thế giới so với Việt Nam:
Do mỗi nước có điều kiện kinh tế phát triển kinh tế khác nhau nên có mô hình và những qui định về phương pháp thực hành kế toán cũng khác nhau. Do đó, trong
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154 Chứng từ gốc về chi phí Các bảng phân bổ SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Thẻ tính giá thành
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam và kế toán tại một số nước trên thế giới, ta có thể thấy sự khác biệt đó qua việc nghiên cứu kế toán tại Pháp và Mỹ.
7.1. Kế toán Mỹ:
Theo kế toán Mỹ thì chi phí được hiểu là giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hoá, dịch vụ và chi phí được phân loại thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Trong đó, chi phí sản phẩm là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như: Chi phí NVLTT, chi phi NCTT, chi phí SXC và tạo nên gía vốn hàng bán khi sản phẩm đó được tiêu thụ. Còn chi phí thời kỳ là những phí tổn được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ để xác định lợi nhuận gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Kế toán Mỹ có 2 phương pháp hạch toán chi phí sản phẩm cơ bản là:
+ Hạch toán chi phí theo công việc: Theo phương pháp này thì chi phí được ghi nhận riêng theo từng công việc.
+ Hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất: Theo phương pháp này chi phí sản phẩm được tập hợp, theo dõi từng giai đoạn sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo kế toán Mỹ thì các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT được coi là chi phí trực tiếp nên khi phát sinh được tập hợp trực tiếp vào TK sản phẩm dở dang, còn chi phí SXC được coi là chi phí gián tiếp nên được theo dõi riêng sau đó mới phân bổ vào TK sản phẩm dở dang.
Kế toán Mỹ cơ nhiều điểm tương đồng với kế toán Việt Nam như: đều có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ, đều có cách phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC và đều có phương pháp hạch toán chi phí giống nhau như hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ,…
Tuy nhiên giữa kế toán VN và kế toán Mỹ vẫn có sự khác biệt:
Hệ thống tài khoản của kế toán Mỹ mang tính hướng dẫn bao gồm các tài khoản được sử dụng phổ biến trong công tác kế toán của DN, tài khoản dùng để hạch toán các khoản chi phí mang tính đặc thù riêng của từng DN sẽ do DN tự xác định sao cho phù hợp.
Các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT khi phát sinh được tập hợp thẳng vào TK sản phẩm dở dang do kế toán Mỹ không sử dụng TK chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Chỉ có chi phí SXC được theo dõi riêng trên TK chi phí SXC trước khi đuợc phân bổ vào TK sản phẩm dở dang. Nhưng kế toán Việt Nam thì các chi phí đều được tập hợp riêng sau đó mới kết chuyển để tính giá thành. Với việc hạch toán như vậy sẽ cung cấp thông tin phục vụ quản lý một cách thuận tiện hơn.
Sơ đồ 1.12: Hạch toán tổng hợp CPSX và tính GTSP theo kế toán Mỹ.
TK NVL TK SPDD TK thành phẩm TK GVHB Chi phí NVLTT Giá trị sản phẩm Giá vốn thành
hoàn thành phẩm tiêu thụ TK Cp SXC Cphí NVL gián tiếp TK phải trả NBán ` Cp dịch vụ mua ngoài cho SX TK khấu hao TSCĐ KH TSCĐ dùng cho SX TK phải trả CNV Cp nhân công gián tiếp
Cp nhân công trực tiếp