Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 71 - 76)

I Các khóa học của Tổng Công ty 1Đào tạo Giám đốc chuyên

2. Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, mới chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần từ tháng 3 năm 2004, mọi hoạt động của Công ty đều chịu sự quản lý của Nhà nước.

Mặt khác, PLC là một trong những doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh các sản phẩm Hóa dầu tại Việt Nam, Hóa dầu là một trong những mặt hàng đặc biệt của nền

kinh tế và chúng ta có thể coi nó như mạch máu của nền kinh tế. Biết bao trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải… bắt buộc phải sử dụng sản phẩm Hóa dầu. Vì vậy, Hóa dầu là mặt hàng chiến lược do Nhà nước thống nhất quản lý.

Do đó, Nhà nước kiểm soát hoạt động của PLC là tất yếu, trong đó bao gồm cả hoạt động ĐTPTNNL. Nhà nước sử dụng các phương tiện như Pháp luật, các chính sách, các công cụ kinh tế, các tài sản của Nhà nước… Với vai trò “bà đỡ” để tạo môi trường thuận lợi cho NNL Công ty phát triển, nâng cao năng lực NLĐ thông qua công tác đào tạo.

II.1. Pháp luật

Hoạt động ĐTPTNNL của PLC phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, hoạt động theo các luật liên quan của Nhà nước Công ty đã xây dựng Quy chế đào tạo theo các Nghị định, quy định của Chính phủ; và thực hiện nghiêm túc việc hướng dẫn thi hành VB QPPL của Nhà nước về đào tạo.

Một số Quy định của Pháp luật có liên quan được áp dụng đối với công tác ĐTPTNNL tại PLC:

- Luật Giáo dục (Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 4 từ ngày 28/10 đến ngày 2/12/1998 đã thông qua. Chủ tịch nước đã ký công bố Luật Giáo dục ngày 11/12/1998).

- Nghị quyết Hội Nghị ban chấp hành TW lần thứ 2 khóa VIII về GD– ĐT. - Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính Phủ, trong đó quy định bậc, cấp giao dục, thời gian khung của quá trình GD - ĐT tạo hình thức tập trung chính quy, tuổi chuẩn vào lớp đầu, văn bằng tốt nghiệp…

- Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của thủ tướng Chính phủ về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết Định 1347/2004/QĐ-BKH ngày 24/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế về Quản lý thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo NNL cho các DNNVV giai đoạn 2004 – 2008.

- Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 09/2005/TT-BTC ngày 28/01/2005 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo NNL cho các DNNVV giai đoạn 2004 – 2008.

- Luật DNNN (20/4/1995).

- Bộ Luật Lao Động (Ngày 02/4/2005, tại kỳ họp thứ 11, Quốc Hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động, có hiệu lực vào ngày 1/1/2003).

- Luật Công ty được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1990 và có hiệu lực từ ngày 1/4/1991.

- Ngày 7/5/1996, Chính phủ lại ban hành Nghị định 28/CP về việc chuyển một số DNNVV thành Công ty cổ phần.

Do hệ thống Pháp luật Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nên sự thay đổi, sửa đổi các văn bản, các chính sách Pháp luật, các bộ luật có thể xảy ra, thiếu sự ổn định cần thiết đối với PLC trong công tác ĐTPTNNL.

II.2. Các chính sách về vấn đề GD – ĐT

PLC luôn quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển NNL với các chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Công ty thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đào tạo dài hạn, thường xuyên cử cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, chính trị, quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ. Sở dĩ đạt kết quả cao như trên là do Nhà nước đã có những chính sách về ĐTPTNNL nhằm quản lý công tác đào tạo NNL của Công ty và PLC đã tổ chức thực thi có hiệu quả đến mức tối đa các chính sách đó.

- Chính sách đối với người được đào tạo (học viên)

+ Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, yêu cầu Công ty tạo điều kiện về thời gian cũng như phương tiện đi lại, chỗ ăn chỗ ở… thuận lợi cho NLĐ được yên tâm tham gia khóa đào tạo.

+ Trong quá trình đào tạo, NLĐ vẫn được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Công ty.

