II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO
2.3.3. Quản lý thông tin nội bộ
Quản lý thông tin nội bộ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất cứ một công ty nào, đặc biết là đối với các công ty đã tiến hành gia nhập TTCK. Bởi khi đã trở thành Công ty đại chúng thì mọi thông tin (bao gồm cả thông tin tốt lẫn các thông tin xấu) có liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì đều dẫn đến những biến động đối với “thị giá” cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình trên TTCK. Các vụ rò rỉ thông tin không những làm cho thị trường mất ổn định; các chính sách, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp đổ bể mà quan trọng hơn là khiến cho nhà đầu tư không những bị mất lòng tin vào khả năng kiểm soát thị trường của các cơ quan, tổ chức như: UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán mà còn mất lòng tin vào chính giá trị cổ phiếu của công ty niêm yết, điều này là cực kỳ bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp tục huy động vốn. Chính vì vậy, quản lý thông tin nội bộ đang là vấn đề sống còn với mỗi doanh nghiệp hiện nay
Bên cạnh đó, việc công bố các thông tin về doanh nghiệp như: thông tin định kỳ, thông tin bất thường, thông tin theo yêu cầu cũng đều phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định được quy định trong Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhắm tránh những mối lo ngại về nguy cơ giao dịch nội gián trên TTCK do sự rò rỉ trong quá trinh chuyền thông tin từ doanh nghiệp niêm yết đến Trung tâm giao dịch chứng khoán. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giao dịch cổ phiếu (đặc biệt là các cổ phiêu chưa niêm yết); giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ, ít thông tin; đồng thời góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch cho TTCK vồn còn non trẻ của Việt Nam. Vì vậy, việc giám sát những hành vi nội
tin để chuộc lợi cá nhân…sẽ là công việc của không chỉ các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là của chính các doanh nghiệp tham gia niêm yết.
Cuối cùng, việc kiểm soát các nội dung được công bố trong Bản cáo bạch cần phải do một cơ quan quản lý Nhà nước có đủ thẩm quyền thực hiện (mà ở đây xin kiến nghị là Sở kế hoạch đầu tư nơi cấp Giấy phép ĐKKD cho doanh nghiệp ) phải thật chặt chẽ, minh bạch, tránh tình trạng một số thông tin trong Bản cáo bạch bị bưng bít nhằm chuộc lợi cá nhân gây thất thoát tài sản của Nhà nước như: thông tin về những tài sản hữu hình hay vô hình nào đã được và chưa được định giá vào giá trị của doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá (đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu , tiềm năng phát triển doanh nghiệp…). Có như vậy, mới phát huy được hiệu quả của việc đấu giá cổ phiếu sau này, khi doanh nghiệp chính thức niêm yết. Làm cho Bản cáo bạch chở lại đúng vai trò của nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhà đầu trên TTCK.
Kết luận
Trải qua hơn 6 năm, hình thành và phát triển. TTCK và các dịch vụ tài chính của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá nhanh với sự tham gia của ngày càng nhiều các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể, tính đến tháng 3/2007, TTCK đã thu hút 193 công ty niêm yết, đăng ký giao dịch; tổng giá trị vốn hoá cổ phiếu đạtt gần 371.330 tỷ đồng, bằng 38% GDP năm 2006 và tăng gần 40 lần so với cuối năm 2005. Nhờ sự phát triển của thị trường tài chính nên phương thức và công cụ huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đã từng bước được đa dạng hoá và thực hiện theo các nguyên tắc thị trường. Đạt đựoc những thành công đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của Chính Phủ, Bộ tài chính, UBCKNN phối kết hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về CK nói riêng và về kinh tế nói chung, đáp ứng những yêu cầu vận hành nền kinh tế thị trường.
Chính vì thế trong thời gian tới, Việc tập trung chỉ đạo kiên quyết của Chính Phủ và các Bộ, ban ngành liến quan về vấn đề tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN, mà trọng tâm là cổ phần hóa phần lớn DNNN, kể cả các tổng công ty phải được đẩy mạnh; bên cạnh đó cần tăng cường khuyến khích doanh nghiệp tham gia niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên TTCK; chuyển hẳn DNNN sang hoạt động đầy đủ theo cơ chế thị trường để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, thực hiện mạnh việc giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể, sát nhập, phá sản DNNN thua lỗ kéo dài.
Bởi tại thời điểm hiện nay, cổ phần hoá và việc gia nhập TTCK của các công ty cổ phần đang là hai vấn đề hết sức nóng bỏng được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu. Điều này đã đặt ra cho Chính Phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến TTCK một thách thức to lớn là làm thế nào để có thể xây dựng được khung pháp lý vững chắc, một định chế kiểm soát linh hoạt về cổ phần hoá và quy trình cũng như thủ tục gia nhập TTCK, qua đó cung cấp một cái nhìn tổng quát hơn về một lĩnh vực còn khá nhiều phức tạp và mang đầy tính mới mẻ này.
