0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu DAG LAM DOCX (Trang 96 -99 )

- Thường lấy khoảng 40100 m2 dựa vào năng suất nhà máy Năng suất nhà máy nhỏ nên ta chọn 60 m2 ).

VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

11.1. Vệ sinh công nghiệp11.1.1. Vệ sinh nhà máy 11.1.1. Vệ sinh nhà máy

Vệ sinh trong nhà máy bao gồm các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh máy móc, thiết bị, phân xưởng sản xuất, xử lý phế thải, thông gió, hút bụi, cung cấp nước, xử lý nước thải… Để đảm bảo vấn đề vệ sinh trong sản xuất cần có các biện pháp sau:

* Vệ sinh máy móc thiết bị

Định kỳ ngừng hoạt động máy móc để vệ sinh nhưng phải đảm bảo năng suất của nhà máy. Ngoài ra cần vệ sinh thiết bị trước khi đưa mẻ mới vào. Các bộ phận sinh ra khói bụi như máy rang, máy sàng... cần đặt ở cuối hướng gió.

* Vệ sinh cá nhân

Mỗi công nhân phải chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân trong sản xuất: công nhân viên làm việc trong nhà máy phải sạch sẽ, nghiêm cấm không được hút thuốc trong giờ làm việc để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người, phải mặc đồ bảo hộ lao động. Có chế độ bồi dưỡng thích đáng cho các công nhân viên trong nhà máy. Thực hiện chế độ khám sức khỏe cho công nhân theo định kỳ 6 tháng/1 lần.

* Vệ sinh phân xưởng, nhà máy

Các phòng thí nghiệm, nhà ăn, nhà kho, nhà sản xuất phải được lau chùi hàng ngày. Mỗi cá nhân phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài phân xưởng sản xuất.

11.1.2. Xử lý chất thải

Chất thải của nhà máy gồm khói bụi, vỏ quả và nước thải công nghiệp.

+ Các khí độc hại chủ yếu là khí: SO2, CO2... cần phải có tháp hấp phụ trước khi thải khí ra ngoài. Phương pháp hấp phụ thường được dùng để loại hết các chất bẩn với hàm lượng rất nhỏ. Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm…

+ Nước thải công nghiệp: Nước thải của nhà máy không có chất độc nên không cần xử lý trước khi cho ra cống rãnh thải ra ngoài. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh môi trường tránh ô nhiễm có thể có thì nhà máy có xây dựng khu xử lý chất thải, xử lý bằng dung dịch kiềm nhằm trung hoà axit có trong nước thải.

- Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Do đó cần phải trung hòa và điều chỉnh pH về vùng 6,6÷7,6.

- Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit, muối axit, dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hòa dung dịch nước thải.

- Các hóa chất thường dùng trong phương pháp trung hòa: Canxi cacbonat, canxi oxit, canxi hydroxit…

+ Chất thải rắn (vỏ quả): Ta có thể hợp tác với các nhà máy sản xuất rượu, nhà máy sản xuất phân vi sinh để bán vỏ quả, vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Khu vực xử lý này được đặt ở cuối hướng gió.

11.2. An toàn lao động

Trong nhà máy an toàn lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khoẻ và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Do đó cần phải phổ biến rộng rãi cho cán bộ công nhân viên nhà máy hiểu biết và vận dụng một cách có hiệu quả.

Cần chú ý đến an toàn lao động trong nhà máy để giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản của nhà máy bao gồm:

+ An toàn về người.

+ An toàn về máy móc trang thiết bị. + An toàn cháy nổ.

+ An toàn về nguyên liệu và sản phẩm.

KẾT LUẬN

Ngày nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó ngành công nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Vì vậy, việc thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với năng suất 32 tấn quả tươi/ ngày và 16 tấn cà phê thóc/ ngày sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển.

Qua thời gian gần 3 tháng thực hiện đồ án, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đặng Minh Nhật, sự giúp đỡ của bạn bè và sự nổ lực tìm tòi học hỏi của bản thân, qua sách vở cũng như tham khảo thực tế đến nay đồ án cơ bản đã hoàn thành đúng thời gian quy định.

Trong quá trình thiết kế tôi đã nắm bắt được những kiến thức về công nghệ sản xuất cà phê nhân nói riêng và vấn đề xây dựng nhà máy thực phẩm nói chung, cố gắng tìm ra một phương án hợp lý và tối ưu nhất, nhưng do thời gian có hạn, cùng với sự hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên không thể tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao kiến thức chuyên môn nhằm phục vụ cho công tác sau này.

Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, các thầy cô trong khoa Hóa và đặc biệt thầy giáo TS. Đặng Minh Nhật đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đồ án này.

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 05 năm 2010.

Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Kim Thơm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu DAG LAM DOCX (Trang 96 -99 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×