Kiến nghị đối với Nhà nước để hoàn thiện chính sách tiền lương:

Một phần của tài liệu Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12)”. (Trang 67 - 72)

3.1. Quan hệ giữa tiền lương và tăng trưởng kinh tế:

Chế độ tiền lương của nước ta trong thời gian qua không những không cơ bản mà còn mất tác dụng kích thích, thực sự chưa hướng tới các mục tiêu cơ bản: thu hút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.

Chính sách tiền lương có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng. Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đấy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Liên quan đến đời sống của người ăn lương, hiện nay có hai ý kiến, ý kiến thứ nhất cho rằng tiền tệ hoá tiền lương mới tạo được sự công khai, công bằng, tránh trốn thuế thu nhập cá nhân, tránh tham nhũng; ý kiến thứ hai cho

rằng thu nhập của người lao động không chỉ có tiền lương mà phải có những trợ cấp ngoài lương không thể hiện bằng tiền.

Quan điểm thứ hai có vẻ xác đáng hơn vì thu nhập của người lao động nếu tiền tệ hoá thì sẽ là con số khá lớn, ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong khi chúng ta cần giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Để tránh trốn thuế thu nhập cá nhân của những người có thu nhập cao, chúng ta có nhiều biện pháp không phải chỉ có tiền tệ hoá mới chống được. Toàn bộ tài sản lương, đất đai, nhà ở, xe ôtô…đều được kê khai và cấp quyền sở hữu, những người có tiền lương, tài sản giá trị cao đều đánh thuế thu nhập cá nhân.

Cần tận dụng khả năng phân phối lại của ngân sách. Chúng ta có thể dùng ngân sách để phân phối thêm cho người thu nhập thấp, để xoá đói giảm nghèo, chống phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế bền vững.

* Kết hợp tiền lương và trợ cấp:

Nhà nước cần phải kết hợp tiền lương và trợ cấp hiện vật hay hiện vật hoá tiền lương đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động. Phần tiền lương thể hiện ở hiện vật là Nhà nước tăng hỗ trợ chăm sóc y tế, học hành và nhà ở cho người lao động.

- Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất đai trong thời gian qua ở nước ta, Nhà nước và Doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho thuê nhà giá rẻ, bán nhà giá thấp, trả dần cho người lao động. Đó chính là một biện pháp tăng lương cho người lao động.

- Miễn giảm học phí cho con em người lao động có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn.

- Cần phải đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận với chăm sóc y tế khi mắc bệnh, không thể để người nghèo mắc bệnh chờ chết, người giàu có tiền được chữa trị, chữa bệnh theo bệnh chứ không phải theo tiền. Khi mắc

bệnh nặng với đồng lương bằng tiền dù có cao cũng không đủ khả năng trị bệnh. Chỉ có đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế đối với mọi người dân, đặc biệt là người lao động thì mới tạo được sự tăng trưởng cao và ổn định.Cần phải khẳng định bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội giúp người nghèo mắc bệnh chữa trị và thực hiện công bằng xã hội, đồng thời là nguồn tài chính bổ sung quan trọng cho phát triển ngành y tế.

* Xem xét lại chế độ tiền lương:

- Cần phải xem xét lại thang bảng lương và phụ cấp của chế độ tiền lương nước ta, không chỉ đối với khu vực hành chính sự nghiệp. lực lượng vũ trang mà cả khu vực sản xuất kinh doanh. Chế độ tiền lương của ta trong thời gian qua không cơ bản mà còn mất tác dụng kích thích, thực sự chưa hướng tới các mục tiêu cơ bản: thu hút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.

- Tình trạng thu nhập ngoài lương điển hình của chế độ tiền lương chưa đáp ứng các yêu cầu của pháp luật ở nước ta ngày càng tăng. Phương án khoán quỹ lương cho các cơ quan hành chính sự nghiệp là việc tiếp tục của chính sách tiền lương không đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Các cơ quan hành chính sự nghiệp lợi dụng lợi thế nhà nước của mình, bên cạnh tiền lương ngân sách nhà nước cấp sẽ có khoản thu ngoài lương khá lớn và đây là việc làm cần tránh. Chỉ có các Doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị dịch vụ kinh doanh mới có thể khoán thu và khoán chi vì họ phải đảm bảo cạnh tranh để tồn tại.

