Một số giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 71 - 98)

2) Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại PVFC

2.2) Một số giải pháp vi mô

2.2.1) Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, khoa học

Xây dựng và chuẩn hóa một hệ thống chính sách tín dụng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của PVFC là điều kiện để công ty nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay, mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty. Phải căn cứ vào mục tiêu chiến lược của PVFC đến 2010 và 2015 để hình thành quan điểm tín dụng của PVFC bao gồm: các mục tiêu bám sát chủ trương, đường lối, mục tiêu tham gia phát triển kinh tế đất nước, mục

Tiếp xúc khách hàng

Đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay Giải ngân Đánh giá RRTD Phân tích tín dụng

tiêu hoạt động kinh doanh đa năng theo thông lệ quốc tế. Một chính sách tín dụng phải xây dựng được các yếu tố sau:

+ Có mục tiêu rõ ràng: Công ty cần cân đối giữa các mục tiêu quan trong như mục tiêu sinh lời với mục tiêu bảo đảm tính an toàn, mục tiêu thị phần cao với đảm bảo uy tín DN cũng như đảm bảo an toan vốn vay.

+ Xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cán bộ tham gia vào quá trình quyết định cho vay như ban giám đốc, bộ phận chức năng, các phòng ban và cán bộ tín dụng. Tính đồng bộ trong hoạt động sẽ tạo ra sự nhịp nhàng, tránh chồng chéo cũng như bỏ sót.

+ Đưa ra các tiêu thức tín dụng: Quy định điều kiện của các khoản vay có thể chấp nhận được, những yếu tố cần xem xét trước khi quyết định cho vay...Đây là giai đoạn đầu tiên quyết định hiệu quả của công tác triển khai tín dụng sau này cũng như khả năng hoàn vốn của khách hàng.

+ Xây dựng quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng. Quy trình cho vay cần tuân thủ các bước sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay.

Quyết định cho vay Thẩm định tín

và quản lý khoản vay. Theo cách thức hiện nay của BIDV thì CBTD vừa làm công tác thẩm định, vừa làm công tác theo dõi, quản lý khoản vay là không hợp lý, chưa có sự chuyên môn.

2.2.2) Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng và lượng hóa RRTD

Phân tích, đánh giá khách hàng và lượng hóa RRTD là công việc cán bộ tín dụng cần thực hiện trước khi quyết định cho vay đối với khách hàng. Nếu công tác này được thực hiện khoa học thì RRTD sẽ được hạn chế. Những thông tin cần thiết cán bộ tín dụng có thể thu thập từ: bộ hồ sơ vay vốn theo qui định của công ty, phỏng vấn trực tiếp đối tượng vay, điều tra tại cơ sở hoạt động của người xin vay, thông tin của các tổ chức liên quan hay từ các phương tiện thông tin đại chúng... Trên cơ sở đó sẽ sử dụng các mô hình đo lường RRTD để xác định mức độ rủi ro của khách hàng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng.

Trong thời đại ngày nay, yếu tố thông tin là không thể thiếu được, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng - một ngành kinh tế vốn rất nhạy cảm trước các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Để đảm bảo tính chính xác, thiết thực của thông tin thì cần phải tiến hành thu thập từ nhiều nguồn và phải tiến hành thường xuyên, chủ động chứ không đợi khách hàng đến xin rồi tiến hành. Vì vậy, phải tổ chức một bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý thông tin hiệu quả. Các tổ chức cần quan tâm đến 2 nhóm thông tin cơ bản sau:

+ Nhóm thông tin tài chính: Đó là những thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của DN cũng như của ngành mà DN hoạt động hoặc các ngành khác như các chỉ số doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng, tài sản, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu ROA, ROE...Những thông tin này sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng phân tích tính thanh khoản, khả năng sinh lời, dự toán nguồn tiền mặt vào và ra...Từ đó xác định khả năng hoàn trả nợ cho tổ chức, khả năng thực hiện dự án xin vay vốn. Tuy nhiên, cần chú ý đến những biểu hiện không bình thường từ các luồng tiền, chu chuyển thanh toán của khách

hàng. Ngoài ra, cần cập nhật, phân tích những thông tin về biến động của thị trường tài chính như lãi suất, giá cả, tỷ giá hối đoái.

