Đổi mới sự lónh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân trong việc giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Phú

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC pot (Trang 62 - 65)

nhân dân trong việc giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Phú Thọ hiện nay.

Các vấn đề thuộc lĩnh vực xó hội bao giờ cũng chỉ được giải quyết một cách hữu hiệu thông qua vai trũ năng động chủ quan của con người - những chủ thể tích cực đang tồn tại và hoạt động trong môi trường đó. Văn hoá là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, nó liên quan đến mọi mặt của đời sống xó hội. Việc giữ gỡn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi tộc người sao cho vừa đảm bảo định hướng của Đảng, vừa phù hợp với các ĐKKQ của địa phương, vừa thoả món nhu cầu tâm lý của dân cư là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đó không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành VH - TT - TT, mà nó đũi hỏi sự phối hợp lónh, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xó hội khác. Mỗi tổ chức phải nâng cao vai trũ chủ động sáng tạo của mỡnh, nắm vững những định hướng cơ bản của Đảng về văn hoá, nghiên cứu kỹ các điều kiện kinh tế - chính trị - xó hội của địa phương từ đó xây dựng kế hoạch phối kết hợp một cách hợp lý, chủ động đề ra những giải pháp hữu hiệu, xây dựng và chỉ đạo các hoạt động ngắn hạn, dài hạn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, khắc phục tỡnh trạng không rừ ràng, chồng chéo hoặc chắp vá trong kế hoạch. Sự thành công trong hoạt động thực tiễn chính là hoạt động định hướng, hỡnh dung các bước phát triển theo cả một quá trỡnh, dự kiến những tỡnh huống nảy sinh và biện pháp giải quyết thích hợp với mỗi quá trỡnh, giai đoạn. Muốn vậy:

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong tỉnh cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa kinh tế với văn hoá, vai trũ tác động của văn hoá tới kinh tế và các mặt khác của đời sống xó hội. Các cá nhân được phân công theo dừi, phụ trách lĩnh vực văn hoá phải là người có tâm huyết, có kiến thức, có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực này, đồng thời yêu cầu các cá nhân đó nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan tới lĩnh vực mà mỡnh phụ trách, nắm rừ thực trạng, từ đó tham mưu đề xuất những kế hoạch và giải pháp tổng thể để xây dựng một môi trường văn hoá

cơ sở lành mạnh, từ chỉ đạo điểm tới nhân rộng điển hỡnh, có kế hoạch khen thưởng và tổng kết đúc rút kinh nghiệm kịp thời sau mỗi đợt hoạt động.

Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nói chung, văn hoá Mường trong tỉnh nói riêng không thể thành công bằng các biện pháp áp đặt, mệnh lệnh, hành chính. Do vậy, để chủ động trong kế hoạch hoạt động, các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể cần cụ thể hoá nghị quyết thành chương trỡnh giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho những cư dân Mường và cộng đồng người Mường về giá trị và tầm quan trọng của những tinh hoa văn hoá mà ông cha họ đó tạo nên, nâng cao ý thức tự bảo vệ những di sản văn hoá của chính dân tộc mỡnh, cùng bàn bạc tỡm ra những biện pháp hữu hiệu để giữ gỡn, phát huy bản sắc văn hoá đó. Trong điều kiện kinh tế của cư dân vùng Mường cũn gặp nhiều khó khăn, dân trí thấp, giao thông đi lại không thuận tiện thỡ vấn đề phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương, tận dụng sức dân kết hợp với các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước cho dự án phát triển kinh tế - xó hội; dự án kiểm kê đánh giá thực trạng, sưu tầm, khôi phục các giá trị văn hoá cổ truyền, đẩy mạnh xó hội hoá việc giữ gỡn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống là rất cần thiết.

