Xây dựng chương trình đàotạo và đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần sông Đà 11 (Trang 46 - 56)

I. Tổng quan về Công ty

b. Quy mô đàotạo phân theo phương pháp đào tạo

2.5. Xây dựng chương trình đàotạo và đội ngũ giáo viên

a. Xây dựng chương trình đào tạo.

Tùy theo nhiều khóa đào tạo khác nhau mà công ty có xây dựng chương trình đào tạo, soạn thảo nội dung đào tạo hay không.

Những chương trình đào tạo công ty xây dựng chủ yếu tập trung bồi dưỡng công nhân : biện pháp an toàn lao động, cách vận hành và sử dụng máy móc, trang thiết bị trên công trường. Với cán bộ công nhân viên trên công ty, tập trung vào việc nâng cao việc sử dụng trang thiết bị mới trong công ty, cập nhật thêm cho cán bộ những quy định mới của Tổng công ty hoặc nhà nước, tập trung nâng cao trình độ là chính như: triển khai nội dung lương mới, đào tạo đánh giá ISO nội bộ,…hướng dẫn cán bộ mới vào nghề quen với công việc, học hỏi thêm kinh nghiệm, kĩ năng,…

Các lớp đào tạo bên ngoài, công ty cử các kĩ sư đi học các lớp về Tư vấn giám sát thi công công trình, bỗi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đội trưởng,..Với

Với chương trình đào tạo tổ chức tại công ty thường thành lập Hội đồng tùy theo từng nội dung khóa đào tạo :

Khóa đào tạo nâng bậc công nhân:thường tổ chức vào quý IV hàng năm. Tổng giám đốc ra quyết định thành lập Hội đồng thi trong đó

- Tổng giám đốc : Chủ tịch Hội đồng

- Chủ tịch công đoàn : phó Chủ tịch Hội đồng - Phó TGĐ, Bí thư đoàn thanh niên: Ủy viên - Trưởng phòng TCHC làm Ủy viên thường trực. Trong đó Hội đồng có nhiệm vụ

- Thông báo chương trình xét nâng lương, nâng bậc cho phòng ban - Soạn thảo ban hành quy chế nâng lương, thi nâng bậc.

- Tập hợp danh sách xét duyệt các đối tượng nâng bậc đảm bảo đúng quy chế công khai, minh bạch.

- Trình HĐQT phê duyệt, trình lên phòng đào tạo Tổng công ty. * Nội dung thi:

Công nhân dự thi 2 phần : thi giữ bậc lý thuyết với bậc 3/7 trở lên. Thi lý thuyết theo bậc nghề dự thi dười hình thức thi viết và vấn đáp. Thi thực hành: thí sinh đạt điểm lý thuyết từ 4,5 trở lên mới được thi thực hành. Căn cứ vào điều kiện, khối lượng tính chất công việc của các đơn vị cụ thể, Hội đồng thi sẽ tổ chức thi làm ra sản phẩm trực tiếp tại hiện trường. Khi xây dựng cụ thể từng nội dung, chương trình giảng dạy, với nội dung đơn giản, phòng tổ chức hành chính kết hợp cán bộ chuyên môn trong công ty xây dựng, có tham khảo thêm các giáo trình, đề cương của các trường khác Nếu mời giáo viên về giảng dạy thì kết hợp với giáo viên sẽ biên soạn đề cương, chương trình giảng dạy để phù hợp với yêu cầu của công ty.

Với đào tạo kèm cặp hướng dẫn: Cá nhân được giao nhiệm vụ này sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng đề cương hướng dẫn, sau đó được thông qua bởi trưởng đơn vị rồi tiến hành với đối tượng học.

Nhìn chung việc xây dựng chương trình đào tạo khá phù hợp, chi tiết, cách soạn thảo chương trình có sự tham khảo các kiến thức mới và phù hợp với điều kiện thực tại công ty.Tuy nhiên trong thực tế, nội dung các bài học, đề cương ôn tập mang nặng tính lý thuyết, chủ yếu đối tượng học qua lý thuyết, thời gian thực hành là ngay trong khi làm việc là chính. Nhiều khi việc xây dựng chương trình chủ yếu dực theo cá nhân một người hoặc có tham khảo thêm thì chủ yếu chỉ dựa trên đề cương của trường Công nhân kĩ thuật Việt Xô sông Đà nên mang nhiều yếu tố chủ quan, lạc hậu, chưa cập nhật những kiến thức mới, phù hợp trong từng thời kì nhất định.

Trong 70 phiều điều tra tại công ty thì có 42% số phiếu cho là chất lượng tài liệu tốt, 40% cho là chất lượng bình thường. Với công nhân thì với 55 phiếu phát ra 62% công nhân cho là chất lượng tài liệu là tốt và bình thường.

