Phát huy ưu thế trung tâm khoa họ c thông tin Thủ đô tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay doc (Trang 79 - 96)

công tác nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội

Trong xu thế phát triển với tốc độ đô thị hoá và hội nhập ngày càng lớn, nguồn nhân lực nữ của Thủ đô không thể nằm ngoài mối quan hệ với nguồn nhân lực của cả nước, lại càng không thể nằm ngoài quá trình tương tác xét dưới góc độ giới của nguồn nhân lực nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu, dự báo thường xuyên nguồn nhân lực nữ của Hà Nội trong mối quan hệ với nguồn nhân lực của cả nước và nguồn nhân lực nam là một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài.

Xét dưới góc độ giới cho thấy việc phân bố nhân lực nữ vào các ngành nghề khác nhau hiện nay chịu sự chi phối chủ yếu của quy luật cung - cầu. ở đây, việc nghiên cứu, dự báo sự phát triển và biến động của thị trường lao động gắn với nguồn nhân lực nữ là rất quan trọng. Cho đến nay, công tác dự báo lao động nếu có mới chỉ được tiến hành chung mà chưa tính đến những xu hướng cụ thể của lao động nữ, do vậy việc thiếu những thông tin liên quan trực tiếp đến lao động nữ không chỉ hạn chế sự chủ động của phụ nữ

trong việc chọn lựa việc làm phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể mà còn là một khó khăn lớn cho việc đảm bảo sự bình đẳng giới trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng một cách khoa học để việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bình đẳng giới là hết sức quan trọng. Vì vậy, công tác nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô phải đảm bảo:

- Nghiên cứu, dự báo các yếu tố tác động và xu thế biến đổi nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội.

- Nghiên cứu, dự báo được cung - cầu nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trong từng giai đoạn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô làm cơ sở cho kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ, tránh được những biến động lớn về nguồn nhân lực bất lợi cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thủ đô.

- Nghiên cứu dự báo, nguồn nhân lực và nguồn nhân lực nữ trong mối quan hệ với nguồn nhân lực cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch chủ động thu hút lao động di chuyển vào Hà Nội.

Lao động nói chung và lao động nữ nói riêng di chuyển vào Hà Nội là xu hướng tất yếu khách quan của quá trình đô thị hoá. Ngăn cản dòng di dân này bằng những quy định nghiêm ngặt trong quản lý hành chính đối với người nhập cư là không hiệu quả và không phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nhưng để mặc các dòng di dân và di chuyển lao động tự do vào thành phố sẽ gây áp lực rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Thừa nhận thực tế khách quan của kinh tế thị trường và quyền tự do di chuyển của công dân, đồng thời có các biện pháp linh hoạt trong quản lý sẽ kết hợp hài hoà giữa dân chủ hoá về quyền di chuyển với việc chủ động điều tiết các dòng nhập cư. Điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa công tác nghiên cứu, dự báo và công tác quản lý đô thị và quản lý xã hội.

áp dụng các biện pháp chủ động để thu hút bố trí sắp xếp lao động di chuyển đến Hà Nội theo nhu cầu của thị trường lao động là cần thiết như: tăng cường và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, điều chỉnh hợp lý các dòng nhập cư theo hướng hạn chế tối đa tới khu vực nội thành, hướng các dòng di dân và di chuyển lao động nữ tới các khu phát triển mở rộng đã được quy hoạch. Chủ động trong việc thu hút lao động nữ di

chuyển vào thành phố còn phải được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực vùng và cả nước, tạo ra sự phân công, hợp tác, phát triển có kế hoạch giữa Hà Nội và các địa phương trong cả nước.

Kết luận

Nguồn nhân lực ngày càng trở thành nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong hệ thống các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trên bình diện quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, sự cần thiết phải quán triệt quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đã chứng minh tính đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin coi con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo lịch sử.

Phụ nữ là nguồn lực to lớn trong sự phát triển của nhân loại, đặc biệt trong chiến lược xây dựng con người làm nền tảng cho tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Các nhà giáo dục, khoa học xã hội và các nhà hoạch định kinh tế - xã hội đều biết đến câu nói: nhìn vào trẻ em biết tương lai của một dân tộc. Nhưng rất ít người biết rằng nhìn vào sức khoẻ, học vấn, trình độ chuyên môn,vị thế và đời sống của phụ nữ ta có thể biết cả quá khứ, hiện tại và tương lai của một quốc gia. Chính vì thế những nghiên cứu bước đầu của luận văn đã đi theo hướng nhấn mạnh nội dung sâu xa của nhận định vừa có tính chiến lược, vừa thiết thực cụ thể nêu trên và khẳng định rằng việc phát huy nguồn nhân lực nữ là đòi hỏi khách quan và cấp thiết của sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Phụ nữ Hà Nội đã và đang góp phần làm cho những thành tựu kinh tế thu được ngày một to lớn hơn, những thay đổi trong đời sống xã hội tiếp tục diễn ra ngày một tốt đẹp hơn. Song, những vấn đề đặt ra trước mỗi người phụ nữ về sự bất cập giữa năng lực và yêu cầu, giữa trách nhiệm và quyền hạn, giữa đóng góp và hưởng thụ, giữa công việc gia đình và công tác xã hội cũng ngày càng trở nên gay gắt.

Do vậy, phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát huy nguồn nhân lực nữ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội lâu bền ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Những số liệu và lập luận trình bày trong luận văn về thực trạng phát huy nguồn

nhân lực nữ ở Hà Nội chủ yếu nói tới những mặt chưa được, những hạn chế cần khắc phục. Điều đó không có nghĩa là xem nhẹ những thành tựu mà trái lại, càng làm nổi bật ý nghĩa sâu xa những mặt tốt đẹp của công cuộc đổi mới trong việc ngày càng cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ và công bằng xã hội. Phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

Một là: Đổi mới chính sách sử dụng lao động nữ, giải quyết tốt việc làm phù hợp

đặc điểm lao động nữ Hà Nội.

