Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty dệt 19/5 Hà Nội (Trang 44)

DỆT 19/5 HÀ NỘI.

1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, tập thể cán bộ công nhân viên công ty dệt 19/5 Hà Nội đã nỗ lực hết mình không ngừng hoàn thiện tìm kiếm phương thức nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa công ty ngày một phát triển, và đã đạt được những thành công đáng kể:

Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều dây truyền sản xuất các mặt hàng chất lượng cao với trang thiết bị khá hiện đạ và đồng bộ, áp dụng các phương thức bố trí máy móc và lao động tiên tiến góp phần không nhỏ trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Cụ thể:

- Năm 2005, đầu tư dây chuyền dệt vài chất lượng cao với 20 máy dệt picanol hiện tại nhất hiện nay của Bỉ tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam; với dây chuyền

sản xuất này công ty đã cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm sợi, giảm đực chi phí cố định( do công tăng năng suất, giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả sử dụng máy móc..)

- Năm 2005 tiếp tục đầu tư dây chuyền may sản phẩm loại dệt thoi cho nhà máy may thêu với tử 2 đến 3 dây chuyền dự kiến đến năm 2009 sẽ đưa vào sử dụng

- Đầu tư dây chuyền kéo sợi coston chải thô công suất 3000 tấn/ năm được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đã chuẩn bị hoàn thành và tháng 7 năm 2007 sẽ được đưa vào sử dụng

- Đầu tư máy hồ mắc cho phân xưởng dệt và mua sắm các máy móc thiết bị mới cho các nhà máy và khu văn phòng phục vụ sản xuất và làm việc của cán bộ công nhân viên.Bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các dây chuyền sản xuất và xây dựng thêm các nhà xưởng sản xuất công ty còn đầu tư thêm các máy móc thiết bị cho phân xưởng dệt và sợi Hà Nội nhằm đồng bộ hoá máy móc thiết bị hiện có.

Dây chuyền công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại và đồng bộ, đã làm cho chất lượng của sản phẩm ngày được nâng cao. Nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng trong và ngoài nước. Năm 2002 công ty đã được tổ chức quốc tế QMS (Australia) đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9002 về hệ thống quản lý chất lượng.

Công ty đã tiến hành đào tạo đội ngũ công nhân viên đạt trình độ tay nghề cao để đảm bảo có thể vận hành và sửa chữa được máy móc thiết bị. Đặc biệt, là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Chuyên môn nghiệp vụ cũng như tay nghề của cán bộ công nhân viên ngày được nâng cao. Trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường, nhu cầu đa dạng của khách hàng buộc đội ngũ cán bộ công nhân viên phải không ngừng học hỏi nâng câo trình độ, giỏi về nghiệp vụ,đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc đúng năng lực chuyên môn, đúng sở trường đồng thời tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ tay nghề cao đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong những năm qua. Đặc biệt trong hai năm 2005, 2006 làm giảm đáng kể suất hao phí TSCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.

2. Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đáng kể:

- Mặc dù trong năm năm gần đây công ty đã chú trọng vào đổi mới máy móc thiết bị, thay thế các máy móc thiết bị cũ nhưng số lượng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ: 3 máy chải, 1 Máy thô, 20 máy dệt Picanol, 30 máy may, 12 máy thêu cùng một số máy móc có trình độ trung bình nhập từ Trung Quốc và một số nước Trung Đông so với hàng trăm, hàng nghìn máy móc thiết bị lạc hậu và tương đối lạc hậu của các nhà máy. Điều này là chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của công ty, lượng máy móc thiết bị cũ lạc hậu còn quá nhiều là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như giá thành sản phẩm.

- Bên cạnh đó còn có rất nhiều những máy móc đã được khấu hao hết, có trình độ rất lạc hậu được mua sắm từ ngày đầu mới thành lập nhưng vẫn được đưa vào sử dụng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và an toàn cho người lao động.

- Mặc dù công ty đã cố gắng đào tạo và tuyển dụng cán bộ công nhân kỹ thuật song vẫn chưa đáp ứng đựợc nhu cầu của sản xuất. Công ty có tới 4 nhà máy, 2 chi nhánh công ty được phân bố ở nhiều nơi mà phòng kỹ thuật của công ty chỉ có 10 người, Đồng chí phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật phải kiêm luôn trưởng phòng kỹ thuật gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, phân công công tác. Lượng công nhân có trình độ tay nghề cao cũng rất hạn chế. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành các máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất khi có sự cố về kỹ thuật xảy ra.

