Những yờu cầu của việc giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Phú Thọ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC pot (Trang 57 - 62)

Mường ở Phú Thọ.

Chúng ta phải mạnh dạn thừa nhận rằng trong những nguyên nhân dẫn đến những thực trạng văn hoá Mường trên địa bàn tỉnh như đó nêu bắt đầu từ vấn đề kinh tế. Có thể nói Phú Thọ là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, hai huyện Thanh Sơn và Yên Lập, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào Mường lại là những huyện nghèo nhất tỉnh. Có lẽ, những thiếu thốn vật chất, những đũi hỏi của nhu cầu mưu sinh, đó phần nào tác động tiêu cực đến ý thức giữ gỡn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của bản thân những người chủ di sản. Vấn đề đặt ra với các cấp lónh đạo Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân trong tỉnh là làm thế

nào để những cư dân Mường vừa chủ động tham gia vào quá trỡnh xây dựng, phát triển kinh tế nâng cao mức sống và thu nhập, vừa củng cố, phát huy được những giá trị văn hoá là hết sức cần thiết. Giải quyết những vấn đề này đũi hỏi phải có sự đồng bộ từ nhận thức, đánh giá các tiềm năng kinh tế - văn hoá của vùng Mường, từ đó cụ thể hoá bằng các chủ trương, chính sách và các kế hoạch hành động cụ thể, đảm bảo phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá của các chủ thể lónh đạo.

* Thứ nhất, Trong nhận thức (nhất là nhận thức của các chủ thể lónh đạo)

phải thấy được mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá là mối quan hệ hai chiều.

Chính sách văn hoá trong kinh tế và chính sách kinh tế trong văn hoá là nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau để cả kinh tế và văn hoá cùng phát triển. Đó có một thời gian dài trong tư tưởng của các cấp lónh đạo, văn hoá chỉ được coi là kết quả thuần tuý của kinh tế chứ chưa thấy được văn hoá chính là môi trường, là điều kiện, là động lực của sự phát triển toàn diện. Từ tư tưởng dẫn đến hành động, nhiều dự án đầu tư xây dựng phát triển kinh tế không tính tới khía cạnh văn hoá, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, xâm hại đến những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Điều đó cũng nảy sinh nghịch lý ở các địa phương là kinh tế có phát triển nhưng đời sống tinh thần lại nghèo nàn, đạo đức, lối sống, gia phong bị suy đồi, xuống cấp, nhiều giá trị văn hoá không được phát huy, những tệ nạn xó hội cũng từ đó mà nảy sinh. Hoặc cũng có tỡnh trạng nhiều vùng dân tộc có nhu cầu vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế nhưng đầu tư không đáp ứng được, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, sự bức bách trong kinh tế sẽ là mảnh đất tốt cho những yếu tố phi văn hoá trỗi dậy.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề quan trọng đối với miền núi và vùng Mường trong tỉnh đó là chăm lo cho phát triển văn hoá, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tạo môi trường thuận lợi để phát huy hết những năng lực nội sinh, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư của chính phủ và các tổ chức khác cho phát triển kinh tế - văn hoá.

* Thứ hai, khi xem xét đánh giá các giá trị văn hoá tinh thần phải thấy rằng nét nổi trội trong truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Mường trong tỉnh chính là tinh thần đoàn kết dân tộc, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc

khó khăn; nhưng mặt trái của sự cố kết là nguyên nhân nảy sinh tính tự ti dân tộc, tính bảo thủ và khép kín trong các làng Mường, cản trở họ hoà đồng và phát triển.

Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, quốc tế hoá thông tin, giao thoa và hội nhập văn hoá toàn thế giới, quan điểm chung của Đảng vẫn là chủ động hội nhập. Hội nhập để tỡm cơ hội phát triển, nhưng trong danh giới giữa những cái được và mất, không được để mất những giá trị văn hoá mà các thế hệ cha ông đó sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, bản sắc văn hoá không phải là cái bất biến, vừa hỡnh thành đó hoàn chỉnh, mà nó luôn được các thế hệ người bổ xung, hoàn thiện theo thời gian. Trong thực tế, có những yếu tố, những khía cạnh của văn hoá trong giai đoạn lịch sử này, mối quan hệ này, tộc người này là phù hợp, nhưng trong giai đoạn khác, mối quan hệ khác, tộc người khác lại là lỗi thời và không phù hợp. Do vậy, quan điểm lịch sử - cụ thể là rất quan trọng, bất cứ sự chung chung, siêu hỡnh hay cực đoan nào cũng sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển.

Vấn đề cơ bản của việc giữ gỡn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường trong tỉnh chính là giải quyết mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển của địa phương, của vùng Mường. Trong đó, việc xác định rừ vai trũ, vị trí của gia đỡnh, làng xó là một trong những tiền đề cơ bản tiến tới bỡnh đẳng dân tộc, khắc phục tỡnh trạng nghèo nàn lạc hậu về kinh tế, mai một và biến thái văn hoá của vùng Mường trong tỉnh như hiện nay.

