IV- Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm chủ yếu tại Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hng.
5. Chi phí bán hàng trong giá thành sản phẩm.
Chi phí bán hàng của công ty thờng có 4 khoản mục là chi phí tiền lơng, dụng cụ đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Trong đó, chi phí tiền lơng và dịch vụ mua ngoài là lớn nhất. Do công ty không tổ chức đội xe chở hàng mà thuê t nhân chở nên dịch vụ mua ngoài chủ yếu là tiền thuê xe, chi phí môi giới.
Năm 1999, công ty đặt kế hoạch chi phí bán hàng là 1.079.270 nghìn đồng nhng phát sinh thực tế chỉ có 1.067.548 nghìn, tức là giảm -0,5% so với kế hoạch. Chi phí bán hàng tính cho gạch chẻ 200 giảm -850 đồng trên một đơn vị sản phẩm, tức -0,5% so với kế hoạch đề ra. Sản phẩm nh vậy đã hoàn thành kế hoạch rất tốt và làm tăng lợi nhuận lên rất lớn vì nó là sản phẩm có tỉ trọng trên hàng tiêu thụ lớn nhất.
+ 850 x 4.800.000 viên = 4.080.000 đồng 1000
Chi phí bán hàng của gạch chẻ 300 cũng giảm suống -0,7%. (Thực tế là 81.915 đồng so với kế hoạch 82.501 đồng). Điều này cũng làm tăng lợi nhuận tơng ứng cho tổng sản phẩm tiêu thụ.
+ 586 x 1.500.000 viên = 879.000 đồng 1000
Với gạch R6 lỗ, chi phí này có phần tăng thêm so với kế hoạch từ 30.773 lên 32.094, tăng +4,3%. Mức tăng cũng nh tỷ lệ tăng này là khá lớn mà công ty cần phải xem xét bởi nó tác động mạnh đến lợi nhuận.
- 1321 x 1.500.000 viên = -1.981.500 đồng 1000
Nh vậy, nếu tính chỉ 3 sản phẩm công ty thôi, do biến động của chi phí bán hàng, nói cách khác là do kiểm soát chi phí của công ty đã làm tăng lợi nhuận (so với kế hoạch):
Trên thực tế, chi phí bán hàng gắn liền với việc công ty có bán đợc nhiều hàng hay không. Việc thuê đội xe t nhân bên ngoài có cái lợi là nhanh, thuận tiện và quan trọng hơn là góp phần phát triển thị phần ở nông thôn. Do đó, việc tăng cho chi phí bán hàng một cách hợp lý có thể thúc đẩy việc bán hàng và phát triển thị trờng. Nh thế sẽ có lợi nhiều hơn cho công ty. Tuy nhiên, công ty cần hợp đồng lâu dài với các chủ xe để việc vận chuyển gạch không gặp nhiều trở ngại.