Áp dụng hình thức thuê mua tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty dệt 19/5 Hà Nội (Trang 59 - 69)

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN

1. Kiến nghị tầm vĩ mô

1.7 Áp dụng hình thức thuê mua tài chính

Phương thức thực hiện:

Đây là hình thức khá phổ biến ở nước ngoài nhưng chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy: cho thuê máy móc thiết bị thông qua hình thức thuê mua đã mở ra một khả năng quan trọng để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn. Hình thức thuê mua giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm khi tự đi vay, tự mua sắm trang thiết bị. Vì các công ty thuê mua, không chỉ đơn thuần thay thế tín dụng ngắn hạn mà còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp mua sắm, thuê thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, bảo hành, bảo trì, tư vấn hợp lý hoá và hiện đại hoá trang thiết bị.

Điều kiện thực hiện:

Để thực hiện được biện pháp này công ty cần có sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống tín dụng trong nước cũng như ngoài nước:

- Cần có một thị trường tín dụng phát triển

- Có được hành lang pháp lý về thuê mua tài chính hiện đại và hợp lý.

- Có mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Hiệu quả đạt được:

Với các thuận lợi trên, tín dụng thuê mua là hình thức đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn, về cán bộ kỹ thuật, cũng như giảm được đáng kể các chi phí cho mua sắm máy móc thiết bị, tìm hiểu thị trường công nghệ…

Thuê mua tài chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty trong bối cảnh chung của các doanh nghiệp Việt Nam là khó khăn về mặt tài

chính. Đồng thời cũng giải quyết luôn khâu tìm hiểu thị trường công nghệ, chi phsi bảo dưỡng sửa chữa và đặc biệt là chi phí tư vấn….

Ngoài ra, trong điều kiện nhà nước ta đang chủ trương đưa các nhà máy ra khỏi trung tâm thành phố, công ty cần có giải pháp đưa các nhà máy về các khu công nghiệp tập trung ở khu vực ngoại thành. Điều này vừa giúp cho quá trình sản xuất cảu công ty được thuận lợi, đỡ chi phí vận chuyển nguyên vật liệu giữa các nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Đặc biệt là giảm được nhiều chi phí sinh hoạt vì chi phí ở khu ngoại thành rẻ hơn so với nội thành như: chi phí điên, nước, giá nhân công

2. Kiến nghị ở tầm vĩ mô ( Với cơ quan cấp trên )

- Xây dựng chiến lược hàng dệt may Việt Nam, tạo mối quan hệ liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp dệt may để có sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công nghệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Có sự phối hợp với các tổ chức kinh tế Việt Nam ở nước ngoài để môi giới khách hàng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, và tìm hiểu thị trường công nghệ nước ngoài.

- Hỗ trợ công ty về vốn, giúp công ty khắc phục tình trạng khó khăn về vốn, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. Đối với các đơn vị dêth hiện nay cần tập trung chiều sâu, đặc biệt đầu tư công nghệ, thiết bị dệt nhuộm hoàn tất. Đơn vị nào chưa hoàn tất công tác đầu tư theo chiều sâu, chưa đầu tư mở rộng, cần chỉ đạo và phân công để tránh đầu tư tập trung, hạn chế các khâu đầu tư thừa không phát huy được hiệu quả. Có chiến lược phát triển hợp lý thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường thuê mua tài chính…

- Đối với nguồn nguyên liệu trong nước, tiến hành quy hoạch lại vùng bông, đầu tư trung tâm tinh chế phân loại bông với thiết bị hiện đại, đảm bảo bông sản xuất công nghiệp có chất lượng cao. Giao kế hoạch cho các đơn vị trong tổng công ty tiêu thụ hết bông đã chế biến. Thông tin thường kỳ về giá bông trên thế giới cho các doanh nghiệp, dự kiến biến động của giá, thống nhất nhập bông trong từng thời kỳ giữa tổng công ty và các đơn vị. Nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ nguyên vật liệu đảm bảo quá trình sản xuất liên tục của dây truyền sản xuât.

- Cấp lãnh đạo thành phố tiếp tục cho công ty được hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư như: giảm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, thuê đất, hưỡng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, đồng thời cấp vốn lưu động cho công ty vượt qua khó khăn.

- Cần có chính sách phát triển các ngành phụ trợ như công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến, khuyến khích trồng bông để hạn chế nhập các nguyên liệu đầu vào, hoá chất, phụ liệu với giá cao.

- Riêng sở công nghiệp Hà Nội, cần tạo điều kiện cho công ty có thể đăng tải thông tin trên tạp chí của sở Công Nghiệp để quảng cáo giới thiệu sản phẩm. đồng thời thường xuyên cung cấp thông tin cho công ty về thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.