+ Bảo đảm sau khi kết thúc khóa đào tạo, NLĐ được bố trí vào làm trong những vị trí phù hợp, những kiến thức đã học đựợc phát huy cao độ trong quá trình công tác của họ.

- Chính sách đối với giảng viên đào tạo.

Giảng viên đào tạo NNL được Nhà nước phối hợp với PLC tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy, được hưởng các chế độ đào tạo…

Nhà nước thu hút các học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và những người có năng lực làm việc tốt trong thực tiễn SXKD để đào tạo về các lĩnh vực: XNK, Kế toán Tài chính, chứng khóan, Quản trị nhân sự, công nghệ thông tin…và sử dụng làm giảng viên các cơ sở đào tạo NNL của PLC.

Sử dụng giảng viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn trọng nghề dạy học.

- Chính sách đối với cơ sở đào tạo:

Nhà nước phối hợp với các trường Đại học chính quy và các trung tâm dạy nghề để đào tạo các kỹ năng chuyên môn, phối hợp với các trung tâm tiếng anh tổ chức cho NLĐ trong Công ty tham dự các khóa đào tạo Tiếng Anh.

Nhà nước chủ động khuyến khích Công ty phối hợp với một số đối tác của Công ty như BP Petco, Lubmarine - Hồng Kông, tipco, daryar, VCCI…tổ chức cho cán bộ của Công ty đi học tập, bồi dưỡng tại một số nước như: Trung quốc, Singapore, Thái Lan, Hông Kông, Nhật bản…

Nhà nước ưu đãi về đầu tư, cung ứng trang thiết bị cho cơ sở đào tạo NNL PLC, phát triển các hình thức đào tạo từ xa…

Công tác đào tạo NNL PLC hiêu quả thúc đẩy hoạt động SXKD của Công ty, tăng năng suất lao động, dẫn đến kinh tế nước ta phát triển.

II.3. Bộ máy Nhà nước và cán bộ công chức Nhà nước.

Hệ thống Quản lý Nhà nước đối với ĐTPTNNL tại PLC từ Bộ GD – ĐT đến các cơ quan quản lý của Nhà nước về GD – ĐT ở các địa phương. Vấn đề là phải

phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan này để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có hạn của đất nước vào bồi dưỡng nâng cao đội ngũ NLĐ của PLC.

II.4. Tài sản của Nhà nước

- Cơ sở đào tạo:

Hiện tại, có rất nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty của Nhà nước. Bao gồm các trường dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học và cao đẳng có đào tạo chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng lao động của Công ty.

Hàng năm, Nhà nước vẫn đầu tư, cung ứng trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo của Công ty. Đồng thời, Nhà nước cũng miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ mới cho Công ty trong việc đào tạo người lao động.

- Ngân sách Nhà nước

Là Công ty cổ phần, nhưng PLC vẫn dành được sự quan tâm ưu ái của Nhà nước về mọi mặt. Trong đó có cả công tác ĐTPTNNL của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đối với hoạt động QLNN khi đã đưa được chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, biết đặt con người vào vị trí trung tâm, biết đầu tư vào thể lực và trí lực của con người sẽ tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng, có trình độ cao. Điều đó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, Nhà nước chú trọng đầu tư nhiều hơn cho công tác ĐTPTNNL tại PLC. Hàng năm, Nhà nước dành 3-5% thuế của Công ty hỗ trợ cho đào tạo của Công ty. Ước tính khoản ngân sách chi cho đào tạo đó khoảng 300 triệu đồng.

Khoản ngân sách đó giúp Công ty chi trả cho các cơ sở đào tạo, chi lương và phụ cấp lương cho giảng viên đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người được đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo. Nhờ đó mà PLC có NNL mạnh, môi trường làm việc tốt, có chế độ đãi ngộ tốt với người lao động.

- Hệ thống thông tin Nhà nước

Nhà nước cung cấp những thiết bị phần cứng, phần mềm, các dữ liệu cho Công ty để thực hiện đào tạo NNL có chất lượng, hiệu quả. Nhà nước đầu tư trang bị

các hệ thống đào tạo từ xa cho các cơ sở đào tạo, các phương tiện thông tin tuyên truyền cho các cơ sở đào tạo đó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w