Hàng năm công ty tiến hành những khóa cuộc thi thợ giỏi

Hội đồng thi được Tổng giám đốc ra quyết định thành lập Hội đồng thi, Ban Giám khảo, Đoàn công tác của công ty. Nội dung bài thi do chủ tịch hội đồng quyết định sao cho phù hợp và phải chọn được công nhân phù hợp để phong trào càng phát triển và có đóng góp tích cựa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Hình thức thi: Lý thuyết: thi viết và vấn đáp.

Thực hành: với điểm lý thuyết 5 trở nên được thi thực hành, căn cứ công việc vụ thể để Hội đồng thi tổ chức làm ra sản phẩm ngay tại hiện trường.

Do không có những mục tiêu cụ thể nên việc soạn thảo đề cương ôn tập trong công ty cũng không đưa ra những yêu cần cụ thể nhất định phải có mà chỉ nêu rất chung điểm đạt và hình thức thi.

b. Đội ngũ giáo viên giảng dạy.

Công ty chưa có đội ngũ chuyên về mảng này nhưng việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cho từng chương trình đào tạo có những quy định tương đối cụ thể,

Đào tạo kèm cặp kĩ sư, cử nhân, CNKT mới ra trường.

Chuyên viên, nhân viên kĩ thuật nghiệp vụ có bậc lương 4/8 trở lên, có từ 2 năm kinh nghiệm làm việc tại đơn vị, công nhân kĩ thuật bậc 4/7-7/7, lái xe bậc 3/4-4/4.

Yêu cầu: Đội trưởng, cán bộ, tổ trưởng phải gương mẫu trong quá trình kèm cặp CBCN thuộc bộ phận mình quản lý. Phải có trách nhiệm xây dựng đề cương hướng dẫn. Sau thời gian kèm cặp, trình độ của người được kèm cặp phải nâng lên về mọi mặt ( trình độ tay nghề, nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp, ý thức tổ chức, kỉ luật, văn hóa doanh nghiệp,..). Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động trong quá trình hướng dẫn.

Đào tạo thi nâng bậc, thi thợ giỏi:

Chuyên viên nhân viên kĩ thuật nghiệp vụ phù hợp với những nghề trong nội dung - Thi nâng bậc: ngành điện và vận hành xây lắp hệ thống MXD.

- Thi thợ giỏi : ngành hàn và điện.

Công nhân bậc 6/7-7/7, cán bộ có bậc lương 4/8 trở lên, đạt tiêu chuẩn nhân viên bậc 3, bậc 4, làm việc tại công ty ít nhất 2 năm.

Với cán bộ giảng viên thuê bên ngoài: công ty thuê những giảng viên từ trường Công nhân kĩ thuật Việt Xô sông Đà hoặc từ những trường Đại học, Cao đẳng chính quy, có trình độ, chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên được thuê về giảng dạy chịu trách nhiệm trong việc biên soạn đề cương được Hội đồng thi thông qua. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên được xem xét về sự nhiệt tình cũng như khả năng truyền đạt, nội dung giảng dạy có phù hợp không.

Bảng 13 : Đội ngũ giảng viên hiện có tại công ty.

STT Công việc đảm nhận Đơn vị Tổng số Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Kèm cặp, chỉ bảo Người 878 299 34.05

- Công nhân kĩ thuật C.nhân 764 185 24.21

- Cán bộ Cán bộ 303 114 37.62

2 Nầng bậc Người 510 14 2.74

- Điện Người 496 12 2.42

- Xấy lắp MDX Người 14 2 14.28

3 Thi thợ giỏi Người 566 16 2.82

- Điện Người 496 10 2.02

- Hàn Người 70 6 8.57

Với đào tạo cán bộ ngay tại công ty thì tùy khóa đào tạo để lựa chọn giáo viên cho phù hợp. Trong công ty, đội ngũ giáo viên có khả năng kèm cặp có tỉ lệ khá cao, cơ bản có thể đáp ứng được nhưu cầu kèm cặp cán bộ, công nhân mới chiếm 34.05%. Công tác thi nâng bậc, thi thợ giỏi tỉ lệ giáo viên giảng dạy tại công ty quá ít, chiếm hơn 2% trong tổng số cán bộ công nhân của ngành. Với lượng giáo viên ít như thế, trong điều kiện địa lí nhiều chi nhánh khắp mọi nơi thì việc đáp ứng yêu cầu giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn.

