Cơ sở xây dựng chính sách

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 31 - 35)

Nội dung chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở :

- Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền Số tiền So sánh 2006/2005 Số tiền So sánh 2007/2006

+/- % +/- %

Doanh thu 1093,5 1.237,67 144,17 13,2 1.574,63 336,96 21.4

Chi phí 926,9 937,03 10,13 1,1 1.163,26 226,23 19.45

- Chiến lược định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Hình thức

Các nội dung của chính sách cho vay được miêu tả trong văn bản Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng, văn bản này được sửa đổi phù hợp với thực tế hoạt động và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một số nội dung cơ bản

* Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay áp dụng với mọi đối tượng vay vốn.

* Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn phải bảo đảm :

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

* Điều kiện cho vay:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và có thể chịu trách nhiệm dân sự theo pháp luật.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả , hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi,.. phù hợp quy định pháp luật.

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

* Mức cho vay:

+ Các giám đốc chi nhánh tự quyết định căn cứ theo nhu cầu vay, khả năng hoàn trả của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

* Thời hạn cho vay

+ Thời hạn không được quy định tối đa, phụ thuộc chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng; khả năng nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn được phép kinh doanh hoạt động của khách hàng.

* Lãi suất cho vay Chính sách lãi suất linh hoạt, hướng dẫn thay đổi theo từng thời kỳ.

* Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay để giảm thiểu rủi ro.

Hệ thống tính điểm tín dụng tại SGD Ngân hàng Ngoại thương

Ngân hàng Ngoại thương sử dụng 3 phương pháp chấm điểm tín dụng khác nhau cho 3 nhóm khách hàng chính, đó là tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và cá nhân. Ở đây chỉ đề cập đến việc chấm điểm cho doanh nghiệp và cá nhân.

+ Với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu được tính là điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất mà thực tế khách hàng đạt được.

+ Nếu mức của khách hàng nằm giữa 2 mức chỉ tiêu chuẩn, điểm ban đầu là mức điểm cao hơn.

+ Điểm dùng để xếp hạng là tồng của tích những điểm ban đầu và trọng số. Cán bộ tín dụng phụ trách chấm điểm tín dụng, và sử dụng để :

+ Xác định Giới hạn tín dụng

+ Quyết định cấp tín dụng, thời hạn và lãi suất, tài sản bảo đảm

+ Đánh giá khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay tức quản lý nợ. + Quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

Ngân hàng cũng phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống chấm điểm tín dụng. + Xếp hạng đối với doanh nghiệp

10 cấp khác nhau có mức độ rủi ro từ thấp đến cao là AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.

Điểm số được chấm dựa theo chấm điểm quy mô, chấm điểm tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

Quy mô xác định trên cơ sở cho điểm độc lập 4 tiêu chí: Vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách.

Chấm điểm tài chính và phi tài chính dựa trên cơ sở xác định ngành nghề lĩnh vực của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đối chiếu các số liệu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá và cho điểm. Sau khi cộng tổng điểm, các doanh nghiệp được phân loại vào các mức độ rủi ro.

+ Xếp hạng đối với cá nhân

Các mức độ rủi ro đối với cá nhân được phân thành 10 loại từ A+ đến D theo nhiều bước, đầu tiên là lựa chọn sơ bộ. Sau đó các khách hàng qua mức này sẽ được chấm điểm và phân loại.

Giới hạn tín dụng

Giới hạn tín dụng của một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NHNT có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (thường là 1 năm). Tổng mức dư nợ tín dụng trong 1 giới hạn tín dụng gồm : dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh, L/C miễn ký quỹ, cho vay chiết khấu và cho vay thấu chi.

Giới hạn tín dụng được sử dụng cho quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w