D. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3. Một số kiến nghị đối với chính phủ
- Cần tạo điều kiện, khuyến khích các cá nhân tổ chức tham gia vào sản xuất những sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe như: than đen, tanh, vải mành, các hoá chất, máy móc – thiết bị sản xuất…
- Tạo mọi cơ hội để các Doanh nghiệp sản xuất trong nước có cơ hội tiếp cận và xuất bán sản phẩm ra thị trường thế giới.
- Thực hiện các chính sách chống phá giá, tỉ lệ nội địa hoá của sản phẩm ngoại nhập, chính sách về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn hàng hoá … nhằm bảo hộ ngành sản xuất lốp xe trong nước khi thời điểm cắt giảm thuế suất đang cận kề. - Định hướng và khuyến khích các thành phần Doanh nghiệp trong nước sử dụng
sản phẩm sản xuất trong nước đạt chất lượng, yêu cầu kỹ thuật.
- Chỉ định việc nghiên cứu, phối hợp trồng cây cao su tại Campuchia, Lào nhằm tạo nguồn nguyên liệu cao su tự nhiên dồi dào có chất lượng phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, cùng với xu hướng phát triển chung của kinh tế, xã hội của đất nước, khu vực cũng như của cả thế giới thì nhu cầu về lưu thông, vận tải hàng hoá, hành khách cũng phát triển theo từ đó kéo theo nhu cầu về lốp ôtô hiện tại và sắp tới tại Việt Nam, khu vực và cả thế giới cũng sẽ tăng trưởng với một tốc độ rất cao. Chính điều này đã tạo cho các Doanh nghiệp sản xuất lốp ôtô Việt Nam đướng trước một cơ hội rất lớn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Với những ưu thế về bán hàng kèm chế độ bảo hành, cự ly thị trường, địa bàn kinh doanh và đặc biệt là ưu thế về giá thấp, các nhãn hiệu lốp ôtô Việt Nam đã chiếm được một thị phần khá lớn, gần 50% thị phần cả nước. Tuy nhiên, với cách cạnh tranh như hiện tại đã đẩy các Doanh nghiệp sản xuất lốp rơi vào cuộc chiến nội bộ về giá rất gây gắt, dẫn đến nguy cơ giảm sút lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, cộng với thực trạng hàm lượng kỹ thuật, chất xám trong sản phẩm không cao cũng đã khiến cho cơ cấu giá thành lốp ôtô Việt Nam, nhìn chung, ngày càng phụ thuộc vào chi phí nguyên vật liệu (chiếm hơn 80% giá thành sản phẩm) và với xu hướng chi phí nguyên vật liệu ngày càng tăng cao như hiện nay và sắp tới thì ưu thế cạnh tranh về giá của sản phẩm lốp ôtô Việt Nam cũng sẽ giảm dần. Với thực trạng cạnh tranh như trên cùng với xu thế phát triển của thời đại thì các Doanh nghiệp sản xuất lốp Việt Nam khó có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.
Trên cơ sở lấy lợi ích khách hàng làm mục tiêu cao nhất, sau khi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất lốp ôtô trong nước; tổng hợp, phân tích nguồn thông tin sơ cấp thu thập được về thị phần, xu hướng sử dụng trên từng khu vực, thói quen tiêu tiêu dùng của người sử dụng, đặc thù kinh doanh – tiêu thụ lốp ôtô của các Đại lý – Nhà phân phối và phân tích các hoạt động Marketing mà các Doanh nghiệp trong nước đang tiến hành tại thị trường Việt Nam; chúng ta đã xác định được những cơ hội mà các Doanh nghiệp có thể nắm bắt, những thách thức phải
đương đầu, những điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động mà các Doanh nghiệp đang thực hiện.
Thông qua những đánh giá, phân tích những thới cơ, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của các nhãn hiệu lốp ôtô Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã đề ra một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động Marketing giúp các Doanh nghiệp sản xuất lốp ôtô Việt Nam thoát khỏi cuộc cạnh tranh gay gắt về giá, tạo tiền đề để nâng cao trình độ cạnh tranh, đó là cuộc cạnh tranh vì lợi ích khách hàng, cạnh tranh vì những giá trị gia tăng cung cấp cho khách hàng.
