Tăng cường đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 92 - 94)

II. Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

4. Tăng cường đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Chi ngân sách Nhà nước hàng năm cho giáo dục đào tạo gồm chi xây dựng cơ bản và chi có tính chất tiêu dùng.

Hiện nay, ngân sách GD – ĐT ở mức 15 - 16% tổng ngân sách hàng năm của Nhà nước. Ngân sách giáo dục đào tạo tuy có tăng lên so với thời kỳ trước, song so với yêu cầu của ngành giáo dục thì ngân sách Nhà nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50%. So với các nước trong khu vực thì ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam còn thấp.

Kinh phí đầu tư cho GD – ĐT thấp đã dẫn đến sự bất cập: chúng ta muốn đổi mới, đẩy mạnh GD – ĐT nhưng cơ sở vật chất trang bị thiếu, công nghệ lạc hậu. Chúng ta muốn có đội ngũ lao động với trình độ cao thì cần có thầy giỏi. Sự nghiệp đào tạo mới có quyền đòi hỏi cao ở người thầy cả về chất lượng chuyên môn và tư

cách đạo đức, nhưng, muốn vậy, cần phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho họ; trong khi đó, ngân sách lại quá eo hẹp.

Một điều đáng quan tâm nữa về giáo viên ở các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề là lương còn thấp. Với mức lương như vậy, khó có thể thu hút người tài vào nghề và người ở trong nghề bỏ hết tâm sức ra làm việc. Thực tế, bằng nghề tay trái, nhiều giáo viên không chỉ nuôi sống mình và gia đình, mà còn nuôi cả nghề chính nữa.

Trong tình hình ngân sách eo hẹp lại cùng một lúc phải làm nhiều việc, nếu chỉ chờ nguồn ngân sách, thì sự nghiệp giáo dục và đào tạo của ta khó có thể phát triển được. Bởi vậy, trong chính sách quản lý những năm gần đây, Nhà nước ta chủ trương nâng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục đạt tới 20% tổng chi ngân sách vào năm 2010. Bên cạnh đó, một yêu cầu cơ bản và lâu dài là tiếp tục xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao ý thức trach nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với GD – ĐT, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt học tập của nhân dân. Các biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục bao gồm:

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập.

- Chuyển giao các trường trung học đào tạo ngành hẹp cho tổng Công ty, Công ty Nhà nước trực tiếp quản lý, gắn đào tạo với sử dụng. Chuyển dần các trung tâm dạy nghề công lập sang hình thức bán công, phát triển các trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục, gắn đào tạo nghề với thị trường, với doanh nghiệp.

- Củng cố các trường đại học dân lập hiện có, thành lập thêm đại học dân lập ở một số địa phương có nhu cầu và khả năng quản lý.

- Cải tiến chế độ học phí cho thích hợp nhằm huy động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc thu học phí ở trường công cùng với kinh phí do ngân sách cấp phải đáp ứng được nhu cầu chi, bảo đảm mức lương thỏa đáng cho giáo viên.

- Phát triển các quỹ khuyến học do nhân dân tự nguyện đóng góp và do Nhà nước tài trợ một phần để trợ giúp người nghèo đi học.

- Quy định nghĩa vụ đóng góp của các doanh nghiệp cho hoạt động GD- ĐT, căn cứ vào doanh thu, số lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Có ý kiến đề xuất nên dành 25% lợi nhuận doanh nghiệp (không phải chịu thuế) để đầu tư cho công tác đào tạo.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát triển cho sự nghiệp GD – ĐT.

5. Hoàn thiện cơ cấu của hệ thống giáo dục – đào tạo gắn với đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w