Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin

Một phần của tài liệu Di cảo Nguyễn Minh Châu (Trang 75)

6. Bố cục luận văn

3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin

Trong ngày cuối cùng nằm trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu vẫn không rời trang giấy và ngòi bút. Dường như cái đầu luôn suy nghĩ, trăn trở và trái tim của người nghệ sĩ đã vượt lên căn bệnh nan y đang đe doạ sự sống của ông từng ngày. Và với ông: “Nằm mãi cũng buồn, thỉnh thoảng thử viết một chút xem sao” ngay trên giường bệnh.

Nguyễn Minh Châu là vậy, con người ấy đã phải đau đớn cho đến những ngày cuối, những giờ cuối của đời mình. Khi nhà văn Nguyên Ngọc đến thăm ông trong giường bệnh, Nguyễn Minh Châu vẫn giọng rất khoẻ, sang sảng đọc cho Nguyên Ngọc nghe những gì ông vừa viết. Ông vẫn trăn trở trước cái xấu, cái ác, với niềm lo âu chân thành tha thiết đến con người và thực trạng xã hội .

Không khuất phục trước cái chết, Nguyễn Minh Châu đã làm việc, đã viết với ngòi bút của mình, đã chiến đấu đến những giây phút cuối cuối cùng của mình, đã lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ, không mệt mỏi cho đến tận ngày cuối đời viết giữa 2 cơn nguy kịch phát bệnh ung thư máu hiểm nghèo, trốn vợ con, trốn thầy thuốc mà viết, đối diện với cái chết đang sát sàn sạt trước mắt mà viết, rút từng mẩu sống cuối cùng của mình ra mà viết, viết cho đến giờ hấp hối, cho đến tận cùng trước cơn hôn mê là những trang cuối cùng ông để lại cho chúng ta, thiên truyện ngắn cuối cùng của ông. Phiên Chợ Giát là một trong những tác phẩm hay nhất, một tuyệt tác văn học hiện đại

của chúng ta. Lời tuyệt mệnh gửi lại cho đời ấy của Nguyễn Minh Châu mang ý nghĩa văn chương và xã hội đồng thời cũng cũng gợi về những cái gì đó vĩnh cửu của con người trong cõi nhân sinh, trong vô tận của không gian, thời gian. Cho đến ngày cuối cùng khi cái chết gần kề, có lúc Nguyễn Minh Châu đã bộc bạch: “Tôi có lúc chỉ ao ước miễn là được sống cạnh ba đứa con tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

và vợ, các cháu, những người anh, người chị dâu già” - Chả viết được gì -Cứ đi ra đi vào với những người thân, với con cái. Hoàn toàn, tôi không chịu đựng nổi mỗi lúc hình dung thấy những đứa con gái mà tôi hết lòng và những đứa cháu, những người thân khóc thảm thương bên nấm mộ mình. Thực ra tôi có thể đi đến cái chết một cách bình thản được - nhưng những cảnh tượng trên thì tôi không thể nào bình thản” [41 - 421].

Trong Di cảo ta thấy Nguyễn Minh Châu hiện lên là một con người ý

thức được cái hữu hạn của đời người, của chính mình và đã nỗ lực vượt lên chính mình:“Sự chiến thắng trong cuộc đời chính là sự chiến thắng hàng

ngày”. Phải chăng chính lòng yêu nghề, chính sự dũng cảm trong con người

ông nên ở ông luôn chế ngự được sự tấn công của thần chết : “Ngồi ghế đá buổi sáng, bỗng cảm thấy một cảm giác yêu đời quá, yêu những con người như những hình nhân đầy nhọc nhằn trong một chiếc đèn kéo quân cứ tuần tự thao diễn trước mắt mình” [41 - 420].

Trải qua những đau đớn về tinh thần, thể xác ở Nguyễn Minh Châu vẫn toát lên một nghị lực, một bản lĩnh: “Cơn rét của cuộc đời vẫn cắn vào da thịt

cuộc đời (anh vẫn sống, chưa chết nên anh vẫn có cảm giác). Cho nên, dù cái áo biết là rách rồi vẫn phải vá lại mà mặc chứ không phải ngồi nhìn cái áo rách mà thở dài” [41 - 407].