- Ý thức của người lao động chưa thực sự tự giác, chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo vệ máy móc thiết bị, tài sản chung của công ty. Đôi khi còn xảy ra tình trạng nếu không có người giám sát thì làm việc không tập trung, dẫn đến giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.

Xuất phát từ những hạn chế trên, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cũng như việc đào tạo lượng cán bộ công nhân kỹ thuật như thế nào nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ban lãnh đạo công ty dệt 19/5 Hà Nội.

Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Nguyên nhân khách quan

Công ty hoạt động trong ngành dệt may, một ngành có đặc thù là chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị là rất lớn, nhưng hiệu quả vốn đầu tư lại không cao. Chi phí cho máy móc thiết bị quá lớn, chậm thu hồi vốn. Hơn thế nữa, nguồn vốn của công ty thì có hạn, thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển kịp so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì thế, việc đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị của công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Công ty đặt trong địa bàn khu trung tâm thủ đô, có rất nhiều các doanh nghiệp đặc biệt, là các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh có mức lương rất hấp dẫn. Vì vậy, việc thu hút được lực lượng cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn thế nữa, máy móc thiết bị của ngành dệt chủ yếu phải nhập từ nước ngoài với chi phí rất lớn, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ cho tiến trinh đồng bộ hoá và hiện đại hoá máy móc trang thiết bị của công ty. Cộng với việc cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là điều không dễ đối với dệt 19/5 nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi nước ta hội nhập cũng gây nên áp lực không nhỏ cho công ty khi mà các ưu đãi của Nhà nước dần mất đi.

Thị trường thuê mua tài chính ở nước ta chưa phát triển, thị trường tài chính chưa thực sự là nhân tố tích cực giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn. Khó khăn

lớn nhất và cố hữu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty dệt 19/5 Hà Nội nói riêng.

Ý thức của người lao động Việt Nam chưa được nâng cao vẫn chưa thật sự đi vào kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây có cải thiện đáng kể.

Nguyên nhân chủ quan

Việc bố trí sắp xếp lao động còn chưa được hợp lý, một số máy móc thiết bị chưa hoạt động hết công suất do chưa sử dụng hết chức năng của thiết bị.

Việc cung cấp nguyên vật liệu chưa đáp ứng được yêu cầu, của quá trình sản xuất do đặc thù ngành là nguyên vật liệu theo mùa vụ và lại nhập khẩu là chủ yếu nên thường xẩy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất.

Công ty còn thiếu lực lượng cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Dẫn đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chưa đem lại hiệu quả cao.

Trình độ tay nghề của công nhân chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu của công việc. Bên cạnh đó, chính sách thu hút cũng như giữ chân công nhân có trình độ cao đến với công ty chưa thực sự phát huy tác dụng. Thêm vào đó, sự tự giác của người lao động trong quá trình sản xuất còn chưa cao. Khi không có người giám sát thì làm việc không nhiệt tình, gây nên ảnh hưởng không tốt đối với hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu qaủ của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNCỦA CÔNG TY 1. Mục tiêu thực hiện

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng đổi mới máy móc thiết bị, nghiên cứu đưa vào sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao. Phấn đấu trở thành một đơn vị sản xuất và cung cấp sản phẩm có uy tín trong ngành dệt, may, da giầy và là một nhà sản xuất quần áo chất lượng cao cung cấp cho thị trường Mỹ và EU.

- Phấn đấu đế năm 2010 đầu tư xong nhà máy liên hiệp sợi – dệt – nhuộm- may tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.

Bảng số 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển trong những năm tới

TT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010

1 Doanh thu tỷ đồng 160 180 230 290

2 Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 19,23 20,78 22,03 23,91

3 Tổng TSCĐ tỷ đồng 128,8 163,76 193,76 235,76

Nguồn: phòng tài vụ Ngoài những chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh công ty còn đề ra một số chỉ tiêu phong trào như giữ vững danh hiệu đơn vị quản lý giỏi của ngành công nghiệp, giữ vững danh hiệu Đảng bộ vững mạnh, phong trào đoàn, hội suất sắc ... và làm tốt công tác từ thiện cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước....

