Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khác hở quê ra, Miền

Một phần của tài liệu Di cảo Nguyễn Minh Châu (Trang 87 - 101)

6. Bố cục luận văn

3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khác hở quê ra, Miền

Miền cháy, Dấu chân ngƣời lính, Cỏ lau

Trước hết với khả năng quan sát tinh tế và nắm bắt đúng với bản chất sự vật, người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu đã “Giải mã”, nhìn nhận con người

“không tách rời sự kiện”. Vì thế con người xuất hiện với tư cách con người

lịch sử - xã hội đích thực. Điều này được thể hiện rõ nhất trong Khách ở quê

ra và đặc biệt là Phiên chợ Giát. Dưới cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lão

Khúng vừa có nét tính cách tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, một điển hình nổi bật của người nông dân tư hữu Việt Nam trong cuộc sống sau công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa , vừa có những nét riêng sinh động mang tính chất cá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 nhân. Ở lão Khúng, Nguyễn Minh Châu không chỉ phát hiện, không chỉ thấy sự cần cù, u tối “suốt đời chúi mũi vào hòn đất”, “tưới cạn mồ hôi cho mảnh

đất làng Thơi nhọc nhằn”. Nhà văn còn phát hiện ở con người đó, đằng sau

sự nhọc nhằn, u tối kia là sự giỏi giang, dũng cảm. Trong lão Khúng hội tụ tất cả những đức tính và cả những thói xấu, tất cả những điểm mạnh và điểm yếu của giai cấp mình: Tần tảo, lặng lẽ mà táo bạo, đơn giản nhưng lại rất ân nghĩa, kiên định đến mức bảo thủ với mục đích mình đặt ra ban đầu...Để có được phát hiện trên về người nông dân Việt Nam, bản thân nhà văn không chỉ có những tháng ngày lao động miệt mài, trăn trở mà còn là sự gắn bó máu thịt, sự thấu hiểu, chiêm nghiệm về người nông dân để vươn tới sáng tạo đích thực khi nhìn nhận con người. Hình tượng lão Khúng của Nguyễn Minh Châu là một trong những đóng góp xuất sắc về hình tượng người nông dân của các nhà văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đó là sự tiếp nối từ cây bút bậc thầy Ngô Tất Tố với hình tượng chị Dậu, Nam Cao với hình tượng Chí Phèo.

Sau này sự trăn trở tìm đến“tầng đáy”của cuộc sống giúp Nguyễn Minh Châu tìm gặp những“truân chuyên, chìm nổi” của con người trong cuộc sống hiện nay. Đọc tác phẩm của ông ta bắt gặp những con người, không chỉ ở trong “mối quan hệ tổng hoà” của xã hội, mà trước hết họ là những con

người có số phận, cuộc đời riêng.

Đó là Khúng (Khách ở quê ra), dữ dội, hoang dã, quyết liệt như chính

mảnh đất sinh ra lão. Từng là người làm ra vật chất, gánh trên vai hai cuộc kháng chiến, đẻ con ra cũng cho cách mạng nhưng Khúng vẫn không thoát khỏi tầm nhìn thiển cận của tư tưởng nông dân. Lão Khúng vừa kiên quyết tạo dựng cuộc sống, vừa thích nổi tiếng, thích đẻ nhiều con.

Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu đối với người nông dân trở nên sắc nét. Hình tượng lão Khúng khiến cho người ta thấy mẫu người nông dân thật là vĩ đại nhưng không thể nào chấp nhận được trong xã hội đô thị hoá tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85 Với ý thức khám phá, tìm hiểu mọi ngõ ngách của đời sống con người đặc biệt là Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra là sự tiếp tục

của Phiên chợ Giát, ta thấy qua hai câu chuyện nhà văn nhằm vào việc khám phá “tính chất kỳ lạ của con người”. Nhà văn khao khát “phải đào bằng ngòi