Chúng tôi hy vọng rằng với những giải pháp cùng với những kiến nghị đối với các Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, đơn vị chủ quản và chính phủ sẽ giúp định hướng các Doanh nghiệp sản xuất lốp ôtô Việt Nam nâng cao uy tín thương hiệu, tăng cường sức cạnh tranh cho nhãn hiệu sản phẩm của mình nói riện và sản phẩm lốp ôtô Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những Phương Thức Sáng Tạo, Chiến Thắng và Khống Chế Thị Trường - Nhóm biên dịch: TS Vũ Phương Anh, Ths Nguyễn Minh Đức, PGS.TS Hồ Đức Hùng, TS Nguyễn Đông Phong, TS Phan Đình Quyền – NXB Tp HCM – Năm 2003.
2. Quản trị Toàn Diện Doanh Nghiệp – GS.TS Hồ Đức Hùng – NXB Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2000).
3. Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp – Tôn Thất Nguyễn Nghiêm – NXB Tp HCM – Năm 2003).
4. Tài liệu giảng dạy môn Quản Trị Marketing – GS.TS Hồ Đức Hùng – Tp HCM – Năm 2004.
5. Marketing Tiếp Thị – Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Mai Trang – Năm 1997.
6. Nguyên lý Marketing – Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang – NXB Đại Học Quốc Gia Tp HCM – Năm 2004.
7. Chiến lược cạnh tranh – Michael E.Porter – NXB KH&KT Hà Nội – Năm 1996.
8. Cạnh tranh kinh tế – PGS.TS Trần Văn Tùng – NXB Thế Giới – Nà Nội 2004.
9. Building Strong Brands– David A.Aaker – The Free Press.
10. Định vị thương hiệu – Jack Trout with Steve Rivkin – Biên dịch: Ts. Dương Ngọc Dũng, Ts. Phan Đình Quyền – NXB Thống Kê – Năm 2004.
11. Thành công nhờ thương hiệu – Thu Thuỷ, Mạnh Linh, Minh Đức – NXB Văn hoá Thông tin – Năm 2005.
12. Quản lý chiến lược– Phạm Lan Anh – NXBKH&KT Hà Nội – Năm 2000.
13. Khái luận về Quản trị chiến lược – Fred R.David – NXB Thống Kê – Năm 2003.
14. Tư duy lại tương lai – Biên tập: Rowan Gibson – NXB Trẻ – Năm 2002.
15. Tire Basic Knowledge.
16. Tạp chí Ôtô – Xe máy Việt Nam.
17. Các tài liệu giới thiệu sản phẩm, bảo hành lốp ôtô - Casumina (lưu hành nội bộ) – Năm 2004.
18. Thông tin Kinh tế & Công nghệ Công Nghiệp Hoá Chất – Chuyên đề phục vụ lãnh đạo – Số 04 năm 2004.
PHỤ LỤC
1. Ưu – nhược điểm của các loại lốp xe ôtô:
• Bias:
- Ưu điểm: Dễ lái và giảm xốc, thân lốp chịu tải trọng và lực tác động nhiều. - Nhược điểm: sinh nhiệt nhiều, mau mòn và không ổn định)
• Radial:
- Ưu điểm: chống mài mòn rất tốt, ít sinh nhiệt hơn, tạo sự ổn dịnh tốt khi lái xe, ma sát trượt ít nên tiết kiệm nhiên liệu và rất bền khi chạy tốc độ cao. Thắng tốt hơn, xe chạy an toàn hơn).
• Lốp tubeless:
- Ưu điểm: Những phiền toái do săm không còn nữa, đột ngột mất hơi do cán đinh không còn, hơi xì rất chậm dù lấy đinh ra, nhiệt được phân tán tốt, sinh nhiệt ít. Tuy nhiên nếu gót lốp bị tổn thương hoặc vành có vết trềy xước và rỉ sét thì không còn kín hơi nữa.