Bảng số 3.2: Kế hoạch đầu tư từ 2007 đến 2010

Tt

Dự án đầu tư Thời gian thực hiện

Tổng vốn

Nguồn vốn Địa điểm thực hiện Tự

Vay

1

Đầu tư dây chuyền may sản phẩm dệt kim 2007-2008 T6/2008 đưa vào SX 20 tỷ 4 tỷ 16 tỷ KCN Đồng Văn Hà Nam 2

Đầu tư tiếp PX dệt chất lượng cao (40máy) 2009- 2010 T4/2010 đưa vào SX 45 tỷ 7 38 tỷ KCN Đồng Văn Hà Nam

3 Xây nhà ở 2009-2010 50 tỷ 10 40tỷ Thanh Liệt- TX

4 Trung tâm thương mại, VP cho thuê

2010 bắt đầu triển

khai 60 tỷ 15 45tỷ 203 N.H.Tưởng

5 Tổng 175tỷ 36 tỷ 139tỷ

Nguồn: phòng kỹ thuật

2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 Hà Nội.

Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng nhà máy liên hiệp dệt - sợi – nhuộm – may tại khu công nghiệp Đồng Văn để đưa vào sản xuấtn các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ công tác cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty và cung cấp ra thị trường.

Mua sắm máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại nhằm thay thế các máy móc đã lạc hậu và khấu hao hết đồng thời đầu tư đồng bộ, khép kín dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó đầu tư có trọng điểm theo chiều sâu máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu và nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường.

Đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Tổ chức đội kỹ thuật chuyên nghiệp để bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy móc thiết bị.

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI

1. Kiến nghị ở tầm vi mô ( đối với doanh nghiệp) 1.1 Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị

Khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố con người trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là điều cần thiết. Nhưng nếu thuần tuý chỉ dựa vào sức người và lòng nhiệt tình thì chưa đủ. Với công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu thì công ty khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phương thức thực hiện đổi mới máy móc thiết bị

- Đầu tư đổi mới hoàn toàn: Với tình trạng máy móc ở các nhà máy đã quá lạc hậu, công ty có thể nghiên cứu xây dựng đề án đổi mới máy móc đồng bộ cho những nhà máy có máy móc công nghệ đã quá cũ. Thay thế các dây chuyền công nghệ cũ bằng dây chuyền công nghệ mới hiện đại; thay thế việc điều khiển máy móc bằng con người sang điều khiển bằng điện tử. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này công ty cần phải có một lượng vốn rất lớn. Với tình hình công ty hiện nay, công ty chỉ có thể áp dụng phương thức này cho các nhà máy mới đang được xây dựng tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.

.- Đầu tư đổi mới máy móc có trọng điểm: Nhìn vào thực trạng máy móc thiết bị đã quá lạc hậu hiện nay cảu công ty, việc đầu tư máymcó thiết bị là một yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính của công ty không cho phép đầu tư đổi mới hoàn toàn, đầu tư tràn lan mà phải đầu tư có tính trọng điểm theo hướng thay thế dần thiết bị cũ, lạc hậu, đồng bộ hoá day chuyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Ban lãnh đạo công ty cần chỉ đạo cho cán bộ kỹ thuật xem xét kiểm tra và đánh giá toàn bộ máy móc thiết bị về số lượng, chất lượng và khả năng thực tế của máy móc,

rà soát các dây truyền sản xuất, từ đó phân loại xem máy móc thiết bị nào trong dây truyền sản xuất là kém nhất, bộ phận nào ảnh hưởng lớn nhất, quan trọng nhất đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, xác định khu vực cần phải đầu tư ngay, bộ phận nào có thể chậm lại. Do hạn chế về vốn nên công ty cần phải đầu tư lần lượt theo thứ tự, bắt đầu từ khâu quan trọng, cần thiết tránh dầu tư tràn lan, vừa không có khả năng, vừa lãng phí và không mang lại hiệu quả.

- Đầu tư theo chiều sâu về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm: Công ty nên đầu tư công nghệ vào nhà máy sợi vì chất lượng sợi ảnh hưởng đến chất lượng vải được sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm quần áo của nhà máy may thêu. Hiện nay công ty đã có một dây chuyền kéo sợi và se sợi, công ty nên đầu tư để nhập công nghệ lọc bông, sơ chế bông sau đó mới đưa vào cuộn bông như hiện nay. Đây là

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty dệt 19/5 Hà Nội (Trang 44)