Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 45 - 50)

nói chung

Các nghiệp vụ ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc bởi những đặc trưng của nền kinh tế nói chung và mục đích hoạt động của ngân hàng nói riêng trong từng thời kỳ nhất định. Nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư cũng không đứng ngoài nguyên tắc này.

Sau Cách mạng Tháng Tám, tổ chức tín dụng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nha tín dụng, được thành lập năm 1951 theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 06/05/1951, với 6 nhiệm vụ ban đầu, trong đó “Nắm vững 2 nhiệm vụ chính là: Phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hành chính sách tín dụng để phát triển sản xuất; phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh mậu dịch với mậu dịch”. Đây chính là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Hàng chục năm sau đó, NHNN Việt Nam với mạng lưới chi nhánh tỉnh/thành và quận/huyện trên toàn quốc là tổ chức tín dụng duy nhất và lớn nhất; NHNN vừa là cơ quan quản lý tiền tệ- tín dụng, vừa là tổ chức kinh doanh không vì mục tiêu lợi nhuận.

Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên ngân hàng cho vay dường như không phải đắn đo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề hiệu quả kinh tế. Tín dụng thực chất chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra tiến độ và giải ngân kịp thời theo chỉ định của cấp trên. Trong điều kiện như vậy, vấn đề thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng không trở nên bức thiết và do đó, bộ phận thẩm định cũng không tồn tại trong tổ chức của các ngân hàng.

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã được đổi mới đáng kể cùng với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Mô hình tổ chức của ngành Ngân hàng có sự thay đổi căn bản, đó là sự tách biệt chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng của NHNN với chức năng kinh doanh tiền tệ của các NHTM.

Pháp lệnh Ngân hàng được ra đời và đã được chuẩn hoá thành các luật về NHNN và các tổ chức tín dụng đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện; đặc biệt, tạo điều kiện cho các ngân hàng Công thương Chi nhánh Hai Bà Trưng:

- Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh;

- Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trong hoạt động kinh doanh.

Xuất phát từ hai đặc điểm nêu trên của các ngân hàng trong thời kỳ sau đổi mới, bộ phận thẩm định của các ngân hàng ngày càng được khẳng định, phát triển mạnh và hoàn thiện hơn bởi những lý do sau:

Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, đối tượng, thành phần tín dụng cũng phong phú hơn. Nghiệp vụ tín dụng trở nên phức tạp và do đó, chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy, tính chuyên môn hoá trong hoạt động này trở nên cấp thiết. Thẩm định dần trở nên quan trọng trong hoạt động tín dụng và thậm chí có xu hướng rõ rệt là tách ra trở thành một nghiệp vụ, một bộ phận riêng biệt so với tín dụng.

Thứ hai, tính tự chịu trách nhiệm ngày càng cao và tiến tới hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định cho vay của các ngân hàng, trong điều kiện rủi ro tăng lên theo quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng, đã khiến cho các ngân hàng phải có một bộ phận thẩm định đối với những khoản cho vay lớn để có cách nhìn khách quan, toàn diện, giảm thiểu rủi ro nhờ hạn chế được những quyết định thiếu chính xác do cảm tính, do quan hệ quen thuộc hoặc do trình độ hạn chế của cán bộ tín dụng về một lĩnh vực kỹ thuật nào đó...

Trong thực tế, công tác phân công quản lý khách hàng của các NHTM Việt Nam hiện nay đều rất ít có sự phân công cán bộ tín dụng theo ngành nghề kinh tế. Cán bộ tín dụng làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành hẹp. Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi nộp hồ sơ xin vay kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc

chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá thường đòi hỏi chi phí cao, các ngân hàng đa phần không thực hiện. Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp này là tìm hiểu thông tin thông qua các cơ quan quản lý ngành mà doanh nghiệp hoạt động hoặc Tổng cục Đo lường chất lượng để xác minh. Song, các cơ quan quản lý tầm vĩ mô không theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh doanh nên trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa ra ý kiến chính xác. Nếu cán bộ ngân hàng không có kiến thức chuyên môn của riêng mình về chuyên ngành cần thẩm định trong dự án của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho doanh nghiệp hoặc ngược lại, bị doanh nghiệp thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho vay.

Trên thực tế tại hầu hết các NHTM Việt Nam, phòng thẩm định chỉ có vai trò tham mưu cho ban giám đốc ra quyết định tín dụng đối với các dự án lớn và tư vấn đầu tư cho khách hàng, tức là chỉ được phân công, còn phân quyền, phân nhiệm rất hạn chế.

Trong mô hình này, phòng thẩm định thuộc khối đơn vị chức năng (không trực tiếp kinh doanh). Khối các phòng tín dụng là nơi nhận hồ sơ xin vay và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nếu các hồ sơ xin vay có vốn vay lớn hơn một mức nhất định (10 tỷ đồng chẳng hạn) hoặc thời hạn dài (trên 10 năm- không kể các dự án do ban giám đốc chỉ định) thì được chuyển sang phòng thẩm định. Phòng thẩm định nghiên cứu, phân tích hồ sơ, cho ý kiến tham mưu trình ban giám đốc quyết định cho vay hay không. Nếu cho vay, phòng tín dụng tiến hành giải ngân và theo dõi tiến độ thực hiện. Sau khi dự án kết thúc, phòng thẩm định thu thập số liệu được theo dõi từ phòng tín dụng để có tư liệu về tỷ suất đầu tư, lợi nhuận dự án... làm tài liệu tham khảo.