• Hoa lốp:
- Hoa dọc: ma sát trượt thấp, lái êm, chống trượt ngang. - Hoa ngang: lực kéo và thắng tốt.
- Hoa hỗn hợp: hoa dọc dễ lái và chống trượt ngang, hoa ngang cho lực kéo và thắng tốt.
- Hoa khối: lực kéo và thắng tốt, tốt cho đường đá, tuyết và mùn.
2. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh của Michel Porter:
Theo Micheal Porter “ Lợi thế cạnh tranh về cơ bản xuất phát từ giá trị mà một xí nghiệp có thể tạo ra cho người mua và giá trị đó vượt quá phí tổn của Xí nghiệp”.
3. Sơ đồ lợi thế cạnh tranh: [2,10]
Lợi thế cạnh tranh
Phí tổn thấp Khác biệt hoá Mục tiêu Dẫn dắt về Khác biệt hoá
rộng phí tổn
Phạm vi
cạnh tranh
Mục tiêu Tập trung vào Tập trung vào
4. Nâng cao lợi ích của sản phẩm
- Tăng giá trị của bản thân sản phẩm: tăng công dụng, tính năng sử dụng, thời hạn sử dụng …
- Tăng giá trị của các dịch vụ kèm theo sản phẩm: Vd dịch vụ bảo hành nhằm tạo sự yên tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
- Tăng giá trị của lực lượng bán hàng: thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, sự am hiểu về kỹ thuật, tính năng sản phẩm, khả năng tư vấn của lực lượng bán hàng, tiếp thị sản phẩm …
- Tăng giá trị hình ảnh của sản phẩm thông qua việc nhân cách hoá sản phẩm, tạo sự cảm nhận, cảm xúc tốt cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
- Tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm.
5. Giảm chi phí của khách hàng
- Giảm giá bán sản phẩm: giảm chi phí sản xuất nhờ qui mô, kinh nghiệm, trình độ năng suất lao động, địa điểm kinh doanh …; giảm giá cho những khách hàng chấp nhận không dùng một số dịch vụ.
- Giảm thời gian để khách hàng lựa chọn và chọn mua sản phẩm. - Giảm các chi phí đặt hàng, vận chuyển sản phẩm.
- Giúp khách hàng giảm các chi phí về hành chính, sản xuất, tồn trữ, bảo quản sản phẩm.
- Giảm các chi phí cơ hội cho khách hàng khi chọn mua và sử dụng sản phẩm.
6. Định nghĩa Marketing của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:
Marketing là một qui trình hoạch định và thực hiện quan điểm, giá cả, chiêu thị và phân phối cửa ý tưởng, hàng hoá và dịch vụ nhằm tạo ra những trao đổi thỏa mãn cho mục tiêu của cá nhân, tố chức và của xã hội.
7. Tình hình thị trường lốp ôtô thế giới và khu vực Châu Á.
Thị trường lốp ôtô thế giới.
Nhu cầu về lốp ôtô trên thế giới trong những năm gần đây khoảng trên 1 tỷ lốp, nhu cầu lốp cho xe ôtô lắp mới chiếm từ 25% - 30%, còn chủ yếu cho nhu cầu thay thế chiếm 70% - 75%. Thị trường tiêu thụ lốp ôtô chủ yếu là các khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Thị trường lốp ôtô thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 2% - 3% trong
giai đoạn 2005 đến 2010. Số liệu dự báo cho thấy trong năm 2005, lượng lốp tiêu thụ toàn cầu sẽ vào khoảng 1.2 tỷ chiếc, trị giá khoảng 84 tỷ USD, năm 2006 sẽ là 1.3 tỷ bộ trị giá trên 90 tỷ USD., trong đó lốp ôtô tải nhẹ và xe khách chiếm 85%, còn lốp ôtô tải nặng chiếm 15%.