+ Nhóm thông tin phi tài chính: bao gồm tư cách đạo đức, uy tín, khả năng quản lý, các quan hệ xã hội của các thành viên chủ chốt trong DN hoặc của khách hàng cá nhân xin vay vốn. Những thông tin được thu thập một phần mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng nên cán bộ tín dụng cần phải có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, đánh giá chính xác, có khả năng phán đoán, quan sát và đánh giá tốt. Cụ thể trong quá trình phân tích, các cán bộ tín dụng nên tạo thói quen sử dụng một vài mô hình hiện đại để có cái nhìn đúng hơn, khách quan về rủi ro đối với từng khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ điển hình là việc sử dụng mô hình Porter và mô hình SWOT để phân tích hoạt động của DN cũng như của ngành kinh doanh. Trong khi mô hình SWOT nhấn mạnh đến điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng DN cụ thể thì mô hình Porter phân tích về các yếu tố cạnh tranh trong một ngành. Những thông tin tín dụng này sẽ được sàng lọc, lưu trữ và xử lý bằng phương pháp đánh giá nội bộ để có cái nhìn đầy đư hơn về hoạt động cũng như tư cách của khách hàng vay vốn. Một trong các phương pháp đó là đánh giá nội bộ, Về cơ bản có 2 công cụ chính là xếp loại tín dụng (credit rating) đối với khách hàng là DN và chấm điểm tín dụng (credit scoring) đối với khách hàng là cá nhân. Việc xếp loại, cho điểm tín dụng đối với khách hàng sẽ rất thuận lợi cho việc quản trị RRTD.

-

Sử dụng các mô hình đánh giá và đo lường RRTD.

Để đánh giá, lượng hóa RRTD và tổn thất do RRTD gây ra là một việc không đơn giản. Chính vì vậy, cho đến nay hầu hết các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đều chưa có một mô hình đo lường RRTD hiệu quả. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh và không ngừng phát triển thì PVFC cần xác định và nghiên cứu một mô hình đo lường RRTD phù hợp cho mình, có thể nghiên cứu các mô hình như: mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C, mô hình điểm số Z, mô hình

Moody và Standard&Poor.

(Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C.)

Tư cách của người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng. Mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành hay không, đồng thời phải xem xét lịch sử vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Năng lực của người vay (Capacity): Tuỳ thuộc quy định luật pháp của quốc gia. ở Việt Nam, cá nhân dưới 18 tuổi không đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng, đối với DN phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…

Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền bán thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng khoán…Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity).

Hệ số thanh toán vốn lưu động=tiền và các chứng khoán ngắn hạn/tài sản lưu động. Hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lưu động thấp. Tuy nhiên, quá cao sẽ biểu hiện tình hình ứ đọng vốn, kém hiệu quả.

Hệ số thanh toán ngắn hạn=tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. ý nghĩa của hệ số này là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính DN. Hệ số thường được các ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp là 2.

Hệ số thanh toán nhanh=tiền và các chứng khoán ngắn hạn/nợ ngắn hạn. Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số lớn lại gây mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn.

Hệ số nợ=tổng số nợ/tổng tài sản. Thông thường hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là hợp lý. Bởi vì, phân nửa tài sản của DN nên hình thành từ vốn chủ sở hữu.

Hệ số khả năng trả lãi=lợi nhuận trước thuế và lãi/chi phí trả lãi. Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi.

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios).

Hệ số lãi ròng=lãi ròng/doanh thu. Hệ số này thể hiện một đồng doanh thu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Suất sinh lời của tài sản ROA=lãi ròng/tổng tài sản. Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE=lãi ròng/vốn chủ sở hữu Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Hệ số tự tài trợ=vốn tự có/tổng nguồn vốn. Chỉ số này càng lớn thì khả năng tự chủ của khách hàng càng tốt và nguy cơ rủi ro cho vay càng nhỏ. Tuy nhiên hệ số này quá cao thì DN không tận dụng nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh.

Tài sản lưu động ròng=tài sản lưu động - nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động ròng>0 phản ánh tài sản cố định của khách hàng hoàn toàn được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn, không phải lấy từ nguồn ngắn hạn.