Trên đây, là một số nhận định mang tính khái quát cho toàn bộ bài viết này mặc dù qui mô và tính chất của một bài chuyên đề nhiều khi tỏ ra không tương
xứng với những vấn đề rộng và mang tính thách thức đối với nhiều nhà hoạch định chính sách như vậy. Song hy vọng bài viết này cũng đã cung cấp và chia sẻ một số kiến thức, kinh nghiệm về TTCK cho những ai quan tâm, tìm hiểu, rất mong nhận được nhiều những ý kiến đóng góp, xây dựng để hoàn thiên bài viết hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo I. Văn bản pháp quy
1. Luật doanh nghiệp (số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005) 2. Luật chứng khoán (số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006)
3. Nghị định của Chính Phủ (số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003) về chứng khoán và TTCK
4. Nghị định của Chính Phủ (số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004) về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần
5. Nghị định của Chính Phủ (số 14/2007NĐ-CP ngày 19/01/2007) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán
6. Quyết định của UBCK (số 498/QĐ-UBCK ngày 24/07/2006)
7. Quyết định của UBCK (số 301/QĐ-UBCK ngày 09/05/2006) về việc ban hành Quy chế xét duyệt đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, cấp phép niêm yết chứng khoán, cấp phép hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán.
II. Các tài liệu tham khảo khác
1. Báo lao động
2. Báo đầu tư chứng khoán 3. Các trang Web: + www.ssi.com.vn + www.dongsecurities.com.vn + www.abs.com.vn + www.apec.com.vn + www.bvsc.com.vn + www.vir.com.vn 4. và một số sách chuyên ngành về lĩnh vực CK và TTCK
MỤC LỤC
Lời nói đầu... 1
Chương I: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...3
I. CÔNG TY CỔ PHẦN ...3
1.1. khái niệm công ty cổ phần...3
1.2. Các loại cổ phần:...3
1.3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông...4
1.3.1. Quyền của các loại cổ đông ...4
1.3.2. Nghĩa vụ của các loại cổ đông ...7
1.4. Cổ phiếu và vấn đề trả cổ tức...8
1.4.1. Cổ phiếu ...8
1.4.2. Trả cổ tức...8
1.4.3. Việc phát hành và chào bán, chuyển nhượng các loại cổ phiếu, trái phiếu của công ty cổ phần...9
1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần...9
1.6. Yêu cầu về kiểm toán và Công khai thông tin về công ty cổ phần...10
1.6.1. Yêu cầu về kiểm toán...10
1.6.2. Công khai thông tin về công ty cổ phần...10
II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIA NHẬP TTCK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN...10
2.1.2. Vài nét sơ lược về thị trường chứng khoán...12
2.2. Quy chế pháp lý gia nhập thị trường chứng khoán của công ty cổ phần...19
2.2.1.Quy chế pháp lý về phát hành chứng khoán ra công chúng ...19
2.2.2. Quy chế pháp lý về niêm yết chứng khoán ...22
2.2.3. Quy chế pháp lý về giao dịch chứng khoán ...24
Chương II. CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 VÀ THỰC TIỄN VIỆC GIA NHẬP TTCK CỦA CÔNG TY ...27
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12...27
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...27
1.2. Cơ cấu tổ chức ...30
1.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm:...30
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và sản xuất kinh doanh của Công ty:...31
1.3. Hoạt động của công ty cổ phần Sông Đà 12...34
1.3.1. Khái quát tình hình kinh doanh ...34
1.3.2. Nhiệm vụ kế hoạch SXKD năm 2007 ...36
II. QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN CÔNG TY SÔNG ĐÀ 12 THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN...37
2.1.Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi ...37
2.3. Quyết đinh chuyển Công ty Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty Sông Đà thành
công ty cổ phần của Bộ trưởng Bộ xây dựng...38
III. QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12...38
3.1. Quy trình xây dựng các căn cứ trước khi tiến hành đăng ký gia nhập TTCK ...38
3.1.1. Họp Đại hội cổ đông ...38
3.1.2. Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, Tổ chức tư vấn tài chính trung gian và Đại lý đấu giá...39
3.1.3. Số lượng cổ phiếu chào bán dự kiến ...39
3.1.4. Mức giá phân phối ...39
3.1.5.Thời gian thực hiện ...39
3.1.6. Địa điểm công bố Bản cáo bạch...39
3.2. Thủ tục đang ký niêm yết chứng khoán của Công ty cổ phần Sông Đà 12...39
3.2.1. Lập hồ sơ đăng ký niêm yết ...40
3.2.2. Lưu ký chứng khoán...40
3.2.3. Công bố thông tin...40
Chương III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TTCK. QUA ĐÓ HÌNH THÀNH CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC CHO HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN TTCK...42
I. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CỞ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...42
1.1. Những đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam ...42
1.2. Ưu điểm và những hạn chế tồn tại của hệ thông Văn bản QPPL vè chứng khoán ...44
1.2.1. Ưu điểm...44
1.2.2. Những hạn chế tồn tại của hệ thống Văn bản QPPL về CK...45
1.3. Một số đánh giá về hoạt động của UBCKNN và các TTGDCK...47
1.3.1. UBCKNN...47
1.3.2. Đánh giá về các TTGDCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam ...49
1.4. Đánh giá từ thực tiễn gia nhập TTCK ở công ty cổ phần Sông Đà 12...49
1.4.1. Những thuận lợi của công ty cổ phần Sông Đà 12 trong quá trình gia nhập TTCK...49
1.4.2. Những khó khăn, vướng mắc gặp phải...50
II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ NHỮNG VƯỚNG MẮC TRÊN TTCK...51
2.1. Kiến nghị hoàn thiên hệ thống văn bản QPPL về CK...51
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động từ phía UBCKNN và TTGDCK...53
2.2.1.Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBCKNN...53
2.2.2. Xây dựng TTGDCK hoàn thiện hơn...56
2.3. Giải pháp từ phía các công ty gia nhập TTCK...57
2.3.1. Nâng cao vai trò quản trị công ty ...58
2.3.2. Tái cấu trúc DN ...58
Kết luận... 61 Danh mục tài liệu tham khảo...63