Thứ ba, trong các động lực của sự phát triển thỡ nguồn nhân lực của các địa phương là một trong những yếu tố quan trọng. Nhưng thực tế cho thấy, nguồn nhân lực tại chỗ của các địa phương không thiếu nhưng yếu về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến thế mạnh trong vùng như nông - lâm nghiệp, dịch vụ, ngành nghề thủ công và chăn nuôi. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp, cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống giáo dục phổ thông, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hạn chế tỡnh trạng lớp ghép, có chính sách hỗ trợ và khuyến khích giáo viên công tác trong những vùng này, khắc phục sự bất hợp lý giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

- Dưới 34 tuổi: 145 người - Từ 35 đến 45 tuổi: 300 người.

- Từ 46 đến 60 tuổi: 314 người [68, tr.02].

vấn đề trẻ hoá đội ngũ cán bộ cũng là một trong những tiêu chí cần hướng tới. Trước xu thế hội nhập và phát triển kinh tế của cả nước, vấn đề xây dựng các trung tâm thị trấn, thị tứ các tụ điểm văn hoá, các nông - lâm trường là tất yếu và cần thiết để thu hút nguồn lực, phá bỏ dần thế độc canh cây lúa, nhưng những thay đổi đó phải xuất phát từ những nhu cầu, đặc điểm văn hoá của cư dân trong vùng, không áp đặt, tuỳ tiện. Điều quan trọng nhất phải là sự tác động để đồng bào Mường thay đổi cách nhỡn, cách nghĩ với những yếu tố tiến bộ mới, chủ động tiếp nhận, tránh thái độ cực đoan như bảo thủ, khép kín, phục cổ, hoặc phủ nhận sạch trơn những giá trị văn hoá cổ truyền.

Thứ tư, Phú Thọ là một tỉnh có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, lịch sử cư trú của các dân tộc không giống nhau, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng độc đáo. Khu vực sinh tụ chủ yếu của người Mường ở Phú Thọ có sự tiếp giáp với người Kinh ở phía đông, người Thái ở phía tây, người Mường thuộc tỉnh Hoà Bỡnh ở phía nam; trong cùng một địa bàn cư trú cũng có sự đan xen giữa các làng của người Mường với làng của người Kinh, bản của người Dao, người Mông…cộng với tinh thần đoàn kết, bỡnh đẳng, tương trợ, bổ xung cho nhau trong quá trỡnh phát triển, đó tạo nên nét riêng độc đáo của văn hoá Mường và sự thống nhất trong phong phú sắc màu của văn hoá các dân tộc trong tỉnh. Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xó - hội của cả tỉnh, cả nước, cuộc sống của vùng Mường tỉnh Phú Thọ đó có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống được nâng cao, các giá trị văn hoá mới được bổ xung, trong đó những ảnh hưởng của văn hoá Kinh trong người Mường là rừ nét nhất. Nhưng mặt trái của quá trỡnh giao lưu, tiếp nhận văn hoá giữa dân tộc Mường với các dân tộc lân cận cũng dễ dẫn tới sự lu mờ bản sắc văn hoá dân tộc và đồng hoá văn hoá. Do vậy, khi xây dựng chính sách về phát triển văn hoá, bảo vệ, giữ gỡn và phát triển các giá trị văn hoá cổ truyền của người Mường cần tuân thủ quan điểm: thống nhất và đa dạng.

Thứ năm, từ các vấn đề về thực trạng văn hoá chúng ta thấy trong các yếu tố văn hoá truyền thống của người Mường có rất nhiều những giá trị vật chất và tinh

thần, tạo nên sự riêng biệt, độc đáo trong bản sắc, những tinh hoa văn hoá có tính bền vững, truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng cũng do hạn chế của từng thời kỳ lịch sử, văn hoá quá khứ cũng chứa đựng những yếu tố lạc hậu, trở thành lực cản của sự phát triển văn hoá dân tộc, những hủ tục trong việc cưới, việc tang, trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, trong quan niệm về giới…cần được cải tạo và khắc phục. Những tinh hoa văn hoá dân tộc có tính bền vững, lan toả và thấm dần vào tâm tư tỡnh cảm của con người qua các thế hệ; nhưng mặt trái của của văn hoá quá khứ cũng có cùng cội nguồn, do vậy sức bám của nó trong lũng người dân cũng bền bỉ không kém. Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường những yếu tố phi văn hoá nảy sinh trong thời đại mới như lối sống thực dụng, vỡ lợi ích cá nhân, chạy theo lợi ích vật chất đó và đang ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa con người với con người, phá huỷ truyền thống tốt đẹp trong mỗi gia đỡnh, làng xó đẩy con người đến chỗ coi thường, phủ nhận quá khứ, biến những giá trị văn hoá truyền thống thành vật phẩm thương mại, sinh lợi cá nhân…Trong thực tiễn quản lý văn hoá, chỉ cần lơi lỏng đôi chút thỡ lập tức những yếu tố phi văn hoá cả cũ và mới sẽ lập tức trỗi dậy và phát triển. Do vậy, việc xác định ranh giới giữa hủ tục và lạc hậu, xác định rừ những giá trị cần lưu giữ và những hủ tục cần loại bỏ là một trong những yêu cầu cấp thiết để có thể vừa khơi dậy những giá trị văn hoá truyền thống của người Mường, vừa loại bỏ được những yếu tố phi văn hoá cả cũ và mới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP

NÂNG CAO VAI TRề NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GèN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC pot (Trang 57 - 62)