Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng TM và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ (Trang 74 - 79)

Về báo cáo kết quả của KTNB: Tại Khoản 3/Điều 41/Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định kết quả KTNB phải được báo cáo kịp thời cho Hội

đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD.

Nên sửa đổi lại theo hướng: Kết quả KTNB ngoài việc phải được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng còn phải báo cáo kịp thời Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, nhằm giúp cho cơ quan này có được thông tin đầy đủ, kịp thời về tình trạng hoạt động của TCTD để có những chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời, hiệu quả.

Bổ sung thêm quy định về mối quan hệ phối hợp giữa KTNB với Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, Cơ quan Thanh tra giám sát (NHNN).

Kết luận Chương 2

Qua khảo sát hệ thống KTKSNB tại một số NHTM cho thấy các NHTM đều thiết lập hệ thống KTKSNB theo các mô hình, cơ cấu tổ chức khác nhau theo các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của hệ thống KTKSNB tại các NHTM còn bộc lộ những bất cập (về mô hình tổ chức, cơ cấu tổ chức; trách nhiệm, quyền hạn; cơ chế phối hợp nghiệp vụ; chất lượng và số lượng đội ngũ KTV...) cần phải có lộ trình dài để củng cố, hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nguyên nhân của những bất cập trên:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, tính ổn định không cao, dẫn đến các NHTM khó áp dụng trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản nội bộ của NHTM còn chưa đồng bộ, không hoàn toàn khả thi, hoặc thiếu quy định cụ thể, làm cho KTKSNB thiếu chuẩn mực để thực hiện.

Thứ hai, hầu hết các biện pháp kiểm tra nội bộ, KTNB đều căn cứ vào các hoạt động đã xảy ra chứ không phải đang xảy ra, do đó ảnh hưởng đến

yêu cầu kịp thời. Hơn nữa kiểm soát nội bộ, KTNB chỉ có thể góp phần giảm thiểu sai phạm, cảnh báo rủi ro, chứ không thể ngăn chặn mọi rủi ro.

Thứ ba, Các cấp quản lý NHTM chưa đánh giá đúng vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; chưa quan tâm nhiều đến vị trí vai trò của công tác này cũng như chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, do đó hạn chế nhiều đến hiệu lực hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Luận văn đã đưa ra các quan điểm định hướng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật đối với hệ thống KTKSNB của NHTM sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng các thông lệ quốc tế về vấn đề thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng sẽ rất khó khăn, do mất nhiều thời gian và chi phí tăng cao.

Trên cơ sở hệ thống lý luận và thực tiễn về hệ thống KTKSNB tại các NHTM hiện nay, luận văn đã đưa những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KTKSNB tại các NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các kiến nghị đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến mô hình, cơ cấu tổ chức của hệ thống KTKSNB; cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát giữa Cơ quan Thanh tra giám sát, Kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ của các NHTM.

KẾT LUẬN

Công tác thanh tra, kiểm tra là không thể thiếu trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế đang bước đầu hội nhập, từng bước vận hành theo nguyên tắc của kinh tế thị trường. Để hoạt động kinh doanh của các NHTM vận hành ngày một hiệu quả, cần đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kinh doanh là một yêu cầu cấp thiết. Mỗi NHTM phải tự mình tổ chức và làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và coi đó là một yêu cầu tự nhiên phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Có thể nhận thấy, việc kiểm soát rủi ro là nội dung quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, đã và đang được quy định ngày một đầy đủ và minh bạch hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quy định cần được sửa đổi kịp thời nhằm đảm bảo cho việc xây dựng một hệ thống kiểm soát rủi ro hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó hệ thống KTKSNB đóng vai trò hết sức quan trọng; hệ thống KTKSNB ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong công tác quản trị điều hành hoạt động của NHTM.

Do đó, trong tiến trình đổi mới hoạt động của hệ thống tiền tệ, ngân hàng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề đặt ra là phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của hệ thống KTKSNB, từng bước xây dựng một cơ cấu KTKSNB có hiệu quả ở từng NHTM, góp phần đảm bảo sự ổn định, an toàn và vững mạnh của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đề tài đã hoàn thành một bước trong việc nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động của hệ thống KTKSNB trong các NHTM ở Việt Nam.

Trên cơ sở luận giải sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống KTKSNB, cũng như đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức hoạt động của hệ thống KTKSNB, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hệ thống KTKSNB của NHTM. Các kiến nghị chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

(i) Sự cần thiết vẫn phải duy trì hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên trách của NHTM.

(ii) Thiết lập mô hình tổ chức, cơ cấu tổ chức hợp lý của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên trách, nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập và chuyên nghiệp của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên trách; các yêu cầu về chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn kiểm toán viên nội bộ trong các NHTM.

(iii) Vai trò của NHNN trong việc ban hành các quy định, hướng dẫn thực hiện đối với hệ thống KTKSNB, KTNB, cũng như trách nhiệm của NHNN đối với kiểm tra, giám sát hoạt động của NHTM nói chung, hệ thống KTKSNB nói riêng.

Các kiến nghị trên đây, trước hết xuất phát từ đổi mới về quan điểm, nhận thức vai trò của hệ thống KTKSNB của các cấp lãnh đạo NHTM, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, nhằm tạo ra sự đồng thuận trong việc đề ra các cơ chế quản lý và việc tổ chức thực hiện các cơ chế đó, nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHTM.

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng TM và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ (Trang 74 - 79)