Các nguyên tắc giác mẫu

Một phần của tài liệu datn_k50_dung_05_06_2010ininininin (Trang 52 - 54)

4. Giác mẫu

4.1. Các nguyên tắc giác mẫu

a. Trình tự giác mẫu :

 Kiểm tra cỡ số và số lượng các bộ mẫu cứng sẽ giác trên sơ đồ

 Kiểm tra số lượng chi tiết của mỗi bộ mẫu cứng

 Vạch 2 đường biên của sơ đồ (2 đường biên song song và cách nhau một khoảng bằng khổ vải trừ đi phần không sử dụng được của biên vải).

 Kẻ đường đầu sơ đồ (vuông góc với 2 đường biên của sơ đồ)

 Sắp xếp các mẫu cứng trên sơ đồ. Trình tự sắp xếp: giác các mẫu lớn trước, sau đó đến các mẫu trung bình và cuối cùng là các mẫu nhỏ và song song với việc giác các chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau.

b. Yêu cầu khi sắp xếp các mẫu cứng trên sơ đồ :

 Đặt mặt phải của mẫu lên trên (mặt có ghi các thông tin của mẫu).

Độ lệch canh sợi thực tế nhỏ hơn hoặc bằng độ lệch canh sợi cho phép (đường canh sợi thực tế phải nằm trong khoảng của 2 đường giới hạn độ lệch canh sợi trên mẫu cứng)

 Kết hợp các mẫu lớn và các mẫu trung bình để tạo thành những vùng trống trong sơ đồ dùng để giác các mẫu nhỏ.

 Các đường cắt thẳng của các mẫu lớn được quay ra mép ngoài của sơ đồ, các đường cắt cong quay vào trong.

 Chiều đặt của các mẫu phụ thuộc vào chiều và đặc trưng bề mặt của vải: + Vải trơn: các chi tiết được xếp theo cả 2 chiều

+ Vải kẻ:

Vải kẻ nhỏ: giác mẫu như đối với vải trơn, tuy nhiên cần đảm bảo tính đối kẻ của các chi tiết đối xứng nhau trên sản phẩm và đảm bảo tính trùng kẻ tại các đường ráp nối như: vạt áo,...

Vải kẻ to: đảm bảo tính đối kẻ của tất cả các chi tiết đối xứng (ví dụ như: hai thân trước hai thân sau, hai đầu cổ, ...) và tính trùng kẻ tại các đường ráp nối các chi tiết (ví dụ như: đường vạt áo, đường nách áo, đường giữa thân trước và thân sau,...). Để tăng thêm độ chính xác, khi giác mẫu người ta thường xác định cho các chi tiết thêm lượng dư theo chiều vuông góc với hướng kẻ. Lượng dư giác mẫu thông thường được chọn tối thiểu bằng 1/2, 3/4 rappo kẻ - đối với kẻ đối xứng và 1 rappo kẻ - đối với kẻ bất đối xứng.

+ Vải có hình vẽ có hướng: tất cả các mẫu được đặt thuận chiều hình vẽ + Vải lông:

Vải lông ngắn - các chi tiết được đặt sao cho chiều lông hướng từ dưới lên trên Vải lông dài - các chi tiết được đặt sao cho chiều lông hướng từ trên xuống dưới + Vải có tuyết:

Vải tuyết có chiều (vải nhung trơn, nhung kẻ, dạ, nỉ) - các chi tiết được đặt sao cho chiều tuyết hướng từ dưới lên trên (để màu vải sẫm và đều màu hơn)

Vải có tuyết hướng không xác định - các chi tiết của cùng một sản phẩm phải đặt cùng chiều.

+ Vải có hình vẽ lớn: các chi tiết được đặt sao cho đường giữa của hình vẽ trùng với đường giữa của chi tiết hoặc sản phẩm.

 Độ lệch cho phép khi cắt:

+ Các đường cắt quan trọng: 0,1-0,15 cm + Các đường cắt còn lại: 0,15-0,2 cm + Các đường cắt của dựng: 0,25-0,3 cm c. Các phương pháp giác mẫu:

Người ta phân loại các phương pháp giác mẫu theo các đặc trưng như sau: * Theo tỷ lệ sơ đồ giác mẫu:

* Theo phương tiện giác mẫu:

* Theo cách sắp xếp các mẫu trên sơ đồ giác: - Giác thẳng

- Giác đổi đầu - Giác tuần hoàn

* Theo phương án phối hợp cỡ số và số lượng sản phẩm: Thường có phương pháp giác đơn và phương pháp giác ghép.

* Theo sự phân khu trên sơ đồ giác - Giác phân đoạn

- Giác gối - Giác xen kẽ

* Theo tính đối xứng trên sơ đồ. - Giác đối xứng.

- Giác một chiều.

Một phần của tài liệu datn_k50_dung_05_06_2010ininininin (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w