CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam (Trang 63)

VIỆT NAM CHẬM PHÁT TRIỂN

Qua phần trình bày trên, ta có thể nhận thấy rằng thị trường trái phiếu Việt Nam có quy mô còn rất nhỏ bé cả về số lượng các chủ thể tham gia thị trường lẫn khối lượng các loại trái phiếu được phát hành và đang lưu hành trên thị trường. Sự chậm phát triển thể hiện trên cả thị trường phát hành lẫn thị trường giao dịch trái phiếu.

1. Đối với thị trường phát hành

Hiện nay, nhu cầu huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu là rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát hành trái phiếu ở thị trường sơ cấp gặp nhiều khó khăn nên thường không đạt được những kết quả như mong muốn. Điều này là do các nguyên nhân sau:

¾ Cơ chế điều hành lãi suất còn quá cứng nhắc: đối với việc phát hành TPCP, TPCQĐP và trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước thì nguyên nhân chính là cơ chế điều hành lãi suất còn quá cứng nhắc, không kịp thời điều chỉnh theo diễn biến lãi suất trên thị trường.

¾ Thị trường trái phiếu còn thiếu một cơ cấu lãi suất chuẩn: Với uy tín của Chính phủ, các loại TPCP từ ngắn hạn đến dài hạn nếu được phát hành một cách đều đặn căn cứ vào kế hoạch tổng thể sẽ tạo nên đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ cũng như thị trường chứng khoán. Đó chính là những mức lãi suất tổng hợp do cung cầu quyết định. Trong khi đó, trên thị trường hiện nay còn thiếu sự đa dạng của các TPCP cũng như các công cụ nợ khác để giúp hình thành lãi suất chuẩn thị trường của các công cụ nợ, do đó thiếu cơ chế để hình thành giá TPCP và từ đó là giá các loại trái phiếu khác.

¾ Bất cập trong việc ràng buộc trách nhiệm của các thành viên tham gia đấu thầu: Cho đến nay vẫn chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của thành viên trong việc tham gia các đợt đấu thầu. Thực tế cho thấy có nhiều tổ chức đăng ký làm thành viên đấu thầu nhưng không tham gia bất kỳ đợt đấu thầu nào được tổ chức trong năm. Trong thời gian qua, mỗi đợt đấu thầu chỉ có từ 2 đến 4 đơn vị tham gia trên tổng số hơn 20 thành viên (đối với TPCP), một tỷ lệ

quá thấp để có thể tạo nên sự sôi động cho hoạt động đấu thầu cũng như khuyến khích các tổ chức có tiềm năng tham gia vào hoạt động này.

¾ Cơ chế bảo lãnh phát hành còn thiếu các quy định nhằm đảm bảo việc phân phối trái phiếu ra công chúng nên vô hình chung biến trường hợp này thành một dạng tổ hợp nhận thầu, được hưởng phí bảo lãnh phát hành khá cao nhưng các đơn vị bảo lãnh phát hành lại nắm giữ số trái phiếu trên mà không phân phối cho công chúng đầu tư.

¾ Thiếu vắng một hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp và các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp: Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian ít về số lượng và tỏ ra thiếu năng lực về vốn cũng như nghiệp vụ đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các ngân hàng thương mại nhà nước có hệ thống rộng khắp các tỉnh thành phố, tuy nhiên vốn khả dụng thấp. Nguồn vốn tự có của các ngân hàng này chưa đạt được mức trung bình của khu vực (mức bình quân của các nước trong khu vực là 8%), tỷ lệ nợ quá hạn cao chiếm trên 10% dư nợ tính đến cuối năm 2004. Các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép huy động bằng đồng Việt Nam (VNĐ) tối đa là 25% vốn điều lệ (trừ chi nhánh ngân hàng của Mỹ). Các công ty chứng khoán mới thành lập với số vốn điều lệ hạn hẹp (cao nhất chỉ ở mức 105 tỷ đồng- Công ty chứng khoán của Ngân hàng Công thương Việt Nam) và chỉ tập trung ở hai thành phố lớn.

¾ Chưa có chính sách thu hút đầu tư hợp lý và chính sách khuyến khích huy động vốn trên thị trường: Điều này thể hiện ở chỗ nhà nước còn bao cấp đối với các lĩnh vực đầu tư, chưa mạnh dạn và khuyến khích các chủ dự án huy động vốn dưới hình thức trái phiếu công trình. Chưa có chính sách thuế đồng bộ đối với thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

¾ Việc công bố thông tin đối với TPCT và TPCQĐP chưa đầy đủ:

Việc công bố thông tin đã được quy định trong văn bản pháp luật tuy nhiên chưa thực hiện nghiêm chỉnh và chưa có một Bản cáo bạch nào được xây dựng. Đây là nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư tiềm năng không mặn mà đầu tư vào TPCT hoặc TPCQĐP đặc biệt là các nhà đầu tư là các tổ chức như các công ty bảo hiểm.