Tùy theo từng loại hình tín dụng mà công ty quan tâm đến các chỉ số khác nhau. Ví dụ, cho vay ngắn hạn thì cần chú ý hơn đến chỉ số lưu động, chỉ số về nợ còn cho vay dài hạn thì cần quan tâm nhiều hơn đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ.

Đảm bảo tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để công ty cấp tín dụng và nguồn tài sản thứ hai để có thể dùng trả nợ vay cho công ty.

Các điều kiện (Conditions): Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của

khoản tín dụng.

Kiểm soát (Control): Tập trung vào các vấn đề như các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng đến người vay, yêu cầu tín dụng của người vay có phù hợp với tiêu chuẩn của công ty hay không.

Mô hình ước tính tổn thất tín dụng.

Theo ủy ban Basel các tổ chức tín dụng Việt Nam trong đó có PVFC có thể sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng. Với các biến số:

(1)PD-Probablity of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ. Cơ sở để xác định xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, bao gồm cả những khoản đã trả trong hạn và những khoản không thu hồi được. (2)LGD-Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính. Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc khách hàng không trả được nợ). Tỷ lệ này có thể được tính theo công thức:

Trong đó số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và khoản tiền thu được từ tài sản thế chấp, cầm cố. Tỷ lệ này rất khác nhau giữa các khách hàng nên không thể sử dụng LGD bình quân.

(3)EAD- Exposure at Default: Tổng dự nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với những khoản vay kỳ hạn thì EAD xác định không quá khó khăn, tuy nhiên đối với vay theo HMTD, tín dụng tuần hoàn thì lại rất khó xác định. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x HMTD chưa sử dụng bình quân

Trong đó LEQ-Loan Equipvalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có thể có khả năng được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ.

(4) EL-Expected Loss: Tổn thất có thể ước tính Với mỗi kỳ hạn xác định có thể tính toán như sau: EL = PD x EAD x LGD

Như vậy với việc xác định được tổn thất ước tính cho một khoản vay giúp PVFC:

Xác định hiểu quả công việc của từng cán bộ tín dụng dựa trên sự tính toán mức độ tổn thất của danh mục tín dụng của cán bộ tín dụng đó, từ đó đưa ra các chế độ thưởng phạt cán bộ một cách công bằng.

Xây dựng hiệu quả hơn nữa Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

Xác định được tổn thất ước tính của khách hàng có thể giúp ngân hàng giám sát và tái xếp hạng tín nhiệm khách hàng sau khi cho vay.

Giúp công ty xác định chính xác được giá trị khoản vay, từ đó, công ty có thể tham gia SWAP tín dụng- Hoán đổi tín dụng - là nghiệp vụ phái sinh liên quan đến hoạt động cho vay, để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của ngân hàng.

Như vậy việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ là xu thé tất yếu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, nên PVFC nên sớm triển khai và áp dụng. Tuy nhiên việc tính toán được PD, LGD,EAD không hề đơn giản mà yêu cầu công ty phải có hệ thống dữ liệu đủ lớn và phần mềm hiện đại.

Mô hình xếp hạng của Moody và Standard&Poor.

RRTD hay rủi ro không hoàn vốn trái phiếu của công ty thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này được chuẩn bị bởi một dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa(Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên đầu tư,

quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) song có lợi nhuận cao nên đôi khi khách hàng chấp nhân đầu tư vào các loại chứng khoán này.

Bảng 12: Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s.

Xếp hạng Tình trạng

Moody’s

Aaa Chất lượng cao nhất

Aa Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

Baa Chất lượng vừa

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ

B Đầu cơ

Caa Chất lượng kém

Ca Đầu cơ có rủi ro cao

C Chất lượng kém nhất

Standard & Poor’s AAAAA Chất lượng cao nhấtChất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

BBB Chất lượng vừa

BB Chất lượng vừa thấp hơn

B Đầu cơ

CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao

C Trái phiếu có lợi nhuận

DDD-D Không hoàn được vốn

Nguồn: Federal deposit Insurance Coporation (FDIC). 2.2.3) Nâng cao chất lượng cán bộ.

Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng nghề ngiệp. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của công tác tín dụng PVFC phải trang bị cho cán bộ tín dụng kiến thức về những vấn đề sau:

•Các loại hình tín dụng, đặc trưng của từng loại hình tín dụng, những

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 71 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w