Theo đánh giá của hãng Michelin thì lượng lốp ôtô sản xuất ra trên thế giới luôn lớn hơn lượng lốp tiêu thụ khoảng 3%. Sở dĩ như vậy là do các hãng sản xuất trên thế giới luôn có chiến lược đón đầu
Lượng lốp trên thế giới được cung cấp chủ yếu bởi 75 nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên khi nhu cầu và tính cạnh tranh thị trường ngày càng tăng, các công ty có xu hướng sát nhập lại thành các tập đoàn mạnh hơn, có đủ khả năng phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Trong đó 03 tập đoàn đứng đầu dó là: Good Year – Dunlop, Bridgestone – Firestone, Michelin – Uniroyal – Goodrich chiếm tới 61% tổng sản phẩm lốp trên thị trường thế giới.
Nhu cầu sử dụng lốp ôtô trên thị trường thế giới:
Khu vực Năm 1999 2000 2001 2002 2003 DB 2004 DB 2005 Châu Âu 288,410 297,660 316,352 311,630 329,019 341,004 353,568 Châu Á 238,760 247,430 251,377 273,720 269,106 278,505 288,425 Bắc Mỹ 362,450 376,460 387,567 363,680 416,159 431,333 447,237 Trung Đông và 54,520 55,850 57,397 47,570 61,320 63,399 65,604 Châu Phi 46,560 46,600 47,864 46,400 51,051 52,739 54,537 Tổng cộng: 990,700 1,024,000 1,060,557 1,043,000 1,126,655 1,166,980 1,209,371 * Lốp xe mới 281,200 285,700 290,380 295,300 303,114 309,174 315,498 * Lốp thay thế 709,500 735,300 773,960 747,700 823,541 857,806 893,873 ( Nguồn: MICHELIN) ( Nguồn: Michelin 2003).
Tình hình sản xuất và tiêu thụ lốp ôtô tại thị trường Châu Á.
• Tiêu thụ:
Châu Á là thị trường xuất khẩu lốp lớn nhất thế giới và sản lượng lốp sản xuất ra tăng mạnh trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do sự đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn như Bridgestone, Michelin, Sumitomo, Yokohama…với 30 trong số 50 công ty lớn nhất thế giới. Trên thị trường bên cạnh những sản phẩm đã quen thuộc của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan thì các sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ cũng ngày càng tăng lên về chủng loại lẫn chất lượng. Theo đánh giá của các hãng lớn thì Châu Á là một thị trường có tiềm năng phát triển mạnh do tốc độ phát triển cơ sở hạ
tầng và tốc độ tiêu thụ xe con tăng nhanh. Thị tường lốp lắp mới trong những năm qua khoảng 92 triệu lốp còn lốp thay thế khoảng 190 triệu lốp. Dự báo từ nay đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng của thị trường lốp ôtô Châu Á cả về sản xuất lẫn tiêu thụ trung bình khoảng 3 -5%.
• Nguồn sản xuất:
Nhật Bản công suất 168 triệu lốp/ năm, Hàn Quốc công suất 69 triệu lốp/ năm, Ấn Độ công suất 23.6 triệu lốp/năm, Trung Quốc công suất gần 200 triệu bộ/năm. Trong khu vực Đông Nam Á (ĐNA), hai thị trường tiêu biểu là Thái Lan và Indonesia. Thái Lan có tổng công suất 22 triệu lốp/ năm (75% là lốp Radial), Indonesia có tổng công suất khoảng 18 triệu lốp (70% là Radial). Trong đó 60% lượng lốp tiêu thụ tại thị trường nội địa, số còn lại xuất khẩu sang các thị trường Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Á. Đối với Việt Nam, tổng công suất hiện nay của 03 nhà máy SRC, DRC, CASUMINA hơn 5 triệu lốp/năm, lượng sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chiếm khoảng 10% sang thị trường Châu Phi và một số nước Đông Nam Á.
8. Thời gian và quãng đường hoạt động trung bình/năm của các loại ôtô:
Phương tiện Số ngày hoạt động/ năm Số km/ ngày Số km/ năm
Xe cơ giới khác 300 150 45,000
(Nguồn: Số liệu điều tra của SRC, DRC, CASUMINA.)
