1.Thị trường mục tiêu:
Với khả năng hạn chế về trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cũng như mức độ đầu tư đổi mới công nghệ và những lợi thế về các yếu tố sản xuất như nguồn nguyên vật liệu sản xuất chính là cao su có sẵn trong nước, giá nhân công rẻ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất từ nước ngoài với chi phí thấp. Các doanh nghiệp sản xuất lốp ôtô trong nước lựa chọn phân khúc có giá bán thấp ( giá là công cụ cạnh tranh chính); đối tượng vận chuyển là hàng hoá đơn thuần có giá trị thấp trong điều kiện sử dụng trọng tải nặng (thường là quá tải), cung đường chạy ngắn, tốc độ thấp, cường độ hoạt động không cao hoặc môi trường sử dụng chấp nhận rủi ro về lốp cao (công trình, công trường thi công, quặng mỏ…) làm thị trường mục tiêu. Và đây cũng là phân khúc mà các nhãn hiệu ngoại nhập mới đang hướng tới với công cụ chính là chính sách giá cạnh tranh trực tiếp với hàng sản xuất trong nước.
Vượt trội hơn sản phẩm sản xuất trong nước về chất lượng sản phẩm, tên tuổi của thương hiệu mà nhất là đạt được độ ổn định cao, nhãn hiệu ngoại nhập nổi tiếng chọn phân khúc giá cao, đối tượng vận chuyển có giá trị cao; yêu cầu độ an toàn và tiện nghi cao (hành khách, xăng dầu, khí hoá lỏng, ôtô…) với điều kiện sử dụng chạy cung đường dài, tốc độ, cường độ hoạt động cao để phục vụ.
2.Đánh giá thực trạng và triển vọng của các thị trường mục tiêu.
(Phụ lục số 19 trang 19).
3. Định vị sản phẩm:
Trong tâm trí khách hàng, các nhãn hiệu sản phẩm lốp ôtô Việt Nam được nhìn nhận như những sản phẩm giá rẻ vì thế chất lượng chỉ ở mức độ chấp nhận được, mau mòn và thường bị biến động và sản phẩm bán ra có bảo hành. Trong khi các nhãn hiệu ngoại nhập nổi tiếng được khách hàng cảm nhận và đánh giá cao bởi chất lượng luôn tốt, tính ổn định cao với thương hiệu vốn đã rất nổi tiếng từ trước đến giờ vì thế giá bán phải cao.