3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước về hoàn thiện chính sách tiền lương:

3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng chính sách về tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong các Doanh nghiệp Nhà nước:

thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến tính thực thi của chính sách không kịp thời.

- Xây dựng văn bản pháp quy phải thực hiện đầy đủ các bước khảo sát thông tin, nắm bắt nhu cầu, dự thảo chính sách, áp dụng thử và lấy ý kiến góp ý, kết quả thấy phù hợp mới ban hành và quy định thực hiện.

3.2.2. Hoàn thiện, nâng cao năng lực bộ máy tổ chức, cán bộ lao động - tiền lương:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý tiền lương trong Doanh nghiệp.

- Cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tiền lương phải có năng lực, đạo đức, trong sáng và có tinh thần trách nhiệm, có chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của công việc.

- Có chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và chế độ đãi ngộ hàng năm nhằm khuyến khích năng lực làm việc cao đối với cán bộ lao động tiền lương các cấp.

3.2.3. Tuyên truyền sâu rộng chính sách tiền lương đối với người lao động, nâng cao vai trò của tổ chức công:

- Hiện nay người lao động nhận thức về pháp luật trong đó những chính sách về tiền lương và thu nhập còn rất hạn chế. Người lao động cần phải hiểu rõ vai trò của họ cũng như chính sách đãi ngộ đối với họ như thế nào để khuyến khích động cơ làm việc cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đát nước. Cần tuyên truyền sâu rộng hệ thống chính sách tiền lương cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao khả năng, khuyến khích động lực lao động.

- Cụ thể hoá bằng những văn bản trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa giám đốc Doanh nghiệp và người lao động. Giám đốc Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tuân thủ việc trả lương và thu nhập

cho người lao động theo quy định và ngược lại, người lao động thấy nghĩa vụ của mình trong quá trình lao động để hưởng mức lương và thu nhập tương xứng.

3.3.4. Xây dựng tiêu chế và quy chế kiểm tra giám sát tiền lương và thu nhập đối với các Doanh nghiệp:

- Hoàn thiện các quy định của Nhà nước về quản lý tiền lương và thu nhập. - Xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo trong việc kiểm tra, giám sát.

- Đảm bảo minh bạch, công bằng trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ tiền lương trên cơ sở đảm bảo đầu tư phát triếnản xuất.

- Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và theo quy chế hiện hành với những Doanh nghiệp, cá nhân vi phạm chính sách, chế độ tiền lương hiện hành.

- Thông báo thường xuyên, công khai kết quả của việc kiểm tra hệ thống tiền lương và thu nhập của các Doanh nghiệp, nhằm giúp các Doanh nghiệp tránh được những vi phạm tương tự.

KẾT LUẬN

Vấn đề tiền lương, thu nhập cho người lao động luôn là những đề tài nóng bỏng cho các chủ đề nghiên cứu hiện nay với cả khu vực nhà nước cũng như các khu vực khac.

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính sách này có liên quan chặt chẽ với toàn bộ quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi Doanh nghiệp nói riêng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống những người làm công ăn lương mà còn ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ khác. Hoàn thiện quản lý tiền lương cho phù hợp với nhu cầu phát triển là hết sức quan trọng và cần thiết trong mỗi Doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng này, Công ty Cổ phần xây dựng số 12 ( VINACONEX 12 ) đã coi công tác quản lý tiền lương như một công cụ hữu hiệu nhất nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên, để từ đó giúp Doanh nghiệp ngày càng phát triển, đồng thời thu nhập của người lao động cũng ngày càng tang lên.

Trong thời gian thực tập tai Công ty, em đã cố gắng vận dụng lý luận được học kết hợp với việc phân tích công tác lao động tiền lương ở Công ty để tìm ra các ưu điểm và hạn chế còn tồn tại và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất để công tác quản lý tiền lương của Công ty được hoàn thiện hơn.

Với kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và chưa hoàn chỉnh. Do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể cán bộ phòng Tổ chức – Hành chính và cán bộ làm công tác tiền lương đề chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12)”. (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w