bút cho đến cùng cái thật đầy bí ẩn”, để hiểu sâu sắc về con người trong tính

phức tạp và đầy bí ẩn của nó. Lão Khúng xuất hiện ở hai thiên truyện là một nông dân quen thuộc, một con người hiếm có trong cuộc sống lao động và tổ chức gia đình với tầm suy nghĩ rộng rãi về cách làm ăn, với tính cách mạnh mẽ, giàu tình cảm, hết sức thiết thực và cũng đầy thơ mộng, lãng mạn. Lão là hiện thân của đất, của nước, của thiên nhiên còn nhiều nguyên sơ, hoang dã. Nhưng bằng cảm hứng nhân đạo, Nguyễn Minh Châu đã khám phá sâu sắc, đã nhìn thấy những “giây phút bất chợt”, “những khoảnh khắc hoàn hảo” của lão Khúng. Đó là những giây phút lão suy nghĩ về gia đình, về địa phương, về vai trò của lãnh đạo Bời, cũng như những lời tâm sự của lão với con vật đã gắn bó suốt đời với lão - một sự phân thân của chính lão - điều đó cho thấy, Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra cuộc sống nội tâm ngay ở trong một con người bình thường cũng vô cùng phong phú, phức tạp và kì lạ. Chính khám phá vô cùng đặc sắc này là kết quả của tấm lòng ưu ái mà Nguyễn Minh Châu đã dành cho những con người lam lũ, chịu nhiều mất mát, hy sinh như lão Khúng. Nguyễn Minh Châu kịp để lại hai thiên truyện với những khám phá về nội tâm của con người sâu sắc, tinh tế.

Ở Miền Cháy, Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý khắc hoạ số phận mẹ Êm, cuộc đời mẹ sinh ra như để hứng những khổ đau mất mát, chồng chết, ba đứa con ra đi và không bao giờ trở lại. Đau thương cứ dồn dập và chồng chất trên đôi vai gầy của mẹ, cuộc đời mẹ tưởng chừng khô cạn kiệt đôi dòng nước mắt. Thế rồi còn đau đớn và ngang trái hơn, đứa trẻ mẹ nhận về chăm sóc lại là con trai viên sĩ quan Ngụy, kẻ đã bắn chết con trai mẹ ngay giờ phút quê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 hương giải phóng. Mẹ đã phải đấu tranh với chính mình, phải nén đau khổ và phải gạt sang một bên những mặc cảm để chăm lo cho bé Sinh, bởi vì nó thực sự là đứa trẻ vô tội. Rồi bên cạnh đó là cuộc đời của Cúc, của Út Âu, của Thu Lan... mỗi vật là một số phận riêng, không ai giống ai, mỗi người đều có niềm vui và nỗi buồn riêng sâu kín.

Viết Dấu chân người lính, nhà văn đã từng cùng những người lính tham gia những trận đánh khốc liệt, tận mắt chứng kiến những vẻ đẹp bi tráng của chiến tranh. Tiểu thuyết Dấu chân người lính như những thước phim về

bước chân của sư đoàn trên đường mòn Hồ Chí Minh, đã làm nên những kì tích Khe Sanh, Tà Cơn lịch sử.

Dấu chân người lính được coi là tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Minh

Châu và nền văn xuôi Việt Nam trong thời kì chống Mỹ.

Trong Dấu chân người lính, Nguyễn Minh châu đã để cho những

nhân vật được nhà văn chú ý khắc hoạ - nói lên những lời tâm huyết:

“Trong những thời điểm đất nước chiến tranh chúng ta sẵn sàng đổi mọi thứ khả năng khác nhau của mình để lấy một thứ khả năng quân sự”. Và

trong chiến tranh, mỗi người phải sẵn sàng làm tất cả, miễn trở thành một cây bút phục vụ tốt cho cuộc chiến đấu. Nhưng cũng chính từ những năm tháng lăn lộn với cuộc chiến tranh. Nguyễn Minh Châu cũng đã nhận thức ra một điều: chiến tranh không chỉ có những chiến công, hào quang, chiến thắng, chiến tranh còn có mặt trái của nó. Đằng sau tấm huân chương là tổn thất, là hy sinh mất mát, là biết bao những vận động biến đổi có liên quan đến số phận con người. Vì vậy trong chiến tranh việc sử dụng trang viết như là một sự cổ vũ, là cần thiết thì đến một lúc nào dó, nhất là khi chiến tranh đã kết thúc, nhà văn có thời gian để nghiền ngẫm về nó một cách bình tĩnh, nghiêm túc thì lúc ấy nhà văn phải có cách tiếp cận với nó một cách cụ thể, đa dạng và nhân tình hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 Vì vậy sau chiến tranh Nguyễn Minh Châu đã đặt số phận con người với mặt trái của cuộc chiến tranh. Ở đây chiến tranh đã can thiệp một cách trực tiếp vào số phận can người “nó như một lưỡi dao phạt ngang” mà hai nửa cuộc đời bị chặt lìa thân khó gắn liền lại như cũ, đau đớn hơn “hai nửa cuộc đời đó lại không bị cắt lìa hẳn” nó để lại trong con người một vết

