2.2.1. Lịch sử hình thành:
* Khái quát: theo giấy phép đăng ký kinh doanh tại SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH. Giấy phép kinh doanh của trụ sở chính được đăng ký lần đầu vào ngày vào ngày 31 tháng 03 năm 2005 và đăng ký thay đổi lần thứ tư: ngày 12 tháng 12 năm 2008. Giấy phép kinh doanh của chi nhánh được đăng ký lần đầu vào ngày 16 tháng 12 năm 2005 và thay đổi lần thứ nhất vào ngày 20 tháng 04 năm 2006.
- Tên công ty bằng tiếng VIỆT NAM: CÔNG TY TNHH ÁNH SÁNG VÀNG
- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: ÁNH SÁNG VÀNG CO., LTD
- Trụ sở chính: 50/12 Ba Vân, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000
Danh sách thành viên góp vốn
Số Tên thành viên
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Gía trị góp vốn(ngh ìn đồng) Phần v ố n g ó p ( % ) Số giấy chứng minh nhân dân (hoặc chứng thực cá nhân phù hợp khác)/Số giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh/ Số quyết dịnh thành lập 1 Trần Thị Kim Anh 469/49 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận 700.000 70 023182130 2 Nguyễn Đình Thân 181/61 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, quân 1 300.000 25 023411047
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH THÂN
Số chứng minh nhân dân: 023411047
Cấp ngày: 01/12/1995 Nơi cấp: CA Tp Hồ Chí Minh
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 181/61 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1 Chỗ ở hiện tại: 181/61 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tổng số lao đông hiện nay: 25 người
2.2.2. Quá trình phát triển:
Từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, trong quá trình buôn bán, cửa hàng tạo được uy tín, phấn đấu nắm bắt nhu cầu khách hàng, hàng hóa đa dạng và phong phú và chất lượng bảo đảm. Cùng với sự khuyến khích kinh doanh và các chính sách mở cửa hợp tác buôn bán kinh doanh với các nước trên thế giới của Nhà nước đã tạo điều kiện cho việc buôn bán của cửa hàng ngày càng thuận lợi, thu nhập ngày càng được nâng cao, nguồn hàng dồi dào từ nước ngoài và trong nước làm cho khách hàng đến với cửa hàng ngày nhiều hơn và nhu cầu cũng đa dạng hơn.
Trước tình hình đó cùng với chính sách mới của Nhà nước về việc thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân, đang trên đà phát triển và chủ cửa hàng đã quyết định thành lập công ty từ đó cửa hàng kinh doanh đã lật sang trang mới và công ty TNHH ÁNH SÁNG VÀNG ra đời vào ngày 31/03/2005.
Công ty TNHH ÁNH SÁNG VÀNG đã thành lập cách đây 5 năm với ngành nghề kinh doanh của công ty: Mua bán kim khí điện máy, trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, xe ô tô_phụ tùng. Mua bán cho thuê thiết bị dụng cụ âm thanh ánh sáng, hàng điện tử linh kiện. Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội chợ triển lãm. Quảng cáo thương mại. Xây dựng dân- công nghiệp.
Đã trải qua 5 năm tồn tại và phát triển. Đến nay đã mở chi nhánh tại 61 Đường 3-2, Phường 11, Quận 10 và thành lập thêm nhà hàng Lươn Việt: Số 14, Đường Núi Thành, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh trực thuộc công ty ÁNH SÁNG VÀNG. Từ một công ty nhỏ, ít vốn, vài lao động. Ngày nay công ty mở thêm chi nhánh, mở thêm nhà hàng ăn uống, xây dựng các phòng ban, có hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam đề ra. Có đội ngũ công nhân viên đông hơn và ổn định hơn. Có trình độ đại học 50% số nhân viên, có bằng Anh văn và vi tính đầy đủ.
2.3. ĐẶT ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH 2.3.1. Mua bán kinh doanh:
- Trang trí nội thất, kim khí điện máy: đèn trang trí, kệ tủ, bàn ăn, bàn làm việc…và các máy móc phục vụ cho văn phòng.
- Dụng cụ âm thanh ánh sáng, hàng điện tử-linh kiện: các dàng âm thanh như loa, đèn neon, đèn chùm, các hàng điện tử linh kiện dung cho các sân khấu, phòng karaoke, đèn trang trí nhà hàng-khách sạn.
2.3.2. Dịch vụ
- Tổ chức hội nghi-hội chợ triển lãm: nhận các hợp đồng trang trí và tổ chức các hội nghị- hội chợ triển lãm.
- Cho thuê các thiết bị , dung cụ âm thanh ánh sang, hàng điện tử linh kiện
2.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY2.4.1. Sơ đồ tổ chức: 2.4.1. Sơ đồ tổ chức:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ÁNH SÁNG VÀNG
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban
2.4.2.1. Giám Đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, tổ chức và điều
hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch chính sách pháp luật của nhà nước. PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN QUẢN LÝ NHÀ HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT GIÁM ĐỐC CỬA HÀNG KINH DOANH
2.4.2.2. Phó giám đốc: Là người đại diện tổ chức và điều hành mọi hoạt đông cùng với Giám Đốc theo đúng kế hoạch Giám Đốc phân quyền và đồng thời làm Gám Đốc của nhà hàng LƯƠN VIỆT.
