Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 50 - 52)

2) Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại PVFC

2.1) Những kết quả đạt được:

2005, doanh thu đạt được chỉ là 429,127 tỷ thì đến năm 2006 là 1023,421 tỷ, tăng hơn gấp đôi và đến năm 2007 là 3024,869 tỷ, một con số ấn tượng. Từ năm 2005 đến 2007, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 25 lần, từ 18352 tỷ năm 2005 đã tăng lên 462522 tỷ năm 2007 và có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng vượt mục tiêu đề ra với ROA, ROE năm 2007 lần lượt là 1,6% và 19,37%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng luôn được kiểm soát và kiềm chế dưới mức 3% và giảm từ 2,6% năm 2005 xuống 1,7% năm 2007, ở PVFC hầu như không có nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi vốn. Đây là một nỗ lực không nhỏ của công ty trong việc duy trì kết quả kinh doanh khả quan và phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

Thứ hai, về việc huy động và sử dụng vốn, giai đoạn 2005-2007 nguồn vốn huy động tăng lên liên tục và vượt mức kế hoạch. Năm 2007, tổng vốn huy động được của PVFC lên tới 44345 tỷ đồng, một con số cực kỳ ấn tượng. Tổng dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng, tổng dư nợ tín dụng đã tăng từ 8440 tỷ năm 2005 lên 13000 trong năm 2007, trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn vượt trội so với dư nợ tín dụng dài hạn, cho thấy PVFC đang tập trung đúng trọng điểm, giảm dần tỷ trọng tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ.

Thứ ba, tập trung hơn về phần nợ xấu, so với nhiều tổ chức tín dụng ở Việt Nam, PVFC được đánh giá rất tốt trong công tác quản lý và kiểm soát nợ xấu, PVFC là một trong số ít các doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới mức 3%, không những thế mà tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần theo từng năm trong khi tổng dư nợ tín dụng lại không ngừng tăng lên. Sỡ dĩ có kết quả này là do PVFC cũng mới được thành lập, các dự án đầu tư vay vốn đều được kiểm định chất lượng và đánh giá mức độ rủi ro, do đó ít có khả năng mất hẳn vốn do sự phá sản của bên đối tác. Hơn nữa, công tác quản lý rủi ro được ban lãnh đạo công ty quan tâm chu đáo, đầu tư chất lượng chiều sâu, thành lập hẳn một ban chuyên quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro đầu tư, do đó tỷ lệ nợ

xấu mới được kiểm soát và được xử lý chu đáo, góp phần cho sự phát triển ổn định của công ty vươn tầm thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w