thương không bao giờ kín miệng. Trở về quê hương sau chiến tranh. Trước mắt Lực (Cỏ lau) là cảnh phố phường bị tàn phá, chiến tranh đã làm ly tán, chiến tranh đã cướp đi của Lực đứa em trai, cướp đi cả hạnh phúc gia đình Lực. Một người như Lực suốt đời cầm súng chiến đấu vì tự do của mảnh đất quê hương, vì hạnh phúc của mọi người, thế mà khi sau khi quê hương được giải phóng những gì còn lại với Lực quả là ít ỏi, Lực trở về quê hương với nỗi cô đơn và sự dày vò, đau khổ, chiến tranh là chiến tranh, nó đem đến cho con người vẻ đẹp hùng tráng nhưng nó cũng gây không biết bao nhiêu sự đổ nát, hy sinh không có gì bù đắp được.

Với Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã “Dựng tượng đài ký ức về những con người bất hạnh, những thân phận nổi chìm trong chiến tranh” (Mai Thục).

3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình, tiểu luận

Ngoài các sáng tác văn chương, Nguyễn Minh Châu còn viết khá nhiều bài về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện đồng nghiệp...nhưng cơn bạo bệnh đến đột ngột khiến cho nhiều dự định của ông , trong đó có những trang tiểu luận không thực hiện được. Với tập tiểu luận phê bình: Trang giấy trước đèn, ngay cái tên của cuốn tiểu luận đã cho ta thấy ý thức trách nhiệm của ngòi bút Nguyễn Minh Châu trước nhân dân, trước cuộc sống.

Qua những trang tiểu luận cùng Di cảo, di bút của ông ta có thể khẳng định: “Những gì ông viết ra đều không nằm ngoài thiên chức của người cầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 Trong một số bài tiểu luận, chủ yếu viết về từ năm 1978 - năm ông viết “Viết về chiến tranh” - đến khi có cuộc thảo luận về truyện ngắn của

ông, năm 1985 - ta thấy không khỏi có lúc ông lúng túng, dè dặt khi đề xuất, biện giải một vấn đề nào đó, chẳng hạn như quan hệ giữa văn học và hiện thực, quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm và công chúng. Song đây là những lúng túng, dè dặt của thái độ ứng xử - điều mà sau này ông “sám hối” chân thành trong Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Từ

những năm 70, trong Trang sổ tay viết văn, ông cho rằng: “Không thể lấy việc

khoác ba lô đi thực tế làm mục đích cuối cùng”. Trả lời phỏng vấn đầu xuân

năm 1986 ông nói: “Con đường đi của những nhà văn dám khám phá và sáng

tạo, con đường đi của người nghệ sĩ chân chính nói chung thường gập ghềnh và có khi gặp nguy hiểm, thường ít người đi, vì thế vắng vẻ, và cái đích để đi đến bao giờ cũng xa xôi” (Văn học và cách mạng). Ông là người ý thức rất rõ

vai trò của nhà văn “Phải là người chiến sĩ trên mặt trận của Đảng”. Điều đó giải thích rằng trong những năm chiến tranh, vạch ra cái thực trạng đáng buồn nào đấy của văn học chẳng qua là ông muốn văn học đi đến sự hoàn thiện để phục vụ tốt hơn sự nghiệp của Đảng. Đó là những năm ngòi bút sáng tác của ông không ngừng nghỉ, vẫn miệt mài. Và sau này khi chiến tranh qua đi, lối sống, đạo đức truyền thống có nguy cơ bị chủ nghĩa cá nhân xâm thực,

“cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi con người - một cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng giờ và khắp mọi lĩnh vực đời sống” thì ông có cảm giác như người “đứng giữa trận tiền”.

