Vay của các TCTD khác 25000 100%

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long) doc (Trang 46 - 51)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1Vay của các TCTD khác 25000 100%

3.2 Điều hoà vốn từ trụ sở chính

(Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long )

Giai đoạn 2000-2002, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng liên tục cao. Nguồn huy động năm 2002 bằng 285% so với 2001 và bằng 231% so với năm 2000, vượt kế hoạch đề ra 4.500.000 triệu đồng, hoàn thành tốt nhu cầu về điều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng.

Nguồn huy động bằng nội tệ tăng rất nhanh, tính tới năm 2002 tăng 285% so với năm 2000 và 231% so với năm 2001. Trong đó nguồn không kì

hạn chiếm tỉ trọng lớn( 61,7%), năm 2002 là 4.154.062 triệu đồng, tăng 340% so với năm 2000 và 278% so với 2001. Trong đó tiền gửi của kho bạc nhà nước và bảo hiểm xã hội là chủ yếu( 61.7%). Đây là nguồn vốn lãi suất thấp, tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới, khách hàng lớn tới giao dịch, vay vốn tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, hầu hết các loại hình huy động vốn khác mà ngân hàng thực hiện đều có mức tăng trưởng khá. Nguồn có kì hạn năm2000 là 735.489 , tăng 425% so với năm 2000, 353% so với năm 2001. Nguồn có kì hạn trên 12 tháng năm 2002 là 854.040, tăng 1654 % so với 2000, 268% so với 2001. Nguồn huy động bằng ngoại tệ có tăng nhưng chậm.

Số vốn huy động bình quân/trên một người cũng tăng đáng kể. Năm 2000 là 27.278 triệu đồng/người, 2001 là 28.144 trd/người, 2002 là 33.064 triệu đồng/người.

Có được kết quả như trên là do ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Mặt khác, chính sách lãi suất cho vay rất nhạy bén, phương thức trả lãi linh hoạt như : trả trước, trả sau, trả lãi bậc thang… nên ngân hàng có thể thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu về vốn khi cần thiết rất đầy đủ và kịp thời. Ngân hàng đã bố trí cán bộ tiếp cận nhiều doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích đối với khách hàng nên không những đã giữ được khách hàng truyền thống như: SeaProdex HN, tổng công ty chăn nuôi, công ty kim khí HN, tổng công ty than Việt Nam. Ngân hàng còn mở rộng tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn để nhận tiền vay, tiền gửi. Ngân hàng dự định 2003 sẽ huy động được 6.440.000 triệu đồng, tăng 5.28% so với năm nay.

Tuy nhiên, công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ nguồn vốn trung và dài hạn còn thấp, chưa tạo được sự thay đổi lớn trong việc huy động nguồn vốn có thời hạn dài. Hệ số huy động vốn 2002 là 3.44( thấp). Đó là do thói quen thích cầm giữ tiền của người dân. Điều này cũng phản ánh các dịch vụ của ngân hàng chưa thực sự có sức hấp dẫn và phát huy được hiệu quả trong đời sống người dân.

Song song với công tác huy động vốn, đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của ngân hàng, bởi phần lớn lợi nhuận thu được đều dựa vào việc sử dụng vốn. Việc sử dụng vốn là khâu nối tiếp để đồng vốn hoàn thành vòng luân chuyển của mình, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và đây là khâu cuối cùng, quyết định chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nếu sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí cho huy động vốn và thu được lợi nhuận. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất an toàn của hệ thống ngân hàng.

Bảng 2 sẽ cho ta thấy về tình hình sử dụng vốn của ngân hàng .

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long (2000-2002) (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 DSCV 1205995 1252964 2117807 1.Ngắn hạn 1203381 1230608 2022155 1.1 DNNN 1173231 1150493 1908391 1.2DNNQĐ 30650 80115 113764 2.Trung hạn 2114 22356 53276 2.1DNNN 8263 5126 2.2DNNQDD 2114 14093 48150 3. Dài hạn 42376 3.1DNNN 42375 3.2DNNQĐ 1 DS thu nợ 972088 1205473 1893822 1. Ngắn 971326 1200976 1872487 2. Trung 762 4497 20480 3.Dài 855 Tổng d nợ 390843 438335 688472 Nợ quá hạn 22312 22676

Qua bảng trên ta thấy: doanh số cho vay và thu nợ trong thời gian qua đều tăng ở mức nhất định. Năm 2002, tổng doanh số cho vay là 2.117.807 trd, tăng 75.6% so với năm 2000, tăng 69.02% so với năm 2001. Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay năm 2002 đã có sự chuyển biến rõ rệt, biểu hiện bằng con số cho vay dài hạn.

Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, chú trọng triển khai các phương thức và đối tượng cho vay: Đồng tài trợ, CVTD… ngân hàng đã chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, có chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong quan hệ tín dụng. Thêm vào đó, cơ chế tín dụng và cơ chế đảm bảo tiền vay cũng được chỉnh sửa tạo nên môi trường pháp lí đầy đủ, thông thoáng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả.

