Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội (Trang 52 - 55)

Chương 2.Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nộ

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

* Những nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một là : Sự hạn chế về quy mô vốn: So với các NHTM quốc doanh và một số NHTMCP khác thì quy mô vốn của VPBank nói chung và PGD Hai Bà Trưng nói

riêng còn thấp. Đặc biệt so với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng thực sự kém ưu thế. Quy mô vốn thấp sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó còn làm giảm tính cạnh tranh của PGD, việc tiếp cận với các dự án vay lơn không cao, giảm khả năng đối phó với những bất lợi của thị trường tài chính.

Hai là: công tác kiểm tra kiểm soát: hoạt động này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng chưa phát huy được hiệu quả cao trong việc phát hiện kịp thời và xử lý những vướng mắc trong việc thực hiện quy trình tín dụng cũng như trong việc bố trí sắp xếp cán bộ sao cho đúng người đúng việc. Điều này gắn liền với sự hạn chế trình độ của cán bộ làm công tác này.

Ba là: Về năng lực trình độ của cán bộ tín dụng: khả năng thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều, chưa kịp thời và thiếu chính xác. Cán bộ tín dụng thường chỉ thẩm định nguồn thông tin duy nhất từ khách hàng cung cấp. Trình độ phân tích của cán bộ thậm định còn hạn chế.

Bốn là: Những hạn chế khác

- Công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn tiến triển chậm.

- Chính sách lãi suất chưa có sự linh hoạt, đặc biệt đối với các món vay lớn PGD vẫn phải mất thời gian trình xin ý kiến của ban tín dụng chi nhánh cấp trên, như vậy PGD sẽ khó khăn trong tiếp cận với các khoản vay lớn.

* Những nguyên nhân từ phía khách hàng

- Phẩm chất đạo đức của một số khách hàng xuống thấp do kinh doanh không hiệu quả nên có tâm lý trốn tránh, dây dưa nợ nần. Thậm chí có khách hàng còn âm mưu lừa đảo để chiếm đoạt vốn của PGD.

- Trình độ năng lực quản lý của các DN yếu kém

- Các nguồn thông tin về phía người vay thường thiếu chính xác, không đảm bảo thường xuyên, kịp thời. Đối với cho vay tiêu dùng cá nhân thì nợ quá hạn còn do khách hàng không có kế hoạch chi tiêu trả nợ hợp lý, phụ thuộc vào thu nhập thường xuyên của khách hàng.

* Những nguyên nhân khác

Một là:Môi trường kinh tế xã hội. Sự biến động về giá cả trong nước, sự giảm giá của đồng nội tệ so với đồng đôla, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN đang là

những nhân tố tác động lớn đến tâm lý của người gửi tiền, người vay vốn tạo ra những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn dân cư cũng như để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DN. Năm 2007 lạm phát ở nước ta 12,63% , chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 là 9,19%; vàng tăng giá 18,46%; USD giảm giá 1,88%;VN- Index giảm 44,25%. Thị trường bất động sản năm 2007 đã xuất hiện những cơn sốt, nhưng mang tính cục bộ( theo nơi, theo loại ) và cuối năm 2007, đầu năm 2008 thì sốt thật sự. Nhờ các giải pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là thắt chặt tiền tệ và các thông tin về thuế luỹ tiến, thuế thu nhập, giá vật liệu xây dựng, giá lương thực, xang giàu tăng mạnh…cơn sốt bất động sản đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát cao hiện nay, thì lãi suất thực vẫn còn mang dấu âm, khi loại trừ yếu tố tăng giá. Năm 2007 lãi suất danh nghĩa chỉ đạt khoảng 9%, trong khi tốc độ tăng giá tiêu dùng lên đến 12,63% thì lãi suất đã bị thực bị âm 3,2%. bước sang năm 2008, 3 tháng đầu năm lãi suất tiết kiệm khoảng 3% nhưng tốc độ tăng giá tiêu dùng lên đến 9,19%, nên mức thực âm còn lớn hơn. Các tháng tới tốc độ tăng giá tiêu dùng sẽ thấp hơn 3 tháng đầu năm nay, những theo dự đoán của các chuyên gia, tính chung giá tiêu dùng sẽ tăng cao hơn năm trước, nên lãi suất tiết kiệm thực vẫn bị ấm. Do đó các ngân hàng nói chung, đặc biệt là đối với các NHTM quy mô nhỏ thì việc huy động nguồn vốn tiết kiệm càng trở nên khó khăn hơn.Một số ngân hàng còn rơi vào tình trạng khả năng thanh khoản thấp.

Hai là: Cơ chế chính sách. Các văn bản chế độ của NHNN, tài chính tư pháp còn chưa đồng bộ, chưa bám sát thực tiễn, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các Ngân hàng hoạt động. Theo quyết định 479 QĐ/NHNN ngày 29/2/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam thì chỉ có 8,75%/năm. Nếu lấy mức này nhân với tỷ lệ 150% thì mức lãi suất cho vay chỉ tương đương 13,125% /năm, trong khi đó các Ngân hàng đều cho vay cao hơn mức này. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế dẫn đến Bộ luật hình sự ra đời từ năm 1999 không còn theo kịp với tình hình mới, không thể bảo vệ một cách hữu hiệu quyền sở hữu của các tổ chức tín dụng. Các thủ tục hành chính nhằm thanh lý tài sản bảo đảm còn rườm ra và mất khả nhiều thời gian.

Ba là: Đối thủ cạnh tranh: Hiện trên địa bàn cũng có các chi nhánh ngân hàng khác hệ thồng hoạt động, cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phân giữa các ngân hàng càng trở

nên khốc liệt. Các ngân hàng đua nhau đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh. Như trong các hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô là các sản phẩm tín dụng thế mạnh của VPBank, hiện có rất nhiều NHTM khác cũng phát triển loại hình cho vay này. Mỗi ngân hàng đều có những chương trình ưu đãi về lãi suất , thời hạn cho vay…để thu hút khách hàng. Cạnh tranh nhất trong lĩnh vực cho vay trả góp mua ô tô là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, khách hàng thế chấp xe có thể được

Vietcombank cho vay với hạn mức tối đa 85%, thời hạn vay tối đa 5 năm, lãi suất tuỳ theo từng khu vực ( Hà Nội hiện áp dụng lãi suất cho vay trả góp mua ô tô là 1.1% /tháng, TP. Hồ Chí Minh là 0.97%/Tháng). Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài như: HSBC, ANZ…hoạt động mạnh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp cũng là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM trong nước vì họ đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay trả góp. Với áp lực cạnh tranh gay gắt như vậy, thì thị phần cho vay sẽ bị chia sẻ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội (Trang 52 - 55)