Hai là: Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tăng cường chăm sóc sức khoẻ

cho phụ nữ tạo điều kiện phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội

Ba là: Nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ, xác lập đồng bộ cơ chế thực hiện

bình đẳng giới nhằm phát huy quyền làm chủ của phụ nữ Thủ đô.

Bốn là: Phát huy ưu thế trung tâm khoa học - thông tin - Thủ đô tăng cường

nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội

Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cần được đầu tư nghiên cứu toàn diện, lâu dài. Trong điều kiện nghiên cứu hiện nay, tác giả luận văn chưa thể đi sâu khai thác mọi khía cạnh của vấn đề mà mới chỉ dừng lại ở những nội dung lớn mang tính gợi mở, có ý nghĩa phương pháp luận bước đầu để làm cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

1. Phạm Thị Thanh Hương (2005), Quan niệm của Ph.Ăngghen về giải phóng phụ nữ trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", Tạp chí Khoa học xã hội, (03/79) Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.23-29.

2. Phạm Thị Thanh Hương (2005), Những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội", Tạp chí Nghiên cứu con người, (4/19), Viện Nghiên cứu con người, tr.15-20.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Vân Anh (2003), “Việc làm của phụ nữ Hà Nội”, Khoa học về phụ nữ, (2), tr.3-12.

2. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Phùng Thị Kim Anh (2004), Các quan niệm nửa đầu thế kỷ XX về việc phụ nữ tham gia lao động xã hội", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.32-40.

4. Ban Nữ công Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Phát huy nguồn lao

động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.

5. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (2000), Tổng quan: Đưa vấn đề giới vào phát triển, Hội thảo Hà Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1999), Thực trạng lao động việc làm 1996 -

2000, Nxb Thống kê, Hà Nội

7. Vũ Minh Chi (2004), Nghiên cứu giáo dục, con người và nguồn nhân lực Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập", Tạp chí Nghiên cứu Con người,

(5/14), tr.38-43.

8. Tô Xuân Dân (2001), “Nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội bước sang thế kỷ XXI”, Tạp

chí Lao động và xã hội, (171), tr.10-15.

9. Ngô Tuấn Dung (2003), Định kiến giới nhìn từ góc độ tâm lí xã hội", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.16-24.

10. Vũ Kim Dung (2005), Đánh giá thực trạng bình đẳng giới - Cơ sở xây dựng Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam", Thông tin Phụ nữ và tiến bộ, (2/43), Uỷ ban

Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

11. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế",

Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr.25-30.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đỗ Đức Định - Trần Lan Hương (2003), “Toàn cầu hoá - Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ các nước đang phát triển và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.25-30.

15. Trương Thị Bích Hà (2002) “Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức”, Tạp chí

Quản lý Nhà nước, (3), tr.24-26.

16. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Thị Vân Hạnh (2005), Về việc phát triển chức nghiệp của phụ nữ những vấn đề đặt ra", Thông tin khoa học xã hội, (1), Viện Thông tin khoa học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

18. Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

19. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2002), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá VIII tại Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2002 – 2007.

20. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội (2001), Báo cáo của Ban Chấp hành Hội

Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội khoá XI tại Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2001 - 2006.

21. Lê Ngọc Hùng (1999), Công bằng xã hội và hội nhập xã hội đối với phụ nữ: Một số vấn đề thực tiễn và phương pháp tiếp cận", Tạp chí Khoa học về phụ nữ,

(4), tr.14-20.

22. Nguyễn Linh Khiếu (chủ biên) (1999), Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. C. Mác (1984), Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

25. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. C.Mác - Ph. Ăngghen (1981), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Dương Thị Minh (2003), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (1969), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.

33. Nguyễn Chí Mỳ (2004) "Phát triển nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Thủ đô Hà Nội 50 năm nhìn lại,

34. Phạm Thành Nghị (2004), Bối cảnh văn hoá và quản lý nguồn nhân lực", Tạp chí

Nghiên cứu con người, (4/13), tr.32-40.

35. Nguyễn Tín Nhiệm - Phan Thị Thanh (2002), Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định nghề đào tạo dự phòng cho lao động nữ", Tạp chí Khoa học về phụ nữ,

(4), tr.23-31.

36. Nguyễn Thị Tú Oanh (1999), Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

37. Trần Thị Quế (1995), “Đổi mới kinh tế và vấn đề giới trong sự phát triển kinh tế - xã hội”, Kinh tế Việt Nam: Đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

38. Bùi Thị Kim Quỳ (1996), “Quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (2), tr.6- 7.

39. Phạm Minh Thảo (2001), Dự báo xu thế phụ nữ thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội. 40. Lê Thi - Chủ biên (1991), Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa .vị

người phụ nữ hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Lê Thi (1993), Vài suy nghĩ về phương pháp luận tiếp cận việc nghiên cứu người phụ

nữ và vai trò của giáo dục gia đình trong sự phát triển nguồn nhân lực, Trung

tâm khoa học về Gia đình - Phụ nữ, Hà Nội.

42. Lê Thi (1996), “Làm thế nào để người phụ nữ trở thành chủ thể trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tr.1-4.

43. Lê Thi (2004), "Nghiên cứu về người phụ nữ, về vấn đề giới và sự tham gia của các khoa học xã hội nhân văn Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Con người, (5/14), tr.52-58.

44. Lê Trọng - Nguyễn Minh Ngọc (2001), “Lao động nữ ra thành phố cư trú tự do tìm việc làm: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (2), tr.44-49.

45. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay doc (Trang 79 - 96)