Cách thức phân chia nhiệm vụ giữa các phòng như trên dựa theo quy trình cho vay: Phân tách bộ phận trực tiếp giao dịch với bộ phận thẩm định kinh tế- kỹ thuật dự án, hai bộ phận này đều có nhiệm vụ trợ giúp ban giám đốc ra quyết định cho vay và theo dõi quá trình thực hiện. Ưu điểm nổi bật của nó là phân

tách các công đoạn và nhiệm vụ trong quá trình cho vay, tránh những rủi ro về đạo đức khi người thẩm định thông đồng với khách hàng, cố ý làm sai lệch kết quả đánh giá (cần phải khách quan) về dự án. Tuy nhiên, cách phân công này vẫn có tính chất quản lý hệ thống hơn là chuyên môn hoá theo định hướng thị trường. Chính vì vậy mà nó có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, việc không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ hạn chế những quan sát thực tiễn và nhận định trực quan của cán bộ thẩm định về khách hàng và dự án. Vai trò của người thẩm định vô cùng quan trọng, cả trong phân tích định tính và phân tích định lượng, ở đó cán bộ thẩm định cần tiến hành từ việc gặp gỡ, phỏng vấn khách xin vay vốn, đến thăm tại chỗ... để rút ra những nhận định cần thiết về độ chính xác của thông tin. Ở cách phân chia nhiệm vụ trên, phòng thẩm định chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, vì vậy khó tránh khỏi chủ quan, giấy tờ, không sát với tình hình thực tế các doanh nghiệp.

Thứ hai, khi phòng tín dụng nhận hồ sơ và theo dõi dự án, phòng thẩm định đánh giá dự án có thể nảy sinh các nhận định ngược chiều dự án. Mâu thuẫn về nhận định nảy sinh do phòng tín dụng giao dịch thực tế với khách hàng, có thể đánh giá khác so với kết luận của phòng thẩm định rút ra từ việc phân tích các hồ sơ, giấy tờ được chuyển đến. Việc tham mưu cho ban giám đốc ra quyết định cho vay trong trường hợp này (phải đưa ra một hội đồng tín dụng) khó đi đến sự nhất trí, đặc biệt đối là đối với những khách hàng lần đầu đến giao dịch.

Thứ ba, phòng thẩm định chỉ có chức năng tham mưu chứ không có chức năng quyết định tín dụng ở một mức cụ thể nào. Trong khi đó, cán bộ thẩm định, với kiến thức và kinh nghiệm của mình, rất am hiểu về ngành nghề mình phụ trách, nếu được trực tiếp gặp gỡ khách hàng, hoàn toàn có khả năng đưa ra phán quyết tín dụng ở một mức độ hợp lý.

Thứ tư, một dự án lớn về bản chất có thể có quy mô lớn hơn hoặc thời gian dài hơn mức quy định do phòng tín dụng quyết định và sẽ phải chuyển đến phòng thẩm định, song nếu được chia nhỏ thành nhiều dự án con sẽ thuộc thẩm

quyền thẩm định và quyết định của phòng tín dụng. Khi đó, mức quy định “số vốn trên 10 tỷ hoặc thời gian vay trên 10 năm” sẽ trở nên hình thức. Ngân hàng khó theo dõi tình hình tổng thể của dự án lớn ban đầu.

Việc trao quyền quyết định ở một mức nhất định sẽ khai thác được năng lực và tính chủ động, sáng tạo của cán bộ thẩm định (điều kiện thứ ba của thực hiện chuyên môn hoá). Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là hệ thống ngân hàng duy nhất có áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 trên các mặt nghiệp vụ chính được chọn: Tín dụng ngắn- trung- dài hạn, thẩm định, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế. Mục đích áp dụng là chuẩn hoá và văn bản hoá các quy trình nghiệp vụ; thực hiện cải cách hành chính, đổi mới phong cách, hình thành nề nếp làm việc khoa học và thống nhất. Cùng với việc áp dụng quy trình thẩm định chuẩn ISO 9001 thì việc kiểm soát và quy trách nhiệm cá nhân trở nên dễ thực hiện hơn. Khi xảy ra gây thiệt hại, ngân hàng có thể xem xét cán bộ thẩm định có thực hiện đúng quy trình và các nguyên tắc thẩm định không, từ đó, xác định được lỗi chủ quan hay cố ý của người thẩm định. Vì vậy, tuy bản chất của quy trình ISO không nói lên chất lượng công việc nhưng là điều kiện tiền đề hết sức quan trọng cho việc phân công, phân quyền, phân nhiệm, phục vụ cho hướng đi chuyên môn hoá hoạt động của ngân hàng.

Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định, vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo với phân công, đồng thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách.

Tuy nhiên, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế sau: Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu

vào một ngành nghề nào; hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt dễ dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi; nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng; ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Phần trên đã phân tích kỹ vào 2 hạn chế đầu tiên. Hạn chế thứ ba được thể hiện ở chỗ một cán bộ tín dụng trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện xong (và chính xác) các khâu công việc đó (trừ thu nợ phải đợi kỳ đáo hạn) mất một khoảng thời gian trung bình từ 20- 30 ngày đối với dự án nhóm A; từ 15- 20 ngày đối với dự án nhóm B (trong điều kiện thuận lợi thông thường). Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn, và tất nhiên, thời gian để hoàn thành công việc phải dài hơn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt các công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quy trình qua loa, có tính hình thức. Tuy nhiên, với số dư nợ định mức bình quân trên 10 tỷ đồng/cán bộ tín dụng áp dụng tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được coi là cao nhất so với các NHTM của Việt Nam, thì con số tương ứng là 40- 50 tỷ tại các chi nhánh NHTM nước ngoài mà chất lượng tín dụng vẫn cao hơn các NHTM Việt Nam, không khỏi nảy sinh câu hỏi: “Biện pháp nào có thể vừa nâng cao mức tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống?”

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w