Nhìn chung với việc lựa chọn kĩ như vậy, các giảngviên được công ty mời nhìn chung có chất lượng tốt. Công tác lựa chọn giáo viên giảng dạy chi tiết, có quy định trách nhiệm cụ thể, về căn bản đội ngũ giáo viên giảng dạy đáp ứng được nhưu cầu nhưng việc giảng dạy bởi những công nhân có kinh nghiệm trong công ty, chỉ là kiêm nhiệm nên khả năng sư phạm không được đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức kinh nghiệm truyền đạt nhiều khi mang tính chủ quan nên có nhiều kiến thức, quan điểm lạc hậu, không phù hợp. Các giáo viên thuê ngoài thì không có quá trình tham quan và tiếp cận thực tế với công ty để xây dựng chương trình và cách giảng dạy cho phù hợp hơn.

2.6. Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo. a. Nguồn kinh phí đào tạo.

Hàng năm, phòng hành chính tổ chức xây đựng kế hoạch đào tạo, căn cứ vào các yếu tố trong đào tạo để hạch toán, dự tính chi phí cho mối khóa đào tạo và toàn bộ, sau đó trình lên Tổng giám đốc phê duyệt.

Nguồn kinh phí đào tạo trích từ Quỹ đào tạo của Công ty, trích từ lợi nhuận mà công ty thu được hàng năm, chi cho các khoản sau:

- Chi cho tiền lương giáo viên,

- Chi cho việc biên soạn nội dung giảng dạy.

- Chi phí liên quan các tài liệu cần thiết cho toàn khóa đào tạo. - Tiền chi phì thi cư: đề kiểm tra, thi, cấp chứng chỉ,…

- Chi phí quản lý, điều hành công tác đào tạo.

Những cá nhân đào tạo bên ngoài mà nằm trong kế hoạch của công ty thì công ty xem xét chi phí kinh phí cho toàn bộ khóa học.

Với những cá nhân có nhưu cầu tự đi đào tạo thì công ty không có bất kì khoản chi phí nào cho việc đào tạo đó mà chỉ có thể tạo điều kiện cho cá nhân đó đi học: cho nghỉ phép,…

Với cán bộ, kĩ sư kiêm nhiệm trong công tác đào tạo thì có được hưởng quyền lợi riêng như sau:

Tất cả chuyên viên, nhân viên, CNKT thực hiện kèm cặp đều được hưởng phụ cấp kèm cặp hàng tháng. Các cán bộ đãc hưởng phụ cấp chức vụ đội trưởng , trưởng ban trở lên thì không được hưởng thêm phụ cấp nữa.

Mức phụ cấp kèm cặp = hệ số phụ cấp * 450.000 đ Mức phụ

cấp

Chuyên viên, nhân

Công nhân kĩ thuật Bậc 4/7 Bậc 5/7 và 3/4 Bậc 6/7 và 4/4 Bậc 7/7 Hệ số 0.3 0.3 0.3 0.4 0.45

Phòng Tổ chức – Hành chính. Công ty Cổ phần sông Đà 11. Tính ra tiền lương cụ thể cao nhất với mức lương:

Tiền lương = 450.000 * 0.45 = 202.500 đ.

Với kèm cặp tại nơi làm việc thì với đối tượng mới ra trường từ 4- 6 tháng, với công nhân thi chưa đạt trong kì thi nâng bậc thì thời gian là 3 tháng.

Với cán bộ giảng dạy ngoài giờ tại rất nhiều địa điểm khác nhau trong công ty thì được công ty tài trợ toàn bộ chi phí : ăn ở, đi lại, các chi phí giảng dạy và trả công như làm ngoài giờ.

Ngoài ra với những giáo viên thuê ngoài, việc trả kinh phí do thỏa thuận giữa công ty và người được thuê nhưng thường với chi phí cao hơn rất nhiều so với kiêm nhiệm của cán bộ trong công ty nên việc thuê giáo viên ngoài hạn chế.

Với công nhân tham gia đào tạo thi nâng bậc:trong thời gian tham gia đào tạo vẫn được hưởng lương cấp bậc, thanh toàn tiền xe 1 lượt ( với trường hợp công trình ở xa địa điểm tổ chức thi do đơn vị trực tiếp trả).

Tổng kinh phí đào tạo hàng năm của công ty như sau.

Bảng 14. Bảng kinh phí đào tạo của công ty. Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 Sosánh 2007/200 6 (%)

1 Tổng số người được ĐT Người 1031 1024 108.57

2 Tổng chi phí đào tạo Đồng 235.510.00 0 257.123.00 0 109.18 3 Doanh số bán hàng Tr. đồng 300.230.103 322.712.103 107.49 4 Lợi nhuận Tr.Đồng 10.084.106 12.418.293 123.59

5 Chi phí đào tạo bình quân

Đồng/ Người

228.428 251.096 102.45

6 Chi phí ĐT/lợi nhuận Đồng 2.33% 2.07% 88.86

7

Doanh thu/tổng chi phí

đào tạo Đồng 1274,80 1255.088 98.48

8

Lợi nhuận/ tổng kinh phí

đàotạo Đồng 42,818 48.297 112.79

Nguồn: Báo cáo doanh thu lợi nhuận công ty 2006,2007 Phòng Kinh tế - Kế hoạch

Công ty cổ phần sông Đà 11.

