SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 32 - 36)

- Chủ động trong sản xuất kinh doanh như ký hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước, liên doanh hợp tác đầu tư , chuyển giao công nghệ.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

SVTT: Đặng Thị Mộng Tuyền Trang 32 KẾ TOÁN TRƯỞNG KT THANH KT VẬT KT TỔNG HỢP THỦ KT CÔNG

5.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng thành phần kế toán

* Kế toán trưởng

-Là người có trách nhiệm cao nhất về công tác tổ chức điều hành giám sát các hoạt động tài chính, thống kê và các mặt hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm chính về tổ chức kế toán ở Công ty.

*

Kế toán tổng hợp

- Theo sự chỉ đạo, điều hành và phân công của kế toán trưởng

- Kiểm tra, xử lý và điều chỉnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do kế toán viên định khoản

- Phân bổ chi phí cho từng đối tượng sản xuất kinh doanh - Trích và lập quỹ tiền lương theo đơn giá được duyệt

- Tổng hợp báo cáo kinh doanh của các bộ phận trực thuộc báo cáo hàng tháng.

- Trích dự phòng hàng giảm giá tồn kho, dự phòng nợ khó đòi - Trích và xử lý chênh lệch tỷ giá

- Hàng tháng lập báo cáo nội bộ theo quy định của Công ty - Cuối năm lập báo cáo quyết toán tài chính của xí nghiệp.

*

Kế toán thanh toán

- Theo sự chỉ đạo, điều hành và phân công của kế toán trưởng.

- Kiểm tra chứng từ , báo cáo bán hàng, báo cáo chi phí của các bộ phận chuyển lên theo quy định trên cơ sở báo cáo được Ban Giám Đốc duyệt.

- Hàng ngày lập các phiếu thu-chi , thanh toán, tạm ứng trên cơ sở đề xuất thanh toán của các bộ phận , phòng ban chuyển đến đã được Ban Giám Đốc xí nghiệp chấp nhận duyệt thi

- Phối hợp với kế toán vật tư để đối chiếu công nợ phải trả ( tài khoản 331) tạm ứng khi phát sinh thanh toán

- Phối hợp với kế toán công nợ để đối chiếu công nợ phải thu (tài khoản 131) khi phát sinh thu nợ.

- Theo dõi các khoản liên quan đến tạm ứng (tài khoản 141) đôn đốc và nhắc nhở các cá nhân tạm ứng thanh toán kịp thời và đầy đủ.

- Cuối ngày nhập số liệu vào máy, đối chiếu tiền quỹ với thủ quỹ - Hàng tháng lập các tờ khai thuế GTGT

- Tập hợp chứng từ đã xử lý trong ngày chuyển thủ quỹ lưu trữ theo quy định. - Tham gia trực tiếp trong việc kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ.

* Kế toán công nợ

- Theo sự chỉ đạo , điều hành và phân công của kế toán trưởng

- Lập bảng theo dõi chi tiết và tổng hợp công nợ cho từng khách hàng và từng loại hình sản xuất kinh doanh

- Phối hợp và đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn - Theo dõi các khoản nợ phải thu, nợ phải trả

- Theo dõi tình hình tăng giảm các hợp đồng, phiếu yêu cầu phát sinh

* Kế toán vật tư

- Theo sự chỉ đạo , điều hành và phân công của kế toán trưởng

- Trực tiếp tham gia kiểm kê định kỳ công cụ dụng cụ và tài sản cố định kịp thời phát hiện để có hướng xử lý

- Theo dõi việc sửa chữa thường xuyên, sửa chữa vốn tài sản cố định - Lập và tính khấu hao TSCĐ , phân bổ công cụ theo định kỳ hàng tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thủ quỹ

- Theo sự chỉ đạo , điều hành và phân công của kế toán trưởng

- Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ do kế toán thanh toán lập ( phiếu thu - chi) trên cơ sở đã được Ban Giám Đốc duyệt, thủ quỹ thực hiện việc thu - chi tiền mặt , cuối ngày phối hợp với kế toán thanh toán đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách kế toán.

- Thường xuyên liên hệ với Ngân hàng để thực hiện việc nộp tiền mặt tài khoản hoặc rút tiền mặt nhập quỹ

- Định kỳ thực hiện việc kiểm kê tồn quỹ thực tế theo quy định

- Kết hợp với kế toán thanh toán tập hợp các chứng từ gốc để đóng lưu theo tháng

- Nhận và lưu chuyển công văn đến , công văn đi , hợp đồng , tờ trình quyết định … của các bộ phận và xí nghiệp

5.3.Nhiệm vụ

Phòng kế toán có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của xí nghiệp, phản ánh với Giám Đốc tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phản ánh với Giám Đốc tình hình thực hiện chính sách, chế độ tài chính của Nhà Nước, phát hiện khả năng tiềm tàng trong Công ty…

- Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên và để có cơ sở pháp lý ghi nhận sổ sách kế toán chính xác, cụ thể rõ rang. Phòng kế toán phải thực hiện việc xử lý chứng từ theo một trình tự cụ thể.

- Kiểm tra chứng từ : xem tính pháp lý của chứng từ , việc tính toán trên chứng từ đúng hay sai , có ghi đầy đủ các yếu tố , nội dung của chứng từ có hợp pháp , có đúng chế độ, thể lệ hiện hành và có phù hợp với định mức , dự toán được duyệt hay không.

- Xử lý chứng từ : sắp xếp chứng từ theo từng loại nghiệp vụ , theo bộ phận phát sinh , tổng hợp số liệu các chứng từ cùng loại định khoản kế toán theo quy định.

- Tổ chức luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán : khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế tại mỗi bộ phận , chứng từ được bộ phận tập hợp theo quy định và trình tự duyệt trên cơ sở chính xác, rõ rang và hợp pháp trước khi chuyển về phòng kế toán kiểm trra và xử lý.

- Bảo quản và lưu trữ chứng từ : chứng từ kế toán hàng tháng (chứng từ gốc, chứng từ tổng hợp và chứng từ ghi sổ) phải được sắp xếp theo loại , theo trình tự thời gian đóng thành quyển hoặc gói buộc cẩn thận. Bên ngoài mặt ghi rõ :tên đơn vị, niên độ tháng, cố liệu chứng từ (số đầu đến số cuối) lưu trữ theo chế độ quy định.

6.Hình thức kế toán tại Công ty ♦ 6.1.Chính sách kế toán

- Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

- Niên độ kế toán của Công ty : Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : theo giá thực tế

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : phương pháp bình quân gia quyền. - Nguyên tắc hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ : theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp kế toán chi tiết NVL và công cụ dụng cụ : phương pháp thẻ song song.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trogn kế toán : Đồng Việt Nam (VNĐ).

- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ : ngoại tệ được chuyển đổi theo từng thời điểm , ghi chép theo tỷ giá thực tế (tỷ giá thông báo của liên Ngân hàng).

- Khoản chênh lệch (nếu có) được phản ánh vào tài khoản 413 “chênh lệch tỷ giá”

6.2.Hình thức kế toán

Hiện nay Công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ .Do đó từng bước giảm dần những thiếu sót trogn việc hạch toán bằng thủ công, đảm bảo số liệu chính xác và an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ chứng từ.

Một phần của tài liệu Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 32 - 36)