Phát triển thị trường các công cụ phái sinh dựa trên chứng khoán nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam (Trang 32 - 37)

III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI MỘT

3. Những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng thị trường trái phiếu ở Việt

3.9 Phát triển thị trường các công cụ phái sinh dựa trên chứng khoán nợ

nợ (đặc biệt là nợ Chính phủ)

Thị trường phái sinh đối với các sản phẩm nợ là thị trường gắn liền với thị trường nợ, là hệ quả nhưng cũng là động lực thúc đẩy thị trường nợ phát triển. Các nước Châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Nhật, … đều có thị trường tương lai đối với trái phiếu phát triển khá mạnh và đem lại hiệu quả tích cực cho việc mở rộng thị trường nợ.

@ Kết luận chương 1:

Tóm lại, qua những phần được trình bày trong chương 1 này đã phần nào cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về TTTP với những vấn đề mang tính cơ sở lý luận cũng như khái quát hóa những khái niệm, loại hình liên quan đến trái phiếu và TTTP. Bên cạnh đó, trong chương này cũng cho thấy vai trò của TTTP đối với sự phát triển của nền kinh tế và những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển TTTP tại một số nước Châu Á. Đây là nền tảng hết sức quan trọng cho Việt Nam chúng ta trong quá trình hình thành và phát triển TTTP.

Để có một cái nhìn rõ nét hơn về thị trường trái phiếu Việt Nam từ khung hành lang pháp lý cho đến thực tế phát triển, tất cả những vấn đề đó sẽ được đề cập và trình bày tại Chương II ngay sau đây.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

Chương này sẽ trình bày cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị truờng trái phiếu Việt Nam, thực trạng về hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam. Cũng trong chương này, tác giả sẽ phân tích những nguyên nhân khiến cho thị trường trái phiếu Việt Nam chậm phát triển.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch các loại trái phiếu đã xuất hiện từ đầu thập niên 90 với các quy định về phát hành trái phiếu của Công ty Cổ phần trong Luật công ty năm 1990. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có doanh nghiệp nào phát hành theo luật này. Đến năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/CP ngày 17-09-1994 kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu của Doanh nghiệp Nhà nước thì thị trường phát hành trái phiếu mới từng bước được hình thành. Quy chế này hướng dẫn các vấn đề có liên quan đến việc phát hành, mệnh giá của trái phiếu, các hình thức thanh toán, lãi suất trái phiếu, đối tượng mua trái phiếu, việc chuyển nhượng sở hữu trái phiếu và các vấn đề khác có liên quan.

Tiếp theo, vào ngày 22-03-1995, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 23/CP về việc phát hành trái phiếu Quốc tế, hướng dẫn việc phát hành trái phiếu huy động vốn ngoài nước cho đầu tư sản xuất kinh doanh.

Song song với các Nghị định trên, ngày 22-09-1994, Thống Đốc Ngân hàng nhà nước đã có Quyết định số 212/QĐ-NH1 ban hành thể lệ phát hành trái

phiếu Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng.

Để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán, ngày 11-07-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nội dung Nghị định này có đề cập đến các điều kiện để các trái phiếu do doanh nghiệp Việt Nam phát hành có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đồng thời vào năm 1999, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật Doanh nghiệp vào ngày 12-06-1999 thay cho Luật Công ty 1990. Đến ngày 01-01-2000 (Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực), lúc này việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam được điều chỉnh bằng Luật Doanh Nghiệp thay cho Luật Công ty 1990.

Đối với các loại trái phiếu Chính phủ, cơ chế chính sách và phương thức tổ chức quản lý việc huy động vốn bằng TPCP cũng đã được cải tiến. Vào năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 72/CP về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, quy chế này tiếp tục được hoàn thiện bằng Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 của Chính phủ. Nghị định số 01/2000/NĐ-CP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế huy động vốn trong nước thông qua phát hành TPCP, thể hiện nổi bật ở một số điểm sau:

- Cho phép đưa vào vận hành những phương thức phát hành trái phiếu mới trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các thông lệ quốc tế là đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát hành.

- Cho phép TPCP được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhằm tạo thêm nguồn hàng hoá quan trọng cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động.

- Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan: Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ ngành, Ủy ban Nhân dân, … trong việc phát hành TPCP.

Để sớm đưa Nghị định 01/2000/NĐ-CP vào thực tế, Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn, cụ thể như sau:

- Thông tư số 58/2000/TT-BTC ngày 16/06/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định 01/2000/NĐ-CP.

- Thông tư số 39/2000/TT-BTC ngày 11/05/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc phát hành tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng nhà nước.

- Thông tư số 55/2000/TT- BTC ngày 09/06/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc đấu thầu TPCP qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

- Thông tư số 68/2000/NĐ- CP ngày 13/07/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chi tiết một số điểm về bảo lãnh và đại lý phát hành TPCP. Đồng thời thông tư này cũng được sửa đổi và bổ sung thông qua thông tư số 13/2002/TT-BTC ngày 05/02/2002.

- Quyết định số 59/2000/QĐ-UBCK ngày 12/07/2000 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu TPCP qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

- Quyết định số 53/2001/QĐ-NHNN ngày 17/01/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng nhà nước.

Các văn bản pháp quy nêu trên hướng dẫn chi tiết, cụ thể các quy định về lãi suất, kỳ hạn, hình thức trái phiếu, đối tượng mua trái phiếu, quyền lợi của người mua trái phiếu, phương thức phát hành, thanh toán, cơ chế quản lý nguồn thu và thanh toán trái phiếu Chính phủ …

Tuy nhiên, bên cạnh những quy định pháp lý dành cho TPCP, để tạo điều kiện cho các loại trái phiếu Chính quyền địa phương có thể được phát hành và giao dịch một cách hoàn chỉnh hơn, ngày 20/11/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2003/NĐ-CP nhằm thay thế cho Nghị định số 01/2000/NĐ-CP. Khác với Nghị định số 01/2000/NĐ-CP, Nghị định số 141/2003/NĐ-CP không những đưa ra những Quy chế về việc phát hành TPCP mà còn nêu lên những quy định về việc phát hành TPCQĐP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Trên cơ sở của Nghị định 141, một loạt các TPCQĐP đã ra đời mà đầu tiên có thể kể đến là Trái phiếu đô thị Tp. Hồ Chí Minh do Quỹ đầu tư phát triển đô thị (HIFU) phát hành theo ủy nhiệm của UBND Tp.HCM.

Ngay sau đó, vào ngày 28/11/2003 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong đó có nêu một số vấn đề về phát hành trái phiếu ra công chúng, các điều kiện niêm yết trái phiếu công ty cũng như niêm yết trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK.

Nhằm cụ thể hóa các nghị định 141 và 144, một số các quyết định và thông tư hướng dẫn đã ra đời như:

- Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/07/2004 do Bộ Tài Chính ban hành nhằm hướng dẫn việc phát hành trái phiếu ra công chúng.

- Quyết định số 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/07/2004 do Ngân hàng nhà nước ban hành về quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại NHNN.

- Quyết định số 66/2004/DĐ-BTC ngày 11/8/2004 do Bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP.

Với những quy định, thông tư được ban hành trong thời gian qua, về cơ bản hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam nhìn chung là khá đầy đủ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)