Những đặc điểm chủ yếu:

Một phần của tài liệu Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12)”. (Trang 31 - 42)

1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần xây dựng số 12 (VINACONE

1.2. Những đặc điểm chủ yếu:

1.2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty:

Hội đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc

Ban Kiểm Soát

Phó GĐ 1 Phó GĐ 2 Phó GĐ3 Phó GĐ 4, GĐ Cty 504 Cty 504 Các Phòng ban nghiệp vụ P. TCHC P. TCKT P. TBĐT P. KHKT Phòng ban nghiệp vụ TCHC TCKT Các đội công trình KHKT Đội XD Đội

Điện Nước trình lẻCông

Trạm Trộn

Đội Xây Dựng Xưởng mộc, nội thất Mỏ đá

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty:

1.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông:

- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.

- Bầu, bãi miẽn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều hành.

- Quyết định tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và Báo cáo tiền thù lao của Hội đồng quản trị.

- Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty.

- Quyết định loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành, chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu tiên kể từ ngày thành lập.

- Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đòng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty…

1.2.2.2. Hội đồng quản trị:

- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.

- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.

- Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý.

- Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước.

- Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi.

- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ tức.

1.2.2.3. Giám đốc điều hành:

- Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm năm.

- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty. - Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty. - Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Giám đốc điều hành và pháp luật.

1.2.2.4. Ban kiểm soát:

- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của Công ty kiểm toán độc lập.

- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị.

- Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận.

- Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.

1.2.2.5. Phòng Tổ chức hành chính:

- Đảm bảo các mặt về công tác lễ tân, hậu cần, quản lý đất đai nhà cửa của Công ty.

- Đảm bảo công tác phục vụ, công tác văn thư bảo mật và lưu trữ. - Đảm bảo công tác bảo vệ cơ quan.

- Tham mưu giúp cho Đảng ủy, Lãnh đạo Công ty về các công việc sau: + Công tác tổ chức biên chế, sắp xếp, điều động nhân lực theo yêu cầu, nhiệm vụ.

+ Quản lý toàn bộ số lượng, chất lượng lao động hiện có của Công ty gồm cán bộ, công nhân viên và các lao động hợp đồng theo mọi hình thức.

+ Tuyển dụng mới lao động theo nhu cầu của sản xuất phát triển mở rộng của Công ty theo đúng Luật lao động hiện hành.

+ Giải quyết mọi chế độ, chính sách với người lao động gồm: giải quyết chế độ hưu, chế độ nâng lương, thi tay nghề, huấn luyện chuyên môn, đào tạo nâng cao trình độ...

+ Kiểm tra và duy trì công tác an toàn lao động.

+ Quản lý kế hoạch về tiền lương, các chế độ khoán sản phẩm với người lao động.

+ Thực hiện đầy đủ mọi chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

1.2.2.6. Phòng Tài chính – Kế toán:

- Trong công tác kế hoạch thống kê:

Tham gia xây dựng, tổng hợp, lập báo cáo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng/quý/năm, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp lệnh thống kê.

- Trong công tác tài chính dự án, đầu tư phát triển:

+ Chỉ đạo công tác quyết toán tài chính cho các dự án đầu tư hoàn thành, xây dựng phương án tài chính, thu xếp nguồn vốn cho các dự án đã được phê duyệt, lập các báo cáo liên quan đến tài chính.

+ Tham gia xây dựng và thẩm tra các phương án kinh tế của các dự án đầu tư.

+ Quản lý thực hiện các thủ tục liên quan đến chứng từ có giá, chứng khoán lưu ký, chi trả cổ tức...

+ Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. + Quản lý việc kinh doanh tiền tệ của Công ty.

+ Phân tích việc huy động vốn, đầu tư tài chính và lập báo cáo quản trị liên quan.

- Trong công tác kế toán và quản lý chi tiêu của Công ty:

+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý hoạt động tài chính của Công ty.

+ Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý chi tiêu và các khoản công nợ, thực hiện nghĩa vụ thuế.

+ Giải trình các vấn đề liên quan đến tài chính.

1.2.2.7. Phòng Kế hoạch kỹ thuật:

- Kiểm tra giám sát tiến độ, chất lượng quy trình quy phạm thi công của các đơn vị sản xuất, kiến nghị Lãnh đạo công ty tạm dừng thi công hoặc dừng thi công và yêu cầu đơn vị thi công khắc phục những sự cố sai phạm kỹ thuật, kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công trình, tiến độ thi công của đội sản xuất.

- Kiến nghị Giám đốc Công ty khướu từ giải ngân với các đơn vị sản xuất khi:

+ Các phần việc của công trình không được đảm bảo tiến độ, sai phạm kỹ thuật gây thất thoát vật tư, thiết bị, nhân lực.

