Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 76 - 79)

1. Những thành tựu đạt được

Ngay từ đầu, vai trò của Nhà nước tham gia quản lý công tác ĐTPTNNL tại PLC đã hết sức quan trọng. Bằng pháp luật, Nhà nước đã xác định quyền học tập nâng cao trình độ của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động thuộc Công ty có đủ sức cạnh tranh và bình đẳng về cơ hội; tập trung giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đào tạo như tình trạng gian lận trong thi cử, mua bằng bán điểm… Bằng các chính sách, chiến lược, kế hoạch về đào tạo là đường hướng cơ bản để đưa sự nghiệp đào tạo của Công ty vào quỹ đạo phát triển phù hợp với chiến lược phát triển SXKD của Công ty. Bằng việc chi ngân sách hỗ trợ kinh phí cho công tác ĐTPTNNL của PLC, Nhà nước đã thể hiện được ảnh hưởng sâu sắc của mình tới công tác đào tạo của PLC; đã làm cho công tác đào tạo NNL tại PLC diễn ra mạnh mẽ, đều đặn và đạt được nhiều thành tích đáng kể.

PLC đã tổ chức được nhiều khóa đào tạo với nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, một số phương pháp tỏ ra rất hiệu quả như: luân chuyển, thuyên chuyển công việc, đào tạo bài giảng, bổi dưỡng nâng bậc lương. Các chương trình đào tạo có nội dung khá phong phú thu hút được nhiều lao động tham gia. Thêm vào đó, nhờ hoạt động hướng dẫn thi hành các văn bản QPPL của Nhà nước, các nghị định, nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền nên đội ngũ NLĐ thuộc PLC cố tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức rèn luyện học tập và chấp hành tốt các quy định đề ra. Bộ máy thực hiện công tác ĐTPTNNL của PLC thống nhất từ trên xuống dưới, có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau bảo đảm truyền đạt, cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời. Bên cạch đó, PLC cũng đã làm tốt việc lựa chọn đội ngũ giảng viên đào tạo, các giảng viên đều có kinh nghiệm giảng dạy tốt, có trình độ cao, giúp hiệu quả đào tạo của Công ty được nâng lên.

Theo đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của bản thân NLĐ thì đại bộ phận đều thấy được mặt tích cực của đào tạo là giúp cải thiện trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của NLĐ (70,5%), tăng khả năng thực hiện công việc(52,2%), tăng hiệu quả SXKD (34%). Số lao động dự thi và đạt tiêu chuẩn nâng bậc lương ngày càng tăng chứng tỏ chất lượng lao động ngày càng cao.

Ngoài ra, PLC còn làm tốt vấn đề khuyến khích vật chất tinh thần cho người được đào tạo, tạo động lực cho NLĐ tham gia đào tạo. Các chính sách duy trì phát triển NNL tại PLC được thực hiện khá tốt, đặc biệt Công ty đã áp dụng hiệu quả các hình thức tạo động lực về tài chính như: chính sách về lương, chính sách tiền thưởng và các phúc lợi khác như tổ chức cho nhân viên đi tham quan, nghỉ mát, đi du lịch… giúp nhân viên thêm gần gũi và gắn bó với Công ty hơn.

2. Hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó.

Tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu song công tác ĐTPTNNL của PLC vẫn còn nhiều hạn chế, số NLĐ được cử đi đào tạo còn hạn chế, Công ty mới chỉ tập trung đào tạo cán bộ quản lý đã có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn mà chưa quan tâm đến những nhân viên mới. Do đó, không tạo động lực làm việc cho đội ngũ NLĐ đặc biệt là lao động trẻ.

Mức chi phí đào tạo bình quân cho mỗi lao động trong Công ty thấp vì vậy trong thực tế, có rất nhiều lao động có nhu cầu đựợc đào tạo nhưng không có điều kiện về kinh tế nên không được đào tạo, là nguyên nhân làm thui chột động lực lao động của họ.

Công tác đào tạo NNL của Công ty cũng gặp những khó khăn có ảnh hưởng lớn đến việc triển khai đó là một số khóa đào tạo về kỹ thuật thương phẩm các ngành hàng chưa tổ chức được do thiếu cán bộ nghiệp vụ giàu kinh nghiệm, một số khóa đào tạo về nâng bậc thợ cho công nhân không tổ chức được do không có đơn vị tổ chức đào tạo hoặc số lượng học viên quá ít.

Mặt khác, PLC mới chuyển đổi sang hình thức cổ phần năm 2004 nên một số đặc điểm hạn chế của DNNN vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng tiêu cực đến Công ty. Cơ cấu NNL còn nhiều khó khăn, chưa ổn định. Cộng thêm sự ràng buộc của Nhà nước trong quản lý công tác ĐTPTNNL của Công ty dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa cao bởi hướng đào tạo lúng túng, thiếu căn cứ quy hoạch, kế hoạch đào tạo chuẩn xác.

Các cơ sở đào tạo vẫn chịu sự quản lý theo kiểu bao cấp tuyển sinh theo chỉ tiêu; thu chi không được tự chủ. Vì vậy không thích ứng kịp thời được với thị trường đang biến đổi nhanh chóng và nhiều cạnh tranh khốc liệt. Vai trò của Nhà nước là phải quản lý bằng pháp luật, kế hoạch, thể chế, chiến lược… nhưng đến nay lại chưa hoàn thiện, đầy đủ và thích hợp.

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w