TPCQĐP đã phát hành là trái phiếu nghĩa vụ chung nhưng các quy định pháp luật chỉ chú trọng vào mục đích sử dụng vốn huy động được mà không chú trọng khả năng trả nợ.

¾ Phê duyệt phát hành trái phiếu căn cứ theo năng lực mà không dựa trên cơ sở công bố thông tin: Hiện tại, Bộ Tài Chính và NHNN phê duyệt phát hành TPCT, TPCQĐP và trái phiếu của các tổ chức tín dụng căn cứ theo năng lực mà không dựa trên cơ sở công bố thông tin, đồng thời các tiêu chí phê duyệt không được quy định rõ ràng trong các nghị định. Điều này khiến cho các nhà phát hành và cơ quan phê duyệt tốn rất nhiều thời gian trong việc đàm phán và vì thế không khuyến khích các nhà phát hành tiềm năng huy động vốn qua phát hành trái phiếu.

2. Đối với thị trường giao dịch

¾ Các đối tượng tham gia thị trường giao dịch trái phiếu còn rất hạn chế về số lượng và năng lực tài chính:

Hiện nay, các đối tượng tham gia vào thị trường giao dịch trái phiếu còn rất hạn chế, đặc biệt là thiếu các nhà đầu tư có tổ chức. Trái phiếu phần lớn được phát hành thông qua hình thức đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành đều được

các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm… nắm giữ. Do vậy, khi chưa cần nguồn vốn cho những phương án đầu tư có hiệu quả hay các mục đích khác thì các tổ chức này không có nhu cầu bán lại trái phiếu.

Mặt khác, khi các tổ chức nói trên cần bán lại trái phiếu thì cũng rất khó tìm được người mua vì trên thị trường không có những nhà tạo lập thị trường sẵn sàng mua lại trái phiếu với giá cả hợp lý. Ngay cả các tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ như ngân hàng hay các công ty chứng khoán cũng không tích cực mua bán trái phiếu để quản lý vốn khả dụng bởi họ không chủ động được nguồn vốn và quan trọng hơn là chưa có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ giữ vai trò đó (lãi suất bị khống chế, phí bảo lãnh phát hành thấp, không được thế chấp TPCP để tái cấp vốn tại NHTW…).

Thời gian gần đây, lãi suất thị trường trong nước có xu hướng tăng, nên giá trái phiếu bị giảm, thậm chí người bán có thể còn bị lỗ do phải trả phí môi giới cho công ty chứng khoán.

¾ Chưa gắn kết được hoạt động của thị trường vốn và thị trường tiền tệ nên tính thanh khoản của thị trường trái phiếu còn thấp: Hiện nay, sự gắn kết sự thị trường tiền tệ (thông qua thị trường mở, thị trường liên ngân hàng) với thị trường trái phiếu chưa chặt chẽ. Một số loại trái phiếu như TPCQĐP, ... chưa được NHNN nhận cầm cố nên hạn chế sự tham gia đầu tư của các NHTM.

¾ Chưa thành lập công ty định mức tín nhiệm: Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư là phải tự phân tích các chi phí đầu tư trái phiếu một cách rất tốn kém và mua trái phiếu không có định hướng.

¾ Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. HCM hiện sử dụng một hệ thống giao dịch chung cho cả trái phiếu và cổ phiếu mặc dù hoạt động giao dịch trái phiếu có đặc thù hoàn toàn khác so với cổ phiếu. Đây có thể sẽ làm cản trở cho việc phát triển thị trường thứ cấp khi ngày càng có nhiều tổ chức khác nhau như các nhà đầu tư và các nhà trung gian tham gia thị trường.

Qua phân tích các nguyên nhân trên, ta có thể thấy rằng Chính phủ đã rất cố gắng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Tuy nhiên, những cố gắng đó vẫn chưa đủ sức tạo ra sự sinh động cần có trên thị trường trái phiếu. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ tạo sự phát triển đồng đều của thị trường tài chính ở cả hai mãng thị trường tiền tệ và thị trường vốn mà còn giúp cho hệ thống NHTM giảm bớt áp lực phải cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế.

@ Kết luận chương 2:

Tóm lại, qua chương 2, chúng ta đã có một cái nhìn cụ thể về cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam cũng như thực trạng và nguyên nhân khiến cho thị trường trái phiếu Việt Nam chậm phát triển. Và với thực tế phát triển thị trường trái phiếu còn nhiều hạn chế như vậy, nội dung được trình bày tiếp theo ở chương III sẽ là hệ thống các giải pháp, chính sách để có thể tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, qua đó thúc đẩy hoạt động của thị trường trái phiếu phát triển một cách vững chắc và hiệu quả.

