Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay (Trang 85 - 87)

TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC

3.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC

3.1.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác

Tội làm nhục người khác, dù ở góc độ nào, cũng bị coi là hiện tượng xã hội tiêu cực, có nguồn gốc từ xã hội, các nguyên nhân phát sinh nó là các hiện tượng, quá trình xã hội mang tính chất kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý xã hội. Nó có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng, quá trình xã hội khác nhau, trong đó có cả hiện tượng tích cực và hiện tượng tiêu cực. Điều này thể hiện ở chỗ, cũng như các tội phạm khác, tội làm nhục người khác là kết quả, sản phẩm của các hiện tượng, quá trình xã hội và đến lượt nó, gây ra thiệt hại, cản trở quá trình phát triển xã hội; xâm phạm đến các giá trị tinh thần của xã hội. Chính vì vậy, để đấu tranh phòng, chống tội phạm này, phải áp dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau ở nhiều lĩnh vực, trên phạm vi toàn xã hội, nhằm xóa bỏ các

nhân tố tiêu cực trong xã hội là nguồn gốc, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.

Từ nhận thức trên, chúng ta có thể đưa ra những cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác như sau:

Thứ nhất, đánh giá đúng thực trạng của tội làm nhục người khác trên

phạm vi cả nước và trong từng khu vực. Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu các đặc tính về lượng và chất của loại tội phạm này. Để thực hiện việc này, chúng ta phải thực hiện việc thống kê về tội làm nhục người khác theo đúng Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 01-7-2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm; dữ liệu thống kê phải đáp ứng yêu cầu kiểm soát được tình hình tội phạm, xác định được kết quả tiếp nhận tin báo, tố giác về tội làm nhục người khác, kết quả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Thứ hai, đánh giá chính xác hiệu quả về văn hóa – xã hội của các biện

pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác một cách có hệ thống, toàn diện, khách quan dưới góc độ những điều kiện lịch sử cụ thể.

Thứ ba, phân tích nguyên nhân và điều kiện tội làm nhục người khác

trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

Thứ tư, dự báo tình hình tội làm nhục người khác ngắn hạn và dài hạn;

dự báo kết quả các giải pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Từ bốn cơ sở trên, chúng ta xây dựng các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, đồng thời xây dựng các biện pháp kiểm tra để điều chỉnh từng biện pháp cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w