Trong quá trình cho vay, ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn.Về phía chính quyền điạ phương, việc cấp giấy tờ nhà đất còn chậm, gây khó khăn cho khách hàng trong việc thế chấp tài sản. Về phía các doanh nghiệp, việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc, số liệu phản ánh chưa chính xác, nhiều dự án không chứng minh được nguồn trả nơ.Về phia ngân hàng thì do cán bộ còn trẻ thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về địa bàn HN, ngân hàng chưa có những hình thức đầu tư mới phù hợp với nền kinh tế. Vốn của ngân hàng chủ yếu còn tập trung cho vay các DNNN, thời hạn ngắn. Như vây đồng vốn không phát huy được tối đa hiệu quả vì các doanh nghiệp sản xuất cần vay vốn trong thời hạn dài cho cùng với chu kì kinh doanh. Và một thị trường rộng lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được khai phá.

Mặc dù vậy, ban lãnh đạo và tập thể CBCNV của ngân hàng quyết tâm đưa hoạt động cho vay của ngân hàng lên cao hơn, đạt hiệu quả tối đa trong thời gian tới.

2.2.3 Tình hình nợ quá hạn.

Đầu tiên có thể khẳng định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là chi nhánh có tỉ lệ nợ quá hạn thấp, hoạt động khá an toàn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong các năm qua được thể hiện ở bảng 3.

(Đơn vị: triệu đồng). Năm Số tiền NQH Tỷ lệ NQH Năm Số tiền NQH Tỷ lệ NQH

1999 2.561 1,6% 2001 22.676 2,3%

2000 22.312 4,3% 2002 23.916 2,0%

(Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long )

Năm 2000, tỷ lệ NQH chiếm 4.3% tổng dư nợ, tăng lên đột ngột do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Ban lãnh đạo ngân hàng đã triển khai ngay các biện pháp hữu hiệu để thu hồi NQH như: rà soát lại các món nợ quá hạn, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tất cả các đơn vị tìm nguyên nhân để xử lí. Cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát các đơn vị có NQH để đôn đốc các doanh nghiệp có doanh thu để có nguồn trả nợ. Đồng thời ban giám đốc làm việc với chính quyền địa phương, tiến hành siết nợ những khách hàng chây ì, phát mãi tài sản để thu hồi vốn.

Kết quả năm 2001, ngân hàng đã thu hồi 1.894 trd NQH, giảm NQH từ 4.3% xuống còn 2.3%. Đây là một kết quả đáng mừng của toàn thể CBCNV ngân hàng. Đối tượng NQH chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Bởi các doanh nghiệp này thường vay số vốn rất lớn, việc kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nên mức độ rủi ro khá cao. Tính tới hết quy I/2002, tổng công ty XNK tổng hợp III HN đã nợ quá hạn ngân hàng 20.329 trd. Ban lãnh đạo và tập thể CBCNV ngân hàng cần nâng cao chất lượng thẩm định đối với các khoản cho vay lớn, phòng tránh những tổn thất có thể xảy ra.

2.2.4 Kết quả tài chính.

Do những nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV của ngân hàng, liên tục nhiều năm qua ngân hàng đã đứng vững trên vị trí của mình và hoạt động kinh doanh có lãi.

Ta có thể thấy qua bảng 4.

Bảng 4: Kết quả tài chính( từ 2000-2002).

(Đơn vị: triệu đồng.)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thu lãi cho vay 19464 11% 47502 30 80168 33

2. Thu lãi tiTG 19841 12% 23895 15 14323 6

3. Thừa nguồn 127666 75% 84133 52 143245 58 4. Thu khác 3184 2% 5289 3 7156 3 Tổng chi 94318 128489 193981 1. Trả lãi TGTK 25351 27% 42756 33 65608 34 2. Trả lãi tiền vay 18149 19% 55105 43 106290 55 3. Trả lãi KP 30403 32% 2 0 8642 4 4. Trả lãi khác 20415 22% 30626 24 13441 7

Chênh lệch thu chi 76476 32330 50910

(Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long )

Nhìn vào bảng 4 ta thấy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng không ổn định. Chênh lệch thu chi năm 2001 giảm nhiều so với năm 2000. Năm 2002 có tăng nhưng chưa băng mức cũ. Đa số nguồn thu là do thừa nguồn, vốn bị ứ đọng, không thực hiện cho vay được. Thế nhưng năm 2002, tổng chi trả lãi tiền vay của ngân hàng tăng đột biến (55%/ tổng chi) mà vẫn thu lãi do thừa nguồn đến 58%. Cộng thêm với số liệu bảng I, ngân hàng vay các tổ chức tín dụng khác 25.000 trd. Vậy số tiền này ngân hàng vay với mục đích gì nều thực hiện cho vay không hiệu quả. Đây là vấn đề ngân hàng cần xem xét lại để hoạt động kinh doanh thực sự có kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long) doc (Trang 46 - 51)