Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long) doc (Trang 45 - 46)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

Thăng Long

Trong những năm qua, mặc dù còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai bão lũ, hạn hán tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Đảng và Chính phủ đã có nhiều quyết sách đúng đắn, do đó nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Năm 2002, kinh tế của thủ đô phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố Hà Nội tăng 10.3% so với năm 2001. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24.3%. Tổng đầu tư xã hội tăng 16.8%, thu ngân sách vượt 9.5%. Các hoạt động đầu tư sản xuất phát triển đã tạo cơ sở thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng huy động vốn của các TCTD trên địa bàn. Thêm vào đó là cơ chế chính sách của ngành ngân hàng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ. Các quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay, điều hành lãi suất... cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế đất nước đã tạo điều kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với hoạt động tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng.

Theo đó, sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng trở nên gay gắt hơn. Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ ngân hàng, chi nhánh Thăng Long đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu được giao.

2.2.1 Tình hình huy động vốn.

Công tác huy động vốn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng, là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên ngân hàng luôn cải tiến mở rộng các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có

hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn cho các nhu cầu kinh tế. Các hình thức huy động vốn chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua tại ngân hàng gồm:

+Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn +Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

+Phát hành kỳ phiếu

+Vay của các tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng .

Để nắm rõ về hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong những năm, qua chúng ta sẽ xem xét qua bảng 1.

Tình hình huy động vốn tại Sở I năm 2000-2002

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hướng mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM Việt Nam (Nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long) doc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)