2.4.2.3. Bộ phận kinh doanh:
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, điều hành công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh.
Tham mưu cho giám đốc về tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế.
Thường xuyên khai thác thông tin qua các phương tiện báo, internet liên quan đến hợp đồng nhằm phục vụ cho công tác điều hành và quản lý kinh doanh.
2.4.2.4. Bộ phận quản lý nhà hàng: chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của
nhà hàng, và đồng thời nắm bắt kịp thời những vấn đề liên quan đến nhà hàng.Để báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng và những vấn đế liên quan đến nhà hàng cho cấp trên.
2.4.2.5. Bộ phận kỹ thuật:
- Tổ kỹ thuật: là bộ phận chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ công ty và là bộ phận phụ trách về mặt kỹ thuật trong các hợp đồng mua bàn các thiết bị âm thanh ánh sáng, kim khí điện máy, trang trí nội thất khi khách hàng yêu cầu.
- Tổ sửa chữa,lắp đặt: phụ trách các công trình lắp đặt các thiết bị, dụng cụ công ty bán trên hợp đồng giao dịch, bảo trì sửa chữa cho khách hàng và khi cần thiết. Nhận sửa chữa lắp đặt theo hợp đồng.
2.4.2.6. Bộ phận hành chính kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc,
kiểm tra giám sát việt thực hiện các chỉ tiêu tài chính, định mức sản xuất kinh doanh. Báo cáo kịp thời với giám đốc vế hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.
Phối hợp với các phòng ban trong công ty kiểm tra, kiểm kê thường xuyên và đề xuất theo chỉ đạo cảu giám đốc. Đồng thời xác định phản ánh kịp thời, chính xác kết quả kinh doanh, kê khai tài sản và hàng hóa để đề xuất các biện pháp giải quyết tài sản và hàng hóa sau khi kiểm kê.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành chế độ kế toán tài chính trong công ty để kiểm tra và giám sát việc thi hành và chế độ quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, kỹ thuật, các chế độ thanh toán thương mại, tín dụng và các hoạt động kế toán toàn doanh nghiệp
Thực hiện chế độ bảo quản và lưu trữ các tài liệu sổ sách.
Là kho hàng, nơi trưng bày và đồng thời là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán các linh kiện kim khí điện máy, các dụng cụ trang trí nội thất…
2.5. TÌNH HÌNH KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.5.1. Thuận lợi:
Do đã có mặt trên thị trường nhiều năm nên công ty đã có những khách hàng quen thuộc ổn định và đã tạo dựng uy tín vững chắc cho khách hàng. Mặt khác công ty đã tìm được nguồn cung cấp hàng với giá cả rẻ hơn. Làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty ổn định và dự tính trong tương lai sẽ dần phát triển, lớn mạnh hơn.
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề cao, trình độ nhân viên được đào tạo thường xuyên, luôn nắm bắt các kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên nhà hàng trẻ đẹp và năng động cũng là một lợi thế nhất định của công ty.
- Bộ phận kế toán với trình độ chuyên môn cao và thường xuyên nắm bắt các chế độ cũng như các biến động trên thị trường nhằm đưa ra những ý kiến nhất định trong kinh doanh.
- Những hệ thống thông tin Intenet của doanh nghiệp cũng gốp phần làm cho việc tìm kiếm và khai thác các thông tin cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
- Mặt bằng kinh doanh nhà hàng thông thoáng, trang trí hợp lý, mặt diện của nhà hàng đẹp và bắt mắt, là tâm điểm đáng chú ý khi ai đã có lần đi ngang qua đây. Nên rất tiện ích cho việc kinh doanh của công ty.
2.5.2. Khó khăn:
- Trong nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những thay đổi của thị trường và ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới, sự suy giảm kinh tế trong những năm qua đã làm giảm lợi nhuận của công ty. - Những chính sách thuế, chính sách của nhà nước luôn thay đổi và làm ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của công ty.
- Các thủ tục hành chính cũng gốp phần làm hạn chế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về phía nhà hàng chưa chú trọng về vấn đề Marketing, chưa chú trọng lắm đến nhu cầu của thực khách làm cho doanh thu của nhà hàng chưa ổn định và hiệu quả.