Xe con (cỡ vành < 16") 250 150 37,500 Xe du lịch (cỡ vành < 16") 250 250 62,500 Xe chở khách (cỡ vành > 20") 330 150 49,500 250 50,000 Xe tải nhẹ (cỡ vành < 16") 250 250 62,500 Xe tải trung, nặng (cỡ vành > 20") 200
9. Số lượng lốp thay thế trung bình/ năm:
Phương tiện Quãng đường trung bình/ lốp
Xe cơ giới khác 50.000 km
( Nguồn: Số liệu điều tra của SRC, DRC, CASUMINA).
Xe con (cỡ vành < 16") 40.000 km Xe chở khách (cỡ vành > 20") 50.000 km Xe du lịch (cỡ vành < 16") 48.000 km Xe tải trung, nặng (cỡ vành > 20") 50.000 km 5-6 lốp Xe tải nhẹ (cỡ vành < 16") 48.000 km 3-4 lốp 4-6 lốp Số lốp thay thế/năm 2-4 lốp 4-6 lốp 4-6 lốp
10.Nhu cầu sử dụng lốp theo các phương tiện vận tải: (ĐVT: lốp)
Phương tiện 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Lốp Bias 1,083,147 1,095,004 1,215,029 1,405,468 1,623,208 1,894,000 Xe cơ giới khác 389,720 387,320 395,304 397,640 408,000 418,000 Radial 428,608 466,966 538,673 618,442 677,320 743,000 Tổng cộng: 1,511,755 1,561,970 1,753,702 2,023,910 2,300,528 2,637,000 * Lốp lắp mới 102,762 99,190 179,404 278,230 352,528 459,000 * Lốp thay thế 1,408,993 1,462,780 1,574,298 1,745,680 1,948,000 2,178,000 ( Nguồn: SRC, DRC và CASUMINA) 464,778 512,900 567,000 Xe tải nặng, xe khách (cỡ vành > 20") 114,682 120,946 135,025 153,664 164,420 176,000 Xe con, d.lịch, tải nhẹ (cỡ vành < 16") 313,926 346,020 403,648 417,867 583,950 798,000 Xe tải nặng, xe khách (cỡ vành > 20") 424,807 439,389 496,670 589,961 631,258 678,000 Xe con, d.lịch, tải nhẹ (cỡ vành < 16") 268,620 268,295 323,055
11. Tình hình nhập khẩu (chính ngạch) lốp ôtô ở Việt Nam ĐVT: lốp Nguồn nhập 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trung Quốc 94,063 62,024 42,983 17,547 46,647 42,073 Pháp 600 315 6,476 13,695 8,954 12,125 Hồng Kông 63,211 42,992 21,127 23,927 47,171 39,831 Ấn Độ 57,442 100,262 219,949 176,978 154,392 177,752 Indonesia 18,922 36,268 20,141 31,006 74,937 68,586 Nhật Bản 79,185 52,627 105,883 90,025 151,524 185,987 Hàn Quốc 90,172 89,725 75,137 53,429 65,335 67,435 Nga 9,168 177,456 21,200 17,246 10,358 11,692 Singapore 125,570 59,138 85,144 95,141 79,619 84,589 Đài Loan 104,155 110,929 138,417 146,016 195,759 193,876 Thái Lan 32,414 35,746 47,768 26,963 42,627 45,064 Các nước khác 49,913 16,152 11,527 23,815 82,143 91,368 Tổng cộng: 724,815 783,634 795,752 715,788 959,466 1,020,378
( Nguồn: Tổng cục Hải Quan).
12. Sản lượng tiêu thụ lốp ôtô của 03 Công ty thuộc Vinachem:
ĐVT:1.000 chiếc. Công ty Năm 2000 2001 2002 2003 2004 SRC 135.25 125.23 171.12 170.81 239.53 DRC 197.21 309.1 443.4 419.29 555.39 CASUMINA 76.72 98.17 157.5 215.17 402.15 Cộng: 409.18 532.5 772.02 805.27 1,197.07 (