Bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần phải trở thành hoạt động thường nhật của cả ccộng đồng dân tộc Mường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC pot (Trang 78 - 80)

thần phải trở thành hoạt động thường nhật của cả ccộng đồng dân tộc Mường trong tỉnh.

Trước hết, cần tăng cường vai trũ lónh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với các di sản văn hoá; việc phổ biến những thể chế, chính sách về bảo tồn, lưu giữ, phát triển các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường ở Phú Thọ nói riêng là rất cần thiết. Luật di sản văn hoá ra đời đó mở rộng hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức xó hội và cá nhân trong vấn đề phân cấp quản lý, bảo tồn, lưu giữ các di sản văn hoá độc đáo trong cộng đồng; những quy định đối với các chủ sở hữu bảo quản và giữ gỡn tài sản văn hoá. Nhưng luật chỉ có ý nghĩa khi người dân hiểu và thực hiện theo luật, vỡ thế song song với việc xây dựng, hoàn thiện luật là công tác tuyên truyền, phổ biến luật trong cộng đồng, mức phạt và hỡnh thức phạt với các tội xâm phạm, đánh cắp, phá hoại các di sản văn hoá dân tộc.

Đối với các di sản văn hoá vật thể của người Mường, muốn bảo tồn có hiệu quả trước hết cần giao trách nhiệm khảo sát hiện trạng thực tế cụ thể cho phũng văn hoá huyện. Đối với những sản vật cần bảo tồn tại chỗ như Nhà sàn, Cồng, Chiêng…phải có kế hoạch đầu tư kinh phí và xây dựng những quy định cụ thể, tổ chức tập huấn kinh nghiệm cho các chủ di sản, giúp người dân có kiến thức tự bảo tồn những di sản văn hoá đó.

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cần có kế hoạch chi ngân sách kịp thời cho những điểm đó kiểm tra, khảo sát và có kế hoạch bảo tồn, bảo dưỡng, thu mua như cụm nhà sàn Xóm Mít, thuộc thị trấn Tân Long, huyện Yên Lập; cụm nhà sàn

thuộc làng Mường trong vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn v.v…Những di chỉ có tuổi đời trên 700 năm như Đỡnh Thạch Khoán, Đền Lưa kế hoạch tu bổ và bảo vệ phải chặt chẽ, tránh hiện tượng “hiện đại hoá” đền cổ gây nhiều lóng phí tiền của và phản cảm trong nhân dân.

Những di sản văn hoá phi vật thể (như: tiếng nói, những làn điệu ví, giang, những điệu múa…), là tài sản khó bảo tồn, nhưng lại gắn với sự tồn vong của mỗi dân tộc, khi các hỡnh thức sinh hoạt truyền thống bị mai một, tiếng nói không cũn thỡ cũng đồng nghĩa với việc dân tộc ấy đang trong tiến trỡnh đồng hoá với một dân tộc khác. Nên Sở VH - TT - TT và Bảo tàng tỉnh cần gấp rút hoàn thành đề án “Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, hệ thống hoá và bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể” trong tỉnh, đó đệ trỡnh và được Bộ Văn hoá – Thông tin, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thông qua năm 2005, từ đó có kế hoạch cải tạo, phục hồi, phát triển các giá trị văn hoá độc đáo đó và đang tồn tại trong cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng người Mường một cách phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng và đoàn thể ở địa phương, cơ sở, các tổ chức đoàn đội ở các trường Phổ thông trung học và nội trú cần mở rộng các hỡnh thức giao lưu văn hoá, hát những câu ví bằng tiếng dân tộc; khơi dậy ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường nói riêng trong thế hệ trẻ.

Hiện nay, Phú Thọ là tỉnh duy nhất trong cả nước chưa có Trung tâm văn hoá thông tin/ Nhà triển lóm văn hoá, Bảo tàng tỉnh, Khu vui chơi giải trí cho cộng đồng. Do vậy, việc phối kết hợp thực hiện cơ chế, chính sách, đề án, dự án xây dựng các thiết chế văn hoá đó được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh phê duyệt cần nhanh và đồng bộ hơn. Có như vậy, cộng đồng các dân tộc tỉnh Phú Thọ (trong đó có người Mường) mới có điều kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc mỡnh; có điều kiện thăm quan, giao lưu, học hỏi làm giàu thêm các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đảm bảo sự phong phú, đa dạng; đảm bảo tính lịch sử và phát triển trong việc giữ gỡn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số trong tỉnh nói chung, dân tộc Mường nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC pot (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)