Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON (Trang 26 - 28)

Khi có vi phạm hợp đồng đối với nhau các bên có thể căn cứ vào các quy định chung của pháp luật để tự giải quyết, khi không tự giải quyết được với nhau thì có nghĩa là xuất hiện tranh chấp hợp đồng. Khi đó hai bên sẽ đưa ra pháp luật giải quyết tại các cơ quan tổ chức tài phán.

Cụ thể hơn, để giải quyết tranh chấp hợp đồng thì có thể có các hình thức giải quyết sau:

Thương lượng trực tiếp giữa các bên

Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.

Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án

Chỉ khi các bên không tự thương lượng hoặc không hòa giải được thì khi đó mới đưa ra các cơ quan tài phán giải quyết. Pháp luật nước ta hiện nay phù hợp với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với các thông lệ quốc tế có hai thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đó là giải quyết tại tòa án hoặc giải quyết tại trọng tài. Ý nghĩa của của nó là nhằm giữ gìn trật tự ổn định trong hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong họat động kinh doanh.

1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên

Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.

2. Hòa giải

Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên đóng vai trò là người

trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình.

3. Trọng tài

- Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo đó các bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết.

Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó.

Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.Quyết định của trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp tòa án hủy quyết định của trọng tài theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

- Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản, thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên, giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản.

4. Tòa án

Việc giải quyết các tranh chấp còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua bước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w