Tăng cường công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội (Trang 58 - 59)

Chương 3 Giải Pháp nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank PGD Hai Bà Trưng Hà Nộ

3.2.2.Tăng cường công tác huy động vốn

Huy động và sử dụng vốn là hai mặt có quan hệ biện chứng với nhau, có huy động được nguồn vốn mới có cơ sở sử dụng vốn và ngược lại có sử dụng vốn hiệu quả mới tiếp tục bổ sung vào nguồn vốn, mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hóa được hình thức cho vay, duy trì khả năng thanh khoản tốt cho PGD. Từ đó mới có điều kiện để nâng cao chất lượng cho vay. Hiện nay, PGD có nguồn vốn tăng trưởng ổn định qua các năm tuy nhiên quy mô chưa thực sự lớn so với các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM khác trên địa bàn. Việc mở rộng nguồn vốn huy động luôn cần thiết và ngân hàng có được đầu vào đủ mạnh mới có khả năng đầu tư vào các dự án, công trình trọng điểm có hiệu quả nhưng cần nguồn tài trợ lớn. PGD cần đa dạng hóa các tiền gửi về kỳ hạn với lãi suất linh hoạt, phương thức trả lãi phù hợp: trả lãi trước, trả lãi bậc thang… mở rộng hình thức huy động như huy động bằng vàng, các loại ngoại tệ có giá trị chuyển đổi cao. Điều chỉnh cơ cấu nguồn hợp lý hơn để tạo ra nguồn có chi phí rẻ và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của huy động vốn đối với cán bộ công nhân viên nhằm phục vụ nhanh chóng, chính xác, kịp thời mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng. Tiếp cận khách hàng mới thông qua việc khoán chỉ tiêu thu hút khách hàng sử dụng tài khoản ATM để trả lương cho nhân viên cho từng CBTD phụ trách. Vừa tạo được nguồn có chi phí rẻ lại gắn kết được quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Một điều mà các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang làm và rất hiệu quả hiện nay là: thông qua việc cho vay đối với DN, họ sẽ tìm cách thu hút nguồn tiền gửi từ chính những người lao động làm việc trong các DN ấy thông qua việc phát triển tài khoản ATM và các dịch vụ ngân hàng cá nhân hiện đại, tạo được mối quan hệ rất tốt và thực hiện mục tiêu “Bán mềm” đối với những khách hàng này: tức là một khách hàng khi đã sử dụng một dịch vụ của ngân hàng thì sẽ có xu hướng sử dụng tất cả các dịch vụ khác của chính ngân hàng đó và hình thành một mối quan hệ “chung thủy” thông qua nâng cao chất lượng phục vụ (Thành công điển hình là HSBC, Standard

Charter bank). Khi phân tích kỹ chiến lược kinh doanh này của các ngân hàng có một điều rất dễ nhận ra là uy tín của họ ngày càng được nâng cao do hiệu quả truyền miệng của khách hàng; Tiếp theo là họ sẽ có chi phí nguồn rất thấp: vì hầu hết các khách hàng của các DN sử dụng dịch vụ cá nhân tại ngân hàng như duy trì tài khoản ATM thường xuyên với số dư lớn, gửi tiền có kỳ hạn nhưng liên tiếp nhau tức là đến hạn nhưng không rút mà gửi tiếp. Như vậy thực tế nhiều khi ngân hàng huy động trên danh nghĩa là kỳ hạn ngắn hạn nhưng thông qua nghiệp vụ chuyển hoán kỳ hạn với các ưu thế trên thì trở thành nguồn trung và thậm chí dài hạn với chi phí cực thấp. Nhờ đó họ lại có ưu thế trong việc tài trợ trung và dài hạn. Các NHTM Việt Nam chưa thực sự chú ý đến điều này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội (Trang 58 - 59)