Phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội) (Trang 82 - 87)

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 đến 2010 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII đã xác định phương hướng: Để xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giáo dục quốc tế, trong 10 năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng

Long - Hà Nội; Thành phố phải đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô anh hùng".

Mục tiêu cụ thể: Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô. Đảm bảo kinh tế Thủ đô có nhịp độ tăng trưởng nhanh, bền vững. Đến năm 2010 tổng sản phẩm xã hội (GDP) của Hà Nội tăng 2,7 lần so với năm 2000. Thu nhập bình quân của nhân dân tăng 2 lần so với năm 2000 đạt GDP bình quân đầu người là 2.100 - 2.200 USD/ người. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10 - 11%. Cơ cấu kinh tế của Thành phố sẽ chuyển dịch như sau: đến năm 2005 Công nghiệp 41,5%, Dịch vụ 55,5%, nông nghiệp 3%; đến năm 2010 Dịch vụ 56-56,6%, Công nghiệp 42 - 42,5%, Nông nghiệp 1,8 - 2%.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo tiêu chuẩn mới còn 3% trên toàn thành phố. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm 15%; diện tích nhà ở đô thị bình quân 8-9m2/người; diện tích cây xanh bình quân 7,5 - 8m2/người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,05%; Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 40% yêu cầu giao thông nội thành; cấp nước sạch cho đô thị 160 - 180 lít/người/ ngày đêm; Đảm bảo cấp nước sạch cho 100% làng, xã nông thôn.

Để góp phần thực hiện phương hướng và mục tiêu phát triển Thủ đô, Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến năm 2010 cụ thể như sau: (Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 9/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ).

- Đất nông nghiệp: với quan điểm phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái; Gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, rút ngắn sự cách biệt giữa nội thành, ngoại thành; Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 3,5-4% năm. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của Thành phố còn lại 33.446 ha, giảm 10.781 ha so với năm 2000. Cụ thể: đất trồng cây hàng năm bao gồm đất lúa, lúa màu và đất trồng cây lâu năm khác có diện tích 25.234 ha; đất vườn tạp 13 ha; đất trồng cây lâu năm có diện tích 4.734 ha; đất đồng cỏ chăn nuôi có diện tích 646 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản có diện tích 2.819 ha.

- Đất Lâm nghiệp: Để xây dựng Thành phố hiện đại, xanh sạch đẹp, nâng cao chất lượng về môi trường, tạo cảnh quan văn minh và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; việc bảo vệ diện tích rừng và các vành đai cây xanh hiện có cần phải đi đôi với đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng biện pháp trồng rừng mới ở địa bàn huyện Sóc Sơn. Đến năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của Hà Nội sẽ là 7.703 ha, tăng 1.575 ha so với năm 2000.

- Đất khu dân cư nông thôn: Đến năm 2010, dân số nông thôn ngoại thành sẽ là 1.120.900 người, tăng thêm 145.480 người, tương đương với 34.625 hộ; Diện tích đất ở nông thôn đến năm 2010 là 7.909 ha, giảm 908 ha so với năm 2000. Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn đến năm 2010 là 13.826 ha.

- Đất đô thị: Đến năm 2010 sẽ có 2.079.100 người sống trong đô thị của Thành phố, tăng thêm 531.600 người so với năm 2000. Để đảm bảo nhu cầu ở cũng như những hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô, đất đô thị của Thành phố đến năm 2010 sẽ là 22.807 ha, mở rộng thêm 12.951 ha.

- Đất xây dựng: Để thực hiện xây dựng Thủ đô và đất nước trong giai đoạn mới, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá: nhu cầu sử dụng

đất để xây dựng các công trình công nghiệp, kinh doanh dịch vụ thương mại, trụ sở cơ quan, các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, công trình công cộng… là rất lớn; đến năm 2010 đất xây dựng của Hà Nội là 10.586ha, tăng thêm 5.515 ha so với 2000.

- Đất giao thông: Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước, việc phát triển và hiện đại hoá hệ thống giao thông thành phố Hà Nội có ý nghĩa quyết định; bao gồm sân bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ, đường sông, đường tàu điện trên không và tàu điện ngầm… mở rộng và xác định rõ phạm vi, hàng lang bảo vệ, quản lý, chống lấn chiếm. Đến năm 2010 đất giao thông của Thành phố là 9.099 ha, chiếm tỷ lệ khoảng 30% đất đô thị.

- Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng: Để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và thoát nước đô thị, phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, cần phải dành diện tích đất thích hợp để phục vụ các yêu cầu này. Đến năm 2010 tổng diện tích đất dành cho thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng của Thành phố là 6.203 ha.

- Đất di tích lịch sử văn hoá: Đến năm 2000 Thành phố Hà Nội có 262 ha đất di tích lịch sử văn hoá và sẽ được giữ nguyên đến năm 2010 và khoảng 665 ha đất nằm trong khu vực bảo vệ, tôn tạo các di tích cũng được sử dụng cho mục đích này.

- Đất an ninh quốc phòng: Để phục vụ yêu cầu an ninh quốc phòng trên địa bàn Thành phố đến năm 2010 diện tích đất sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng là 2.090 ha.

- Đất khai thác khoáng sản và nguyên vật liệu: Để phục vụ nhu cầu xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2010 đất sử dụng cho mục đích khai thác khoáng sản và nguyên vật liệu là 375 ha đất.

- Đất chuyên dùng khác: Đến năm 2010 đất chuyên dùng khác của Thành phố là 369 ha, chủ yếu là xây dựng thực hiện các dự án khu xử lý chất thải rắn, bãi chôn lấp phế thải đô thị.

- Đất chưa sử dụng: Đến năm 2010, đất chưa sử dụng của Thành phố là 7.385 ha đất, chủ yếu là sông suối và núi đá không cây.

Biểu số 3.1

Diện tích các loại đất

Đơn vị tính: ha

Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Ghi chú

A 1 2 3 4

Tổng diện tích 92.097 92.097 92.097

1. Đất nông nghiệp 43.612 38.404 33.446

Trong đó: đất lúa, lúa màu 32.840 27.488 21.424

2. Đất lâm nghiệp có rừng 6.128 7.663 7.703

3. Đất chuyên dùng 20.533 25.947 29.779

Gồm: đất xây dựng Đất giao thông

Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng

Đất di tích lịch sử, văn hoá Đất quốc phòng, an ninh Đất khai thác khoáng sản Đất làm vật liệu xây dựng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất chuyên dùng khác 5.558 5.618 5.585 262 2.061 7 357 752 333 8.577 7.477 6.057 262 2.079 7 380 775 333 10.586 9.089 6.203 262 2.090 7 368 805 369 4. Đất ở nông thôn 8.817 8.274 7.909 5. Đất ở đô thị 2.872 3.960 5.875

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội) (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w