+ Hồ sơ pháp lý về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng không đúng quy định, không đảm bảo thời gian quy định dẫn đến công tác thanh quyết toán chậm.

+ Đơn vị sản xuất không quản lý chặt chẽ dẫn đến thất thoát nguồn vốn đầu tư hoặc chi phí nguồn vốn đầu tư không đúng đối tượng gây ảnh hưởng

+ Việc giải ngân trái với các điều khoản của Hợp đồng giao khoán đã ký. + Không thực hiện công tác báo cáo định kỳ hàng tháng , hàng quý, năm và các báo cáo khác về công ty đúng kì hạn.

- Kiến nghị Giám đốc công ty không ký kết các hợp đồng mua bán vật tư, thuê thiết bị thi công, hợp đồng nhân công nếu thấy các hợp đồng này không phù hợp với định mức thực tế hoặc đơn giá và khối lượng bất hợp lý có thể gây thiệt hại cho công ty.

- Kiến nghị Giám đốc công ty không ký kết các hợp đồng kinh tế với các Chủ đầu tư mà trong đó nguồn vốn không đảm bảo, hoặc có các điều khoản gây rủi ro lớn cho công ty.

1.2.2.8. Phòng Thiết bị - Đầu tư:

- Chức năng:

+ Tham mưu và thực hiện công tác quản lý toàn bộ xe, máy, trang thiết bị thi công ( gọi chung là thiết bị thi công ) về số lượng, chất lượng, cung ứng và quản lý vật tư thi công tại các công trình nhằm phục vụ tốt cho Công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty.

+ Xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa hư hỏng bất thường, chăm sóc kỹ thuật, đảm bảo thiết bị luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Thực hiện công tác kinh doanh trong lĩnh vực thuê và cho thuê sử dụng Thiết bị trong và ngoài Công ty nhằm khai thác hết năng lực của Thiết bị, đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao.

+ Tham mưu và thực hiện công tác đầu tư ( bao gồm đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu ) nhằm mục tiêu phát triển và tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Quản lý xe, máy, trang thiết bị thuộc tài sản của Công ty theo một thể thống nhất từ các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thi công, kho cất giữ ở từng thời điểm về số lượng, chất lượng và tình trạng kỹ thuật.

+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện chế độ Kiểm định, Lưu hành. Theo dõi thời gian, biện pháp sử dụng, biện pháp chăm sóc kỹ thuật, biện pháp bảo quản Thiết bị ở các đơn vị sử dụng và ở Kho cất giữ.

+ Thường xuyên tập hợp nhu cầu thiết bị phục vụ thi công: xe, máy, thiết bị nhàn rỗi, thiết bị cần thanh lý, thiết bị cần đầu tư thêm.

+ Thiết lập và quản lý hồ sơ xe, máy, thiết bị.

+ Thiết lập và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, sửa chữa bất thường.

Tổng hợp nhu cầu phụ tùng thay thế, chi tiết hay hỏng theo chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, các địa chỉ cung ứng cho từng loại xe, máy, thiết bị. + Thiết lập, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện định mức nhiên liệu, năng lượng, quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quản lý, bảo quản sử dụng, sửa chữa xe, máy thiết bị.

+ Tổ chức, khai thác và thực hiện việc thuê và cho thuê xe, máy, thiết bị cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng trong và ngoài công ty.

+ Thực hiện công tác đầu tư ( bao gồm đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu ) theo chủ trương và kế hoạch của Công ty.

+ Đề xuất nội dung cần đào tạo bổ túc để nâng cao tay nghề cho Công nhân sửa chữa, vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Tập hợp nhu cầu về vật tư tại các công trình theo tiến độ, tìm kiếm và sàng lọc các nhà cung cấp, cung ứng vật tư đầy đủ, kịp thời cho các công trường đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

+ Quản lý hồ sơ vật tư tại các kho...

1.2.3. Tình hình hoạt động của Công ty:

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính

KH năm 2008 Dự kiến thực hiện KH năm 2008 % so với KH 2008 Kế hoạch năm 2009 % Tăng trưởng 1 2 3 4 5 = 4/3 6 7 = 6/4 I. TỔNG GIÁ TRỊ SXKD Tr. đg 325.000 359.586 110,6% 405.000 112,6%

1. Giá trị sản xuất xây lắp Tr. đg 260.600 349.377 134,1% 336.058 96,2% 2. Giá trị SXCN, VLXD Tr. đg 14.400 10.209 70,9% 18.942 185,5% 3. Giá trị SXKD Nhà và đô thị Tr. đg 50.000 50.000

II. TỔNG DOANH THU Tr. đg 250.000 262.836 105,1% 300.000 114,1%

1. Doanh thu xây lắp nt 233.690 249.265 106,7% 277.460 111,3%

2. Doanh thu sản xuất CN, VLXD nt 12.240 9.723 79,4% 18.040 185,5%

3. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà nt

4. Doanh thu từ HĐ tài chính nt 4.070 3.848 94,5% 4.500 116,9%

Tổng DT/ Giá trị tổng sản lượng Tr. đg 77% 73% 95,0% 74% 101,3%

III. TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Tr. đg 8.750 8.755 100,1% 11.000 125,6%

1. Lợi nhuận xây lắp nt 8.750 8.243 94,2% 10.000 121,3%

2. Lợi nhuận SXVLXD nt 512 1.000 195,3%

3. Lợi nhuận HĐ tài chính nt

Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng doanh thu % 3,50% 3,33% 95,2% 3,67% 110,1%

IV. TỶ SUẤT CỔ TỨC % 15% 15% 100,0% 15% 100,0%

V. VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN Tr. đg 50.000 30.000 60,0% 50.000 166,7%

VI. KHẤU HAO TSCĐ Tr. đg 4.997 4.598 92,0% 5.912 128,6%

* Tỷ lệ khấu hao bình quân % 17% 17% 100,0% 17% 100,0%

VII. NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Tr. đg

1- Số phải nộp: Tr. đg 9.186 10.665 116,1% 12.798 120,0% Chia ra: - Từ năm ngoái chuyển qua Tr. đg 4.314 4.314 100,0% 6.149 142,5% - Của năm nay Tr. đg 4.872 6.351 130,4% 6.649 104,7% 2- Số đã nộp: Tr. đg 8.814 8.830 100,2% 10.773 122,0% Chia ra: - Từ năm ngoái chuyển qua Tr. đg 4.314 4.314 100,0% 6.149 142,5% - Của năm nay Tr. đg 4.500 4.516 100,4% 4.624 102,4%

VIII. ĐẦU TƯ Tr. đg 66.280 40.865 61,7% 72.281 176,9%

* Đầu tư phát triẻn nhà, đô thị Tr. đg 55.000 36.733 66,8% 50.000 136,1%

* Đầu tư mở rộng sản xuất Tr. đg 5.830 1.870 32,1% 2.705 144,7%

* Đầu tư chiều sâu thiết bị Tr. đg 5.450 2.262 41,5% 19.576 865,4%

IX. LAO ĐỘNG VÀ TIÈN LƯƠNG Tr. đg

1. Lao động sử dụng bình quân ( cả HĐ ) người 1.850 1.900 102,7% 2.100 110,5% 2. Thu nhập bình quân/ 1 người/ 1 tháng 1.000 đg 2.170 2.270 104,6% 2.400 105,7%

Dựa vào bảng báo cáo ta có thể thấy trong năm 2008, Công ty hoạt động có lãi và thu được lợi nhuận cao, tình hình thực hiện vượt mức kế hoạch đặt ra. Có được kết quả đó là do công ty đã có các ưu điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Ổn định lực lượng lao động từ đội sản xuát, ổn định tổ chức các phòng ban chức năng đáp ứng nhu cầu sản xuất.

+ Dần hoàn thiện cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh.

+ Huy động nhiều nguồn vốn, nhiều nguồn vật tư thiết bị từ các thành phần kinh tế để thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định.

+ Duy trì và phát triển những thị trường truyền thống, mở ra những thị trường mới. Tập trung và chỉ đạo sản xuất tốt, đáp ứng đúng yêu cầu của Chủ đầu tư, gây được lòng tin và giành được nhiều thị phần trong các dự án lớn. + Chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, thi công nhiều công trình có quy mô lớn và hiện đại, phức tạp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

+ Quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, quy trình quy phạm kỹ thuật và công tác ATLĐ ngay từ khi bắt đầu thực hiện công trình.

+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường, xây dựng và hình thành những cơ chế mới trong công tác trả lương trực tiếp cho người lao động.

+ Xây dựng các phong trào thi đua từ ngày đầu, tổ chức phát động thi đua có các chỉ tiêu cụ thể trên công trường trọng điểm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần phải phấn đấu khắc phục: - Hạn chế:

+ Lực lượng lao động còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng nhất là công nhân có tay nghề cao, có tâm huyết gắn bó lâu dài với công ty.

+ Còn thiếu lực lượng cán bộ đầu ngành ( cán bộ có tầm cỡ đảm đương phụ trách các Ban, chủ nhiệm các công trình lớn...) để điều hành và quản lý các dự án lớn.

+ Nhiều công trình còn thực hiện thanh quyết toán còn chậm, công tác kiểm soát còn non kém, dẫn tới việc chậm được thanh toán, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Quan hệ giữa phòng ban với các đơn vị sản xuất chưa được chặt chẽ,

Một phần của tài liệu Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12)”. (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w