- Nhân viên nhà hàng chưa được sự quan tâm đúng mực, làm cho người lao động thuộc bộ phận nhà hàng cảm thấy không được coi trọng và công bằng với sức lao
động họ bỏ ra nên dẫn đến tình trạng lao động không trung thành với doanh nghiệp và luôn thiếu hụt về nguồn nhân lực. Hoặc nhân viên nhà hàng chưa quan tâm thực sự đến lợi ích chung cho nhà hàng.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH SÁNG VÀNG
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH SÁNG VÀNG SÁNG VÀNG
3.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
3.1.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN
TỔNG HỢP LƯƠNG CÔNG NỢ VẬT TƯ
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phân hành
a. Kế toán trưởng:
+ Công việc thường xuyên:
- Nhận và kiểm tra sổ sách từ các phân hành khác của bộ phận kế toán của công ty - Kiểm tra sự hợp lý, hợp lệ của chứng từ sổ sách khi cần thiết.
- Kiểm tra hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra.
+ Công việc định kỳ:
- Kiểm tra đối chiếu các khoản thuế của doanh nghiệp để lập Báo cáo Thuế theo quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam và phù hợp với quy định của cơ quan Thuế.
- Kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán của các phân hành khác lập Báo cáo tài chính theo quy định của Chuẩn mực kế toán và Báo cáo quản trị theo yêu cầu thông tin của Ban Giám Đốc của công ty.
- In các Báo cáo đã lập.
b. Kế toán tổng hợp:
+ Công việc thường xuyên:
- Nhận và kiểm tra các hóa đơn liên quan đến kế toán tổng hợp do phòng kinh doanh chuyển về
- Đối chiếu hóa đơn các chứng từ liên quan ( Hóa đơn thuế GTGT hàng nhập khẩu). - Ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán tạm ứng
- Ghi chép các nghiệp vụ thuế GTGT hàng nhập khẩu - Ghi chép các khoản chiết khấu thanh toán được hưởng
- Ghi chép các khoản trích trước liên quan đến chi phí bán hàng
- Ghi chép tạm trích lập các quỹ sau từ lãi chưa phân phối hay trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến thu nhập.
+ Công việc định kỳ:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết các khoản nhằm đảm bảo số liệu được ghi chép đầy đủ và chính xác. Thông qua đó phát hiện những điểm không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ, báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp.
- Giúp kế toán trưởng tổ chức phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh trong công ty.
- Lưu giữ bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán. - Chấp hành lệnh điều động của kế toán toán trưởng.
c. Kế toán chi tiết:
* Kế toán tiền lương
+ Công việc thường xuyên:
- Tính lương, đối chiếu công nợ với bảng lương lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí lương và các khoản trích theo lương.
- Theo dõi và lập bảng phân bổ, hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp và đã nộp.
- Ghi chép các nghiệp vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Công việc định kỳ:
- Lưu trữ bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật tài liệu kế toán - Chấp hành lệnh điều động, chỉ đạo của kế toán trưởng.
* Kế toán công nợ:
+ Công việc thường xuyên:
- Hạch toán nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ chưa thu tiền, các khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Theo dõi các khoản nợ khó đòi và tiến hành xóa sổ.
- Nhận kiểm tra các hóa đơn bán chịu cho phòng kin h doanh chuyển về. - Đối chiếu hóa đơn và các chứng từ có liên quan (lệnh bán hàng, đơn đặt hàng, phiếu giao hàng, phiếu yêu cầu mua hàng, phiếu nhập kho, …) nhằm đảm bảo tính có thực, tính chính xác việc bán chịu trước khi ghi sổ/ nhập số liệu nghiệp vụ mua bán chịu.
- Nhận chứng từ thanh toán ( Giấy báo Có, giấy báo nợ, phiếu thu, phiếu chi) đối chiếu các chứng từ liên quan ( Hóa đơn và các chứng từ khác) nhằm đảm bảo tính chính xác, lý của nghiệp vụ thanh toán trước khi ghi sổ/ nhập dữ liệu.
- Theo dõi chi tiết các khoản phải thu, các khoản phải trả của khách hàng, nhà cung cấp theo từng chứng từ nhận nợ, chứng từ thanh toán.
- Lưu trữ chứng từ kế toán và các tài liệu kế toán theo đúng quy định của công ty.
+ Công việc định kỳ:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết các khoản phải thu, phải trả nhằm đảm bảo số liệu được ghi chép đầy đủ và chính xác.
- Lập/ in bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu, phải trả và đối chiếu với số liệu của sổ.
- Tổng hợp tình hình mua_ bán chịu của công ty và đối chiếu với các phân hành khác có liên quan
- Gửi thư đối chiếu nợ phải thu.
- Cung cấp tin cần thiết và lập báo cáo tài chính.
* Kế toán vật tư:
+ Công việc thường xuyên:
- Kiểm tra, kiểm soát, lập các phiếu nhập, xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa…
- Hạch toán các nghiệp vụ kế toán vật tư, công cụ dụng cụ phát sinh trong kỳ.
- Hạch toán khấu hao tài sản cố định, quản lý tài sản cố định - Hạch toán kế toán đầu tư- xây dựng cơ bản.
- Lập báo cáo vật tư, công cụ dụng cụ.
- Kiểm tra, kiểm soát trình duyệt_xây dựng cơ bản, sửa chũa tài sản cố