Bản sắc văn hoá truyền thống của người Mường tỉnh Phú Thọ được thể hiện đậm nét trong ngôn ngữ, kiến trúc nhà ở, trang phục, đặc biệt là lễ hội và văn hoá văn nghệ dân gian. Nhưng giữ gỡn, phát huy cái gỡ, xoá bỏ cái gỡ trong kho tàng văn hoá dân gian đó không phải là dễ thực hiện. Việc chọn lọc được những giá trị đích thực, loại bỏ những yếu tố lạc hậu trong văn hoá cổ truyền rất cần đến sự cố gắng nỗ lực của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và đặc biệt là những cố gắng của ngành văn hoá thông tin, hội văn học nghệ thuật dân gian, bảo tàng của tỉnh. Để tránh sự lai căng, pha tạp hoặc không chính xác trong quá trỡnh khôi phục các loại hỡnh văn hoá cổ truyền thỡ các chủ thể lónh đạo thuộc mỗi lĩnh vực, trách nhiệm phụ trách cần thâm nhập thực tế, học hỏi kinh nghiệm của chính những người dân trong vùng, nghiên cứu, sưu tầm các loại hỡnh văn hoá dưới góc độ dân tộc học, phổ biến những kiến thức về phong tục tập quán, về văn hoá dân gian trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các tộc người cùng sinh sống trong vùng, có chính sách khuyến khích các

hoạt động văn hoá lành mạnh trong các khu dân cư, thành lập và duy trỡ các hoạt động của đội văn nghệ quần chúng, các hội thi, hội diễn.

Trong điều kiện kinh tế của vùng Mường cũn nghèo, nguồn thu nhập của các hộ gia đỡnh thấp, lao động dôi dư trong các kỳ nông nhàn chưa tận dụng được hết. Để khắc phục tỡnh trạng “bỏ thỡ thương, vương thỡ tội” của các làng nghề, tăng thêm thu nhập cho cư dân Mường và hạn chế những tác động tiêu cực khác nảy sinh như nghiện hút, mại dâm…thỡ hơn lúc nào hết đũi hỏi các chủ thể lónh đạo các cấp, các ngành có sự phối kết hợp thu hút nguồn lực lao động vào các làng nghề thủ công, kết hợp quảng bá các sản phẩm cổ truyền trong các dịp lễ hội, các tụ điểm du lịch, hội chợ…tỡm đầu ra cho sản phẩm, khắc phục tỡnh trạng khó khăn về tài chính, ứ đọng các sản phẩm thủ công truyền thống như hiện nay.

Vai trũ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cũn được thể hiện trong việc chủ động đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng các tiêu chí gia đỡnh văn hoá, thôn bản văn hoá phù hợp với đặc điểm của địa phương, với phong tục tập quán của đồng bào cũng là một trong những tiêu chí góp phần xoá bỏ những tập tục lạc hậu trong nếp sống và sinh hoạt của đồng bào Mường. Việc khái quát, định hướng những phong trào nói trên không phải là đưa ra một hệ thống những quy định, mô hỡnh cứng nhắc để áp đặt mà phải xuất phát từ sự nhận thức đầy đủ những đặc trưng của môi trường văn hoá địa phương, khả năng vận động và phát triển của những thực trạng đó.

Trong việc giữ gỡn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mường, vai trũ và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân không chỉ thể hiện ở sự dày công sưu tầm các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, ở sự phát động các phong trào thi đua, văn nghệ, ở sự vận động đông đảo quần chúng tham gia; mà cũn thể hiện ở sự định hướng, sự đảm bảo tính liên tục trong mọi thời kỳ, thời điểm. Đảm bảo tính toàn diện trong mọi mặt của đời sống xó hội; đảm bảo chiều sâu nhân văn trong các loại hỡnh nghệ thuật, làm cho người dân cảm thấy thích, thấy hoà đồng trong môi trường sống, môi trường văn hoá; như vậy, các giá trị văn hoá truyền thống mới được duy trỡ và có sức bền, các ảnh hưởng của yếu tố phi văn hoá mới bị hạn chế và loại bỏ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC pot (Trang 62 - 65)