Hàng năm, công ty quan tâm đến đào tạo, tốc độ tăng của chi phí dành cho đào tạo tăng tương ứng với doanh thu của công ty. Doanh thu công ty năm 2007 tăng 7.49%, tổng kinh phí đào tạo năm 2007 tăng hơn 21trđ tương ứng tăng 9,18% nên kinh phí chi cho một lượt người được đào tạo cũng tăng từ 228.428đ lên 251.096đ tương ứng tăng 2,45%. Thực tế kinh phí chi cho từng khóa đào tạo là khác nhau như khóa đào tạo cho an toàn lao động kinh phí ít hơn nhưng số lượng công nhân lại rất đông nên thực tế chi cho các khóa đào tạo khác như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ có chi phí bình quân cao hơn. Tuy nhiên, chi cho đào tạo trích từ lợi nhuận của công ty còn quá nhỏ, hàng năm tính ra chiếm khoảng 0.08% doanh thu và chiếm 2.07% trong lợi nhuận công ty. Bên cạnh đó chi phí đào tạo so với doanh thu lợi nhuận bỏ ra thì 1

đồng chi phí bỏ ra thu về được 1255.088 đ doanh thu và 48.297 đ lợi nhuận năm 2007, như vậy là việc đào tạo hiệu quả chưa cao.

Do nguồn kinh phí có hạn, việc trả lương cho giáo viên giảng dạy, kèm cặp còn quá ít, không kích thích được tinh thần làm viêc của giáo viên cũng như để họ chuyên tâm vào công việc soạn nội dung chương trình giảng dạy. Thông qua phỏng vấn 30 cán bộ tại công ty tham gia kèm cặp và giảng dạy thì có 33% cho biết trả lương cho công tác còn thấp, 52% trả lời là bình thường, có 15% là tốt. Với cá nhân tham gia đào tạo, công ty không có chính sách khuyến khích cụ thể. Nhất là với đối tượng tự bản thân có nhưu cầu đào tạo thì không có bất kì nguồn kinh phí hỗ trợ nào mà chỉ hỗ trợ như cho nghỉ phép một thời gian ngắn hay dài tùy điều kiện, tình hình cụ thể.

b. Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo:

Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo của công ty về cơ bản là đáp ứng được và phù hợp với các khóa đào tạo

- Với khóa đào tạo ngay tại công ty cho cán bộ công nhân viên : có 1 phòng lớn trang bị bảng, bút, bàn ghế, máy vi tính,…

- Các phân xưởng có trang bị phòng với máy móc cần thiết cho công nhân có điều kiện thực hành, có phòng ban để học tập trung lý thuyết.

Tại các phòng ban trong công ty, thường xuyên trang bị các thiết bị máy móc hiện đại để công nhân viên làm việc và phục vụ việc kèm cặp tại chỗ như: vi tính, máy fax,…

Tuy nhiên, các phòng học đã cũ, trang thiết bị còn sơ sài, chưa có các thiết bị hiện đại như máy chiếu,.. để học tập tại các phân xưởng tập trung đông người mà thường chỉ đơn thuần trang bị bàn ghế, micro để giảng dạy.

Thông qua 60 phiếu điều tra tại phân xưởng 11-3, có 16% cho rằng cơ sở vật chất tốt, 65% cho rằng bình thường, 19% cho là yếu kém.

2.7. Thực trạng đánh giá chương trình đào tạo tại công ty.

Đến cuối mỗi khóa đào tạo, trưởng đơn vị hoặc trưởng phòng Tổ chức hành chính tổ chức đánh giá hiệu lực của khóa đào tạo.

Kết quả đào tạo được coi là đạt yêu cầu nếu học viên được một trong các tiêu chí sau:

- Với các khóa đào tạo bên ngoài thường là chứng chỉ hoặc văn bằng có được sau mỗi khóa học, có thể là giấy chứng nhận với những khóa đào tạo ngắn hạn.

- Với những khóa đào tạo tại công ty, thông qua

+ Kết quả thi, kiểm tra, báo cáo thu hoạch, điểm đạt được.

+ Nhận xét của giảng viên hay của người đánh giá cập nhật vào phiếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần sông Đà 11 (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w