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

Chương này sẽ trình bày tính tất yếu khách quan của việc phát triển thị trường trái phiếu và quan điểm, định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường trái phiếu Việt Nam nói riêng đến năm 2010. Trong phần này, tác giả sẽ đề xuất một hệ thống các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam dưới hai góc độ là thị trường phát hành và thị trường giao dịch, trong đó nhóm giải pháp cho thị trường trái phiếu Chính phủ đóng vai trò chính yếu.

I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao với mức tăng bình quân 7%-7,5%/năm, mặc dù vậy Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển và mục tiêu đặt ra đến năm 2010 GDP bình quân đầu người phải đạt gấp đôi năm 2000 cũng như phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi một tỷ lệ đầu tư 30- 35%GDP mỗi năm từ những nguồn vốn trong và ngoài nuớc. Vậy thì nguồn vốn đó phải huy động từ đâu:

¾ Nguồn vốn NSNN: có hạn và luôn trong tình trạng cân đối rất khẩn trương khi mà nguồn thu thì chưa nhiều (còn rất nhiều địa phương chưa tự cân

đối ngân sách mà vẫn phải dựa vào ngân sách trung ương) mà nhu cầu chi tiêu thì quá lớn.

¾ Nguồn vốn FDI và ODA: cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế và những cải cách trong chính sách thu hút đầu tư, mỗi năm hàng tỷ USD từ các nguồn vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài (FDI & ODA) đã được đưa vào Việt Nam phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ được nhu cầu.

¾ Nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại: trong giai đoạn hiện nay có một mâu thuẫn là nguồn vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm phải trông chờ nguồn vốn vay từ hệ thống NHTM, nơi về bản chất thực hiện chức năng thị trường tiền tệ chứ không phải là thị trường vốn. Điều này thể hiện qua việc tỷ trọng cho vay trung dài hạn thường khá cao trong danh mục cho vay của các NHTM, đặc biệt là tại các NHTM quốc doanh nơi thường cho vay những dự án đầu tư lớn, cũng như việc NHNN đã cho phép các NHTM tăng tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ 20% lên 30%. Áp lực này vô tình tạo ra mức độ rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi mà đa phần nguồn vốn huy động là ngắn hạn được dùng để tài trợ cho những dự án trung dài hạn.

¾ Và thị trường trái phiếu, với những đặc điểm huy động và cung ứng vốn trung dài hạn của nó, sẽ trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng và tiềm năng trong tương lai đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế đồng thời sẽø làm giảm áp lực phải cung ứng vốn trung dài hạn của hệ thống NHTM.

Nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của TTTP cả về quy mô và chất

lượng; ngược lại khi TTTP phát triển sẽ tác động trở lại góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định, đây là mối quan hệ tác động qua lại và mang tính hỗ tương. Thực tế này đã được kiểm chứng ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong các giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới hay ở những giai đoạn kinh tế phát triển.

Tóm lại, sự phát triển của TTTP Việt Nam trong thời gian qua còn khá khiêm tốn, nhưng với xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu, với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với nhu cầu vốn - đặc biệt là vốn trung dài hạn – cho sự phát triển, với những thay đổi và hoàn thiện dần trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào sự phát triển tất yếu của TTTP tại Việt Nam.

II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TTTP VIỆT NAM NÓI RIÊNG ĐẾN NĂM 2010

1. Quan điểm

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra đường lối, chiến lược phát triển TTCK là “thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các loại thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, TTCK….”. Trong từng giai đoạn, Nghị quyết chỉ rõ: - Giai đoạn 2001 – 2005, Đảng ta chủ trương “phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp..., triển khai an toàn và từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của TTCK”.

- Giai đoạn 2005 – 2010, nhiệm vụ trọng tâm là “Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn trung và dài hạn. Tổ chức và vận hành an toàn, hiệu quả TTCK, thị trường bảo hiểm, từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, kể cả việc thu hút vốn nước ngoài”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra bảy nhóm chủ trương, giải pháp lớn cần thực hiện, đối với việc phát triển kinh tế, Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường, chú trọng hoàn thiện và mở rộng nhanh hoạt động của TTCK để sớm trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước hoạt động có hiệu quả, chuyển thành công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu tham gia TTCK”.

2. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam nói chung và TTTP Việt Nam nói riêng đến năm 2010 riêng đến năm 2010

Nhận thức được tầm quan trọng của TTCK nói chung và TTTP nói riêng đối với sự phát triển kinh tế, vừa qua Thủ tướng Chính phủ, bằng Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/08/2003 đã Phê duyệt Chiến lược phát triển thị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)