày càng phức tạp.
Về vấn đề tư cách đạo đức của cán bộ ngân hàng, các lãnh đạo cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, thường xuyên kiểm tra đột xuất chọn mẫu hay lập những đoàn thanh kiểm tra phát hiện những gian dối và có biện pháp xử lý thích đáng. Nhưng cũng đồng thời cần nâng cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, thưởng phạt phân minh, sâu sát.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNT VCB
Hỗ trợ SGD trong các hoạt động huy động vốn, mua bán ngoại tệ với giá cạnh tranh, tăng cường công tác kiểm tra giúp SGD tháo gỡ những vướng mắc, và đảm bảo công tác quản trị rủi ro.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo về lý thuyết cũng như thực tế nghiệp vụ kinh doanh cho các cán bộ, gửi cán bộ đi chuyên tu, đào tạo ở nước ngoài.
Khi thay đổi cơ chế tín dụng cần có lộ trình giúp SGD thuận lợi.
Hỗ trợ SGD nguồn vốn với lãi suất hợp lý để đảm bảo khả năng cạnh tranh cho sở trong các dự án.
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
Thiết lập các điều kiện của thị trường tiền tệ.
NHNN cần tham gia tích cực vào thị trường liên ngân hàng, phát hành và mua bán kỳ phiếu để tài trợ khi thiếu vốn hay thừa vốn. Trường hợp thừa vốn, NHNN mua tín phiếu kho bạc. Trong điều kiện thị trường đang thiếu vốn như hiện nay, việc đa dạng các kỳ hạn khoản vay làm tăng tính lỏng, và độ rủi ro thấp hơn. NHNN cũng cần chuẩn bị phát triển các công cụ phái sinh, các công cụ này chính là những công cụ cần thiết cho một thị trường tài chính phát triển đỉnh cao. Nhưng trước hết Ngân hàng nhà nước cần tham gia tích cực vào thị trường các thương phiếu, tạo điều kiện cho thương phiếu phát triển bằng cách thành lập các trung tâm giao dịch của thị trường tiền tệ và đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp
vụ và công nghệ thị trường tiền tệ. Đồng thời hoàn thiện các quy chế cầm cố bảo lãnh vay vốn ngân hàng.
NHNN cũng cần kiểm tra chặt chẽ hoạt động của NHTM, nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng. Đồng thời NHNN cần hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới và áp dụng triển khai trên toàn hệ thống, đảm bảo việc cung cấp và xử lý thông tin kịp thời nhanh chóng.
3.3.3. Kiến nghị đối với chính phủ
Chính phủ là người tạo lập và ổn định môi trường vĩ mô, nên cần có một hệ thống chính sách đồng bộ nhất quán có định hướng lâu dài, nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định.
Nhà nước cần giảm bớt các khoản đầu tư chỉ định, để giảm thiểu rủi ro cho SGD trong lĩnh vực này. Chính phủ cần đảm bảo cung cấp vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh, những doanh nghiệp thua lỗ cần được xử lý kịp thời, đồng thời giải quyết những khoản nợ xấu, làm trong sạch hệ thống tài chính, cũng như trong sạch các ngân hàng thương mại.
Chính phủ cần tôn trong quyền độc lập tự chủ và chịu trách nhiệm kinh doanh của ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Kết luận
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian hoạt động kinh doanh với mục đích chính là thu lợi nhuận, tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu. Nghiệp vụ quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng từ khi ra đời tới giờ vẫn là nghiệp vụ tín dụng. Rủi ro tín dụng là một thực tế khách quan không bao giờ có thể xóa bỏ, song, nếu công tác quản trị rủi ro tín dụng được làm tốt thì ta có thể tối thiểu hóa rủi ro tín dụng trong khi vẫn đạt được lợi nhuận tối đa có thể. Đây cũng là một điều kiện cơ bản tiên quyết để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đã đang và sẽ vẫn là một đề tài mang tính thời sự cấp thiết.
Qua thời gian ngắn ngủi tiếp cận với thực tế hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tôi đã phần nào hiểu được tình hình công tác quản trị rủi ro tín dụng, đã được nghe và tiếp xúc với những điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng trong vấn đề này. Với tinh thần học hỏi và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến cá nhân nhằm góp một phần nhỏ bé giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Quang Ninh, các thầy cô trong khoa NH-TC, các bạn cùng lớp, cùng đi thực tập và các anh chị trong phòng quản trị rủi ro của sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Tiền và hoạt động ngân hàng–Lê Vinh Danh–NXB chính trị quốc gia HN 1996 2. Ngân hàng thương mại – EWARD W.REED Ph.D EDWARD K.GILL Ph.D –
NXB Thống kê 2004
3. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê 2007 4. Tài chánh doanh nghiệp – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê 2007 5. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Mishkin – NXB khoa
học và kỹ thuật HN 2001
6. Quản trị ngân hàng – Học viện ngân hàng –Nhiều tác giả-NXB Thống kê 2001 7. Giáo trình tài chính doanh nghiệp –Trường ĐH Kinh tế quốc dân– Nhiều tác
giả -NXB Thống kê 2005
8. Ngân hàng thương mại – Trường ĐH Kinh tế quốc dân –Nhiều tác giả-NXB Thống kê 2007
9. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose – NXB Tài chính 2004
10. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – TS Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê 2003
11. Quản trị rủi ro tài chính – TS Nguyễn Thị Ngọc Trang – NXB Thống kê 2006
12. Quản trị ngân hàng thương mại–GS.TS. Nguyễn Văn Tư–NXB Tài chính HN 2005
13. Các quyết định, quy định của Pháp luật về ngân hàng, của Ngân hàng Nhà nước, của hội đồng quản trị ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Cẩm nang tín dụng ngân hàng ngoại thương Việt Nam…
14. Các tạp chí Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Tài chính… số các năm 2006 và 2007, các bài báo trên internet…
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM)...3
1.2 Tổng quan về rủi ro trong NHTM...6
1.2.1 Khái niệm về rủi ro...6
1.2.3. Các loại rủi ro...8
1.3 Rủi ro tín dụng của NHTM...10
1.3.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng...10
1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng...11
1.3.3. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng...12
1.4 Quản lý rủi ro tín dụng trong NHTM...13
1.4.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng...13
1.4.2. Các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng...13
Chương II : Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại...22
Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam...22
2.1. Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam...22
2.1.1. Lịch sử và phát triển...22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...24
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh...27
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN...31
2.2.1. Quy trình và chính sách tín dụng tại SGD NHNT VN...31
2.2.2. Cơ sở xây dựng chính sách...31
2.2.3. Tình hình nợ quá hạn tại SGD NHNT VN...35
2.4. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN...37
2.4.1 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN...37
2.4.3. Những kết quả đạt được...44
2.4.3. Hạn chế còn tồn tại...45
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng...47