Công ty dệt 19/5 là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập được gần 50 năm. Cho đến nay công ty đã đạt được những thành tựu lớn, song cũng gặp không ít khó khăn. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định luôn là bài toán khó mà ban lãnh đạo công ty đang tìm lời giải đáp. Đây là một đề tài khá phức tạp và do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, năng lực phân tích, đánh giá nên em chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hết được tất cả hệ thống tài sản cố định của công ty. Nhưng trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng hết sức để tìm hiểu về công ty và tìm ra những thuận lợi cũng như trở ngại mà công ty đang gặp phải. Trong giới hạn của chuyên đề này, em đã phân tích thực trạng tài sản cố định của công ty, phân tích những thành công mà công ty đã đạt được trong những năm qua, đối chiếu với những điều kiện và năng lực của công ty để tìm ra những tồn tại. Trên cơ sở phân tích những tồn tại, để đưa ra một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị, khắc phục những tồn tại, nâng cao khả năng hoàn thiện những điều kiện của công ty đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, góp phần quyết định trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu công ty. Có thể những giải pháp này còn mang tính khái quát và còn nhiều thiếu sót. Song em vẫn mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của công ty trong những năm tới.

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty dệt 19/5 HN………24 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu sản xuất của công ty dệt 19/5 HN……….26

Sơ đồ 1.3: Qui trình công nghệ may………..28

Bảng1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây……….10

Bảng 1.2: Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng chính của công ty trong 5 năm…………12

Bảng 1.3: Kết quả tiêu thụ vải từ năm 2002 – 2006………...12

Bảng 1.4: Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm may………...14

Bảng 2.1: Bảng qui cách sản phẩm vải………..17

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty dệt 19/5HN………..19

Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy dệt HN………30

Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy may thêu……….31

Bảng 2.5:Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy sợi HNội………..32

Bảng 2.6:Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy dệt Hà Nam……….33

Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị khác………...34

Bảng2.8: Tình hình sử dụng máy móc thuê tài chính………35

Bảng 2.9: Cơ cấu TSCĐ trong tổng TSCĐ………36

Bảng 210: Chỉ tiêu phản ánh tổng hợp………...38

Bảng 211: Nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của TSCĐ……….40

Bảng 2.12: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của TSCĐ……….41

Bảng 2.13: Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức khấu hao của TSCĐ……….43

Bảng 2.14: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hàm lượng của TSCĐ………...44

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển những năm tới………...50

Bảng 3.2: Kế hoạch đầu tư từ 2007 – 2010………51

MỤC LỤC Lời mở đầu………...1

1. Tên công ty………..3

2. Địa chỉ giao dịch………..3

3. Loại hình doanh nghiệp………...3

4. Ngành và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu………...3

II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty………...4

1. Giai đoạn 1959 – 1964……….4

2. Giai đoạn 1965 – 1988……….5

3. Giai đoạn 1989 – 1999……….6

4. Giai đoạn 1999 đến nay………...8

III. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty dệt 19/5 Hà Nội trong những năm tới………...10

1. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 4 năm gần đây………10

2. Kết quả tiêu thụ hàng hoá………..11

Phần 2: Thực trạng sử dụng TSCĐ ở công ty dệt 19/5 HN………...16

I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếun ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty dệt 19/5 Hà Nội………..16

1. Đặc điểm về sản phẩm………16

2. Đặc điểm về thị trường………17

3. Đặc điểm về nhân sự………...19

4. Đặc diểm về bộ máy tổ chức quản lý………..20

5. Đặc điểm về công nghệ………...28

II. Tình hình TSCĐ tại công ty dệt 19/5 Hà Nội………...29

1. Tài sản cố định………..29

2. Cơ cấu TSCĐ của công ty dệt 19/5 HN………36

III. Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN………...38

1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp………...38

III. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN………....45

1. Kết quả đạt được………45

2. Những tồn tại và nguyên nhân………...46

Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN trong những năm tới………50

I. Định hướng phát triển của công ty………50

1. Mục tiêu phát triển……….50

2. Phương hướng phát triển………51

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN……….52

1. Kiến nghị tầm vĩ mô………..52

1.1 Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị………...52

1.2 Nâng cao hệ số thời gian làm việc của máy móc thiết bị………..55

1.3 Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu qaủ TSCĐ trong quá trình sản xuất………56

1.4 Đào tạo tuyển dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao……….57

1.5 Giảm chi phí cố định……….58

1.6 Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới………59

1.7 Áp dụng hình thức thuê mua tài chính………..60

2. Kiến nghị tầm vĩ mô………..61

Kết luận………..63

.DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

1. TSCĐ: tài sản cố định 2. HN: Hà Nội

1. Giáo trình kinh tế và tổ chức trong doanh nghiệp. Trường đại học Kinh tế quốc dân, khoa quản trị kinh doanh. Chủ Biên: PGS.TS Phạm Hữu Huy.

2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Trường đại học kinh tế quốc dân, khoa quản trị kinh doanh.

3. Giáo trình thống kê doanh nghiệp. Trường đại học kinh tế quốc dân, khoa kế toán – kiểm toán.

4. Giáo trình phân tích tài chính. Trường đại học kinh tế quốc dân, khoa tài chính – ngân hàng.

5. Nguồn số liệu công ty dệt 19/5 Hà Nội

6. Các luận văn khoá trước trường đaik học kinh tế quốc dân.

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trong thời gian thực tập tại công ty từ ngày mùng 4 tháng 1 đến 27 tháng 4 năm 2007, sinh viên Bùi Thị Ninh luôn thực hiện tốt nội qui, cũng như qui định của công ty. Hăng hái, nhiệt tình trong công việc, có nhiều đóng góp cho công ty.

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty dệt 19/5 Hà Nội (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w