II. Thực tiễn ký kết và thực tiễn áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ
6. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty FECON
6.1. Quá trình thực hiện hợp đồng
Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký kết là nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế. Các đơn vị kinh tế phải thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã cam kết trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là thực hiện xong khi các bên hoàn thành đầy đủ quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
6.1.1. Thực hiện điều khoản số lượng:
Điều khoản số lượng là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực hiện đúng điều khoản về số lượng tức là giao hàng đầy đủ số lượng, trọng lượng hàng hóa.
Trong quá trình kiểm tra khi giao nhận hàng, nếu bên nhận hàng phát hiện ra sự thiếu hụt hàng hóa thì phải tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để xác định trách nhiệm vật chất. Sản phẩm giao không đúng số lượng thì bên nhận chỉ được nhận và thanh toán theo số thực nhận, còn số sản phẩm thiếu thì bên giao phải có nghĩa vụ hoàn thành nốt sau đó. Đối với những sản phẩm giao không đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán cho đến khi hàng hóa được giao đúng như thỏa thuận.
6.1.2. Thực hiện điều khoản về chất lượng:
Điều khoản chất lượng này được Công ty và các bạn hàng thỏa thuận trên cơ sở các quy định về chất lượng, ddối với những sản phẩm mà chất lượng đã được công nhận đạt TCVN thì sản phẩm giao bán cũng phải đạt được những tiêu chuẩn như vậy. Các bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng chất lượng hàng hóa như đã thỏa thuận.
Khi giao nhận, người mua phải kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp người mua phát hiện ra có những sản phẩm không đáp ứng đúng yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng thì có quyền:
- Hoặc không nhận sản phẩm đó, phạt vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại giống như trường hợp không thực hiện hợp đồng.
- Hoặc nhận sản phẩm đó với điều kiện bên bán phải chịu phạt vi phạm về chất lượng hoặc phải chịu giảm giá
- Yêu cầu thay thế bằng những sản phẩm có chất lượng chuẩn trước khi giao nhận.
6.1.3 Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hóa:
Các hợp đồng bán vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON thường được giao tại kho bãi hoặc giao tại chân công trình của bên mua. Và ngược lại, các hợp đồng mua nguyên liệu của Công ty được nhận tại xưởng sản xuất của Công ty. Như vậy khi bán hàng, Công ty có trách nhiệm vận chuyển hàng tới đúng nơi quy định và phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển cho tới khi giao hàng. Thời điểm giao hàng, nhận hàng là thời điểm mà việc giao nhận được thực hiện.
6.1.4. Thực hiện điều khoản giá cả, thanh toán:
Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo sự thỏa thuận trong hợp đồng, các bên sẽ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua các ngân hàng mà các bên mở tài khoản.
Để phù hợp cho việc thực hiện hợp đồng, thông thường Công ty lựa chọn phương thức thanh toán một phần (khoảng 30% - 50% giá trị hợp đồng) để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, sau khi hàng được giao nhận đầy đủ sẽ thanh toán nốt phần còn lại. Tuy nhiên với phương thức thanh toán này, đôi khi vẫn có
theo đúng hạn thanh toán ghi trong hợp đồng mà bạn hàng cứ khất lần kéo dài vài tháng, có khi vài năm mới thanh toán hết. Việc Công ty để khách hàng chiếm dụng vốn như vậy, không những ảnh hưởng tới sự luân chuyển vốn của Công ty mà Công ty còn phải thường xuyên cử người đi đòi nợ, mất rất nhiều thời gian và nhiều khi cũng ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn với bạn hàng. Mặc dù trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty cũng ghi rõ bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán bị phạt vi phạm hợp đồng. Mức phạt bằng lãi suất tín dụng quá hạn theo quy định của pháp luật và phải chịu bồi thường thiệt hại cho bên kia số tiền chưa được thanh toán. Trong trường hợp này, mức phạt được tính căn cứ vào lãi suất tín dụng quá hạn nhân với (x) thời gian chậm thanh toán không giới hạn mức phạt tối đa. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào Công ty cũng thu được tiền vốn với mức lãi suất như vậy. Nhưng vì mối quan hệ với bạn hàng và vì uy tín của Công ty nên trong một số trường hợp Công ty phải chấp nhận rủi ro về mình mà không muốn đưa việc tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán.
6.2. Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa
Thanh lý hợp đồng là thủ tục cuối cùng của các bên nhằm kết thúc một quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON được thanh lý trong những trường hợp sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa đã thực hiện xong;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa không được tiếp tục thực hiên khi thay đổi chủ thể mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty và bạn hàng thường tiến hành thanh lý hợp đồng sau 15 ngày kể từ ngày phát sinh các sự kiện nói trên.
Khi thanh lý hợp đồng, Công ty và bạn hàng cùng tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trong biên bản xác định rõ mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên. Công ty và bạn hàng đã giao hàng với đúng các yêu cầu về số lượng, chất lương, chủng loại hay chưa? Bên mua hàng đã thanh toán số tiền ứng trước hay chưa? Mức độ thanh toán thực hiện được bao nhiêu phần trăm giá trị hợp đồng? Từ đó mới xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Thông thường, sau khi thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên phải thanh toán nốt số tiền còn lại vào một ngày nhất định nào đó được thỏa thuận trong hợp đồng.
Từ khi các bên ký vào biên bản thanh lý hợp đồng, quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được coi như chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của ác bên trong việc thanh toán số tiền còn lại được xác nhận trong biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn còn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện xong.
6.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan nên việc các bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khó tránh khỏi (có thể số lượng hang hóa không đủ theo đúng hợp đồng, chất lượng hàng hóa không bảo đảm, không đúng quy cách, chủng loại, thời gian giao hàng chậm, trong quá trình vận chuyển hàng hóa có thể bị vỡ, hỏng…). Từ những vi phạm đó, tất yếu sẽ dẫn đến tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, trong xu hướng quan hệ hợp đồng hiện nay, các chủ thể đều không muốn đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán để giải quyết mà chủ yếu đều sử dụng biện pháp thương lượng.
cũng là để giữ uy tín của công ty trên thị trường, Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON cũng thường sử dụng biện pháp thương lượng để giải quyết tranh chấp. Từ khi thành lập tới nay, chưa có trường hợp tranh chấp nào Công ty phải nhờ đến Tòa án kinh tế hay Trọng tài kinh tế giải quyết.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG