DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG THỜI GIAN TỚI Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 85)

2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG THỜI GIAN TỚI Ở NƯỚC TA GIAN TỚI Ở NƯỚC TA

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây, khoa học dự báo ngày càng đóng vai trò quan trọng. Khoa học dự báo không những chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong thực tế mà còn giúp cho ta chủ động vạch kế hoạch việc cần làm trong những năm tiếp theo một cách khoa học. Khoa học dự báo ở Việt Nam đã được nghiên cứu và áp dụng nhiều trong các ngành kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, dự báo tình hình tội phạm nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Dự báo tình hình tội phạm nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng phải dựa trên cơ sở khoa học, căn cứ, dữ liệu và phương pháp riêng chứ không thể theo ý thức chủ quan. Việc phán đoán khoa học cũng phải được tiến hành trong một phạm vi, khoảng thời gian nhất định thì mới có ý nghĩa trong việc sử dụng kết quả của dự báo. Dự báo chính xác tình hình tội làm nhục người khác là một trong những cơ sở đảm bảo cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đạt hiệu quả cao.

Tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội làm nhục người khác nói riêng đều là hiện tượng xã hội vì nó tồn tại trong xã hội, có nguồn gốc trong xã hội, có nội dung xã hội và số phận của nó cũng mang tính chất xã hội. Tình hình tội làm nhục người khác là một hiện tượng xã hội bởi vì nó được hình thành từ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác do con người trong xã hội thực hiện, đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội. Với tính cách là một hiện tượng xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội làm nhục người khác nói riêng là một hiện tượng xã hội thay đổi về mặt lịch sử, tùy thuộc vào sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, để việc dự báo tình hình tội làm nhục người khác được chính xác, đầy đủ thì ngoài việc căn cứ vào tình hình thực tế của tệ nạn làm nhục người khác, nguyên nhân và điều kiện của tệ nạn này, còn phải căn cứ vào sự biến đổi của

tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta trong tương lai cũng như diễn biến, ảnh hưởng của kinh tế khu vực, thế giới đối với nước ta.

Dự báo tình hình tội làm nhục người khác trong những năm tới sẽ có những diễn biến rất phức tạp. Mặc dù theo số liệu thống kê của các cơ quan quản lý Nhà nước, thực trạng tội làm nhục người khác có xu hướng giảm, tuy nhiên, khi các điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tình hình tội làm nhục cũng sẽ có những diến biến mới, việc phát hiện và xử lý tội phạm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hành vi thực hiện tội phạm sẽ không đơn thuần chỉ là những hành vi "bêu riếu, hất phân, …." như trước kia mà sẽ có tính tinh vi và mức độ nguy hiểm cao hơn, ví dụ như phát tán thông tin nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác lên các phương tiện thông tin đại chúng qua mạng Internet, qua báo chí, …(Gần đây báo Sinh viên Việt Nam đang bị doạ khởi kiện bởi đã cho đăng tải một lá thư bôi nhọ danh dự của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương). Ngoài ra, các hình thức phát tán ảnh, thông tin thiếu trung thực về người khác cũng sẽ được biểu hiện dưới nhiều hình thức tinh vi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ tội phạm ẩn sẽ có xu hướng tăng lên.

Tỷ lệ phạm tội ở nông thôn và khu vực miền núi vẫn ở mức cao hơn so với khu vực thành thị, tuy nhiên, các tội phạm làm nhục người khác ở khu vực thành thị có tính tinh vi và khó phát hiện hơn.

Về nhân thân những người phạm tội làm nhục người khác, những người phạm tội thuộc tầng lớp trí thức sẽ có xu hướng tăng lên, họ có thể nhằm tới những người mà họ cho là cản trở con đường công danh hoặc những người là đối thủ cạnh tranh của mình. Như vậy, người thực hiện tội phạm và đối tượng bị tội phạm nhằm tới sẽ nằm trong một bộ phận giới trí thức, hành vi của các đối tượng này sẽ không tiến hành làm nhục người khác một cách

trực tiếp mà sẽ thực hiện gián tiếp thông qua việc đưa các thông tin nặc danh đến những nơi công cộng hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời gian tới, tỷ lệ phạm tội là nữ giới sẽ có xu hướng tăng lên, điều này cũng biểu hiện rõ nét trên biểu đồ về tình hình tội phạm nữ trong những năm gần đây. Việc làm nhục người khác của nữ giới so với nam trên thực tế không hề chênh lệch, nhưng do hành vi làm nhục người khác của nam giới có mức độ nghiêm trọng cao hơn nên phần lớn bị xử lý về mặt hình sự. Tuy nhiên, những năm tới đây, để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của con người, Đảng và Nhà nước sẽ có những chế tài nghiêm khắc hơn đối với những hành vi trên, do vậy, những hành vi làm nhục người khác sẽ bị xử lý về hình sự một cách nghiêm khắc và cương quyết hơn.

Tình hình tội làm nhục người khác sẽ có những diễn biến mới phức tạp hơn, xu hướng "phạm nhiều tội" sẽ tăng lên, thông thường tội phạm thực hiện hành vi "làm nhục người khác" sẽ phạm thêm các tội xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, tính mạng của người khác (cố ý gây thương tích, bức tử, ….). Ví dụ trường hợp chủ nhà hàng Thanh Loan hành hạ, làm nhục nữ nhân viên gây những chấn thương cả về mặt tinh thần và thể xác cho chị Hương đang được dư luận rất quan tâm gần đây không chỉ có dấu hiệu của tội làm nhục người khác mà còn có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích . Một vụ án khác ở Lạng Sơn: Anh Hoàng Văn Thoại bị ông Lê Trường Sơn - Giám đốc Công ty Tín Lộc - Lạng Sơn cùng một số người khác hành hung, treo biển ghi "chuyên trộm cắp" trước ngực rồi trói tay vào cổng ra vào công ty, anh Thoại còn bị ông Sơn cùng những người khác đánh vào đầu, trán, chân, gây ra những vết thâm tím, hai vết rách trên đỉnh đầu và thái dương. Như vậy, hành vi của ông Sơn không chỉ xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của anh Thoại (theo Ngoisao.net). Hàng loạt các vụ án có tính chất tương tự như trên diễn ra gần đây cho thấy xu thế đáng

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 85)