Trái phiếu Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam (Trang 55 - 57)

II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

1. Thị trường phát hành trái phiếu

1.3 Trái phiếu Công ty

Khái niệm TPCT thì không mới nhưng thực tế phát hành TPCT là khá mới lạ đối với thị trường tài chính Việt Nam. TPCT được phát hành chủ yếu là qua kênh bảo lãnh phát hành hoặc các NHTM quốc doanh phát hành theo phương thức bán lẻ tại các chi nhánh.

Nếu không kể các loại trái phiếu do các NHTM phát hành, thì hiện nay cũng mới chỉ có một vài công ty phát hành trái phiếu như:

+ Trái phiếu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam: phát hành đợt đầu từ tháng 9/2003 với tổng mệnh giá 300 tỷ đồng để huy động vốn cho các dự án dầu khí, thời hạn 5 năm và lãi suất năm đầu tiên là 8,7%/năm, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bảo lãnh phát hành và Ngân hàng Công thương Việt Nam bảo lãnh thanh toán.

+ Trái phiếu của các Tổng công ty sông Đà: phát hành 200 tỷ đồng trong đợt 1/2005, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 9,3%/năm do Vietcombank bảo lãnh thanh toán, VCBS (Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương) bảo lãnh phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối tượng mua là các công ty bảo hiểm và NHTM như Prudential và Sacombank.

+ Trái phiếu của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin): phát hành 300 tỷ đồng trong đợt 1/2005, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 9,9%/năm, không có

bảo lãnh thanh toán, phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành. Ngoài ra, Vinashin đang chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế với tổng giá trị huy động lên đến 1.000 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đóng tàu theo hợp đồng đã ký kết với các đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, để các trái phiếu này có thể thu hút được nhà đầu tư thì không những lãi suất đưa ra khá hấp dẫn so với TPCP (do mức độ rủi ro cao hơn) mà hầu hết đều phải nhận được sự bảo lãnh thanh toán từ các định chế tài chính nhằm tạo sự an tâm cao hơn từ nhà đầu tư. Ngoài ra, hoạt động phát hành TPCT hiện nay cũng chỉ tập trung ở một vài đơn vị hoạt động có quy mô lớn, có uy tín và thương hiệu được nhiều người biết đến. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa thực sự chọn phát hành trái phiếu như một nguồn huy động vốn cho phát triển sản xuất mà vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu. Các nguyên nhân chính khiến thị trường phát hành TPCT chưa được quan tâm đúng mức là:

- Do hiểu biết về công cụ trái phiếu của giới doanh nghiệp chưa cao nên họ chưa thấy hết lợi thế của việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.

- Nền tảng cơ bản về lãi suất chưa có khiến cho các doanh nghiệp không có cơ sở để xác định lãi suất khi phát hành. Mặt khác, Việt Nam chưa có tổ chức định mức tín nhiệm cũng là một hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường phát hành TPCT.

- Các doanh nghiệp Việt Nam quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng và bản thân ngành ngân hàng đang phải gánh vác trọng trách là kênh huy động vốn trung và dài hạn thay cho thị trường chứng khoán. Bản thân các doanh nghiệp vẫn huy động được nguồn vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng một

cách khá dễ dàng nhờ chủ trương của ngành ngân hàng cho phép các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)