Dựa vào bảng thu nhập nguyên liệu của nhà máy và lượng nguyên liệu nhập vào. Ta có thể lập ra kế hoạch làm việc trong tháng, số ca làm việc trong ngày. Mỗi ngày làm việc 2 ca, một ca làm việc 8 tiếng, ngày chủ nhật và các ngày lễ được nghỉ theo quy định (có 8 ngày lễ lớn trong năm).
Bảng 4.2.Biểu đồ sản xuất của nhà máy
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số ngày làm việc 26 24 26 25 26 25 26 × 25 26 25 26
Số ca làm việc 52 48 52 50 52 50 52 × 50 52 50 52
+ Tổng số ngày sản xuất trong năm: 280 – 8 =272 (ngày).
+ Năng suất nhà máy để sản xuất cà phê thóc khô tính theo nguyên liệu : 32 (tấn/ngày).
+ Năng suất của nhà máy để sản xuất cà phê thóc khô tính theo nguyên liệu trong 1 giờ: 2000 (kg /h).
+ Năng suất nhà máy để sản xuất cà phê nhân tính theo nguyên liệu:16 (tấn cà phê thóc/ngày).
+ Năng suất của nhà máy để sản xuất cà phê nhân tính theo nguyên liệu trong 1 giờ: 1000 (kg/h).
Cà phê thóc khô được bao bọc một lớp vỏ trấu bên ngoài nên khi bảo quản thì ít bị hư hỏng, bảo đảm được chất lượng của cà phê. Do vậy sau khi sản xuất cà phê thóc khô ta bảo quản trong kho. Khi nào có đơn đặt hàng ta mới sản xuất cà phê nhân để xuất khẩu.
4.2. Cân bằng nguyên liệu cho sản xuất cà phê nhân
Để đơn giản ta tính toán cho 1000 kg nguyên liệu cà phê quả/giờ cho loại cà phê Robusta.
Bảng 4.3: Bảng tỷ lệ hao hụt qua các công đoạn (%)
TT Công đoạn chế biến. Hao hụt (%)
1 Cà phê quả tươi, thu nhận và bảo quản
3 Phân loại bằng bể xi phông 1,5 4 Xát tươi, rửa nhớt 40 5 Lên men 2 6 Sấy tĩnh 1 7 Sấy thùng quay 0,5 8 Đóng bao 0,5 9 Tách tạp chất 1 10 Xát khô 15 11 Đánh bóng cà phê nhân 0,5
12 Phân loại theo kích thước 0,5
13 Phân loại theo khối lượng 1
14 Phân loại theo màu sắc 1
15 Cân, đóng bao 0,5
16 Thành phẩm
4.2.1. Phân loại theo kích thước
Lượng nguyên liệu vào : 1000 (kg/h).
Tỷ lệ hao hụt : 1 (%).
Lượng nguyên liệu hao hụt : 1000 × 0,01 = 10 (kg/h).