Ngay từ những trang tiểu luận đầu tiên như Viết về chiến tranh, Văn học cách mạng, Nhà văn - nhân vật và bạn đọc, Vài ý nghĩ về hình thức và chất lượng... Nguyễn Minh Châu đã cho thấy ông có thái độ rất trọng khâu tiếp

nhận tác phẩm. Xuất phát điểm của bài báo không nằm ngoài mạch suy nghĩ lâu nay của Nguyễn Minh Châu, ông mong muốn nền văn nghệ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89 chúng ta trong tình hình mới phải có một bước phát triển mới về chất. Với tinh thần thực sự cầu thị ông đã dũng cảm nói lên nguyên nhân và hạn chế của nền văn nghệ trong giai đoạn vừa qua. Ông đề nghị cần phải hiểu được đặc trưng của văn nghệ để chấp thuận các cá tính sáng tạo khác nhau của người nghệ sĩ. Nhìn lại một lớp nhà văn của thời bao cấp tư tưởng, ông không khỏi xót xa cho nền văn nghệ dân tộc trong giai đoạn vừa qua. Ông nghĩ rằng nền văn nghệ của ta lẽ ra phải đi những bước xa hơn. Theo ông, đã đến lúc khái niệm “Nhà văn Việt Nam” không thể tính bằng đội ngũ

chung chung được bởi vì một nền văn nghệ lớn chỉ có thể được tạo nên bởi những nhà văn lớn (Tính trung thực của người nghệ sĩ). Muốn tạo cho nền

văn nghệ có chỗ đứng trong nền văn hoá tương lai của dân tộc, mỗi “nhà văn

phải đào bằng ngòi bút cho đến tận cùng của đáy thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguôn cơn của con người, đất nước mình” để “Hoà đồng cùng nhân loại”. Để làm được điều đó, tự do sáng tác là một điều kiện cần thiết, như bầu

khí quyển để cho con chim bay và hót (chữ của Nguyễn Minh Châu khi viết về

Nguyễn Huy Thiệp), “nhưng điều quan trọng nhất là nội lực cá nhân trong mỗi nhà văn”(Trò chuyện văn chương của Nguyễn Minh Châu). Nội lực ấy

bao gồm cả tài năng, quan điểm nghệ thuật, lòng dũng cảm, khát vọng,...Không có những điều kiện ấy thì vấn đề tự do sáng tác cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

Là người sáng tác lại viết phê bình, tiểu luận, ông cảm thông được cái khó của người phê bình cũng như nỗi khổ tâm của người sáng tác, khi bị phê bình không thoả đáng, thậm chí bị quy chụp có thể dẫn đến những nguy hại về sinh mạng chính trị. Ông mong mỏi “Một nhà lý luận phê bình phải là một

người bạn lớn của nhà văn”. Đó là mối bằng hữu giữa những người có cùng

đam mê sáng tạo, khát vọng đưa sự nghiệp văn học của nước nhà đến với ngôi nhà chung của nhân loại (Nhìn sang lí luận phê bình).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 Chùm bài viết về những vấn đề cụ thể của nghề văn như: Đôi điều về

truyện ngắn, Nghĩ về truyện ngắn, Chăm sóc câu văn, Bên lề tiểu thuyết, Vài ý nghĩ về hình thức và chất lượng...có thể coi là những kinh nghiệm, nhận thức

rút ra từ cuộc đời cầm bút của nhà văn. Theo ông mỗi thể loại có một đặc trưng và lợi thế riêng. Không có sự phân biệt đề tài. Con đường đi chung của các thể loại là sự khám phá các quy luật chung của cuộc sống thông qua các số phận con người. Đã là truyện ngắn, điều quan trọng nhất là cốt truyện, sự hàm súc. Ở đây, chi tiết đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Còn tiểu thuyết đó là

“sự nhào nặn đến mức tan nhuyễn giữa triết lý và đời sống”. Những cuốn tiểu

thuyết viết thành công bao giờ dường như cũng có xu hướng phá vỡ khuôn khổ đề tài để tất cả cùng nhau đi đến một điểm chung - điều mà tất cả chúng ta đều gọi một cách cảm tính là “chất tiểu thuyết” - có phải chăng nó là những khám phá của chiều sâu tâm lý và tính cách, cũng như tầm khái quát xã hội của ngòi bút tiểu thuyết khi trình bày những số phận con người” (Bên lề tiểu thuyết).

Những vấn đề mà Nguyễn Minh Châu đặt ra là cơ bản và thường với tinh thần nghiêm túc, dẫu rằng đương thời không phải có khi ông đã không gặp được sự đồng cảm chứ chưa nói là đồng ý ở khâu tiếp nhận. Chẳng hạn

Một phần của tài liệu Di cảo Nguyễn Minh Châu (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)