3.1.2.2. Những sáng tác trên giƣờng bệnh

Trước cái chết của một nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự bất tử của ngòi bút, thời gian sẽ vùi lấp tất cả nếu như người nằm xuống không để lại chút gì trong lòng người. Nhưng đối với Nguyễn Minh Châu ông đã để lại cho đời một văn nghiệp lớn, với những tác phẩm có thể liệt vào hàng kiệt tác: Cỏ lau, Phiên chợ Giát.

Ngay từ những ngày đầu tiên phải nhập viện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã biết cái chết sẽ đến với mình, sự sống chỉ có thể tính bằng tuần, bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 tháng chứ không thể tính bằng năm, do vậy ông rất ý thức phải thật tranh thủ lúc bóng tối của định mệnh còn chưa sập xuống hoàn toàn để làm nốt công việc đang dang dở, những dự định đang ngổn ngang trên trang giấy. Ông đã sửa kĩ lưỡng Bài tập đi đều sau đổi thành Mùa trái cóc ở miền Nam và viết

tiếp cho xong Phiên chợ Giát. Ông đã viết được hơn 10 truyện trước khi phát hiện bệnh phải đi nhập viện. Công việc viết lách của ông thường bị bác sĩ và vợ cấm nghiêm nghặt vì sợ ông lao động mệt nhọc ảnh hưởng cho việc chữa bệnh. Nên Nguyễn Minh Châu phải viết trộm, viết trong tình trạng thiếu ánh sáng, trong tư thế viết khó khăn vì sức yếu.

Mặc dù phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo nhưng ông vẫn không ngừng nghỉ trong công việc sáng tạo nghệ thuật, sáng tác cuối đời ông phải kể đến đó là tác phẩm Phiên chợ Giát.

Trong những ngày đầu tháng giêng 1989 trước khi vĩnh biệt cõi đời, Nguyễn Minh Châu viết những trang cuối cùng thiên truyện Phiên chợ Giát. Đó là những trang khép lại một sự nghiệp văn chương, nhưng lại mở ra một thông điệp nghệ thuật khắc khoải, thấm đẫm nhân văn để lại cho đời, cho bạn đọc hậu thế. Với truyện ngắn Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã dồn hết tâm huyết,

sức lực tình cảm, thậm chí ông đã “Dứt từng mẩu sống cuối cùng của mình ra” để len lỏi vào những ngóc ngách sâu kín nhất của con người, miêu tả họ từ bên trong với những trạng thái khác nhau về tinh thần và thể xác.

Hình ảnh lão Khúng - một “Người nông dân hẻo lánh”, “Một ngưòi

nông dân ròng” vừa quen thuộc lại vừa hiếm có. Quen thuộc ở lối cù mì, dị

biệt ở sự giàu tình cảm kia còn hiếm có bởi ở lão, người đọc thấy toát lên một sự tháo vát trong lao động, trong tổ chức gia đình, trong tầm suy nghĩ rộng rãi. Cuộc đời, số phận của lão Khúng, hay cuộc đời và số phận của người nông dân Việt Nam? Đó chính là: Lòng yêu thương và trân trọng với những người nông dân nghèo khổ và ân nghĩa. Với hình tượng lão Khúng, người đọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 nhận thấy Nguyễn Minh Châu thực sự nghiêm túc và sâu sắc khi nhìn nhận người nông dân Việt Nam qua những thăng trầm của thời cuộc và số phận.

Với những trăn trở đầy trách nhiệm của mình, Nguyễn Minh Châu đã dành tình cảm sâu nặng đối với quê hương nghèo, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Phiên chợ Giát được viết trên giường bệnh cũng gắn liền với những hình ảnh về quê hương, Nguyễn Minh Châu tâm sự: “Nếu trời Phật cho tôi sống,

tôi sẽ viết về cái làng của tôi. Tôi có viết một ít trong Mảnh đất tình yêu,

nhưng viết còn lành quá. Quê tôi là Quỳnh Hải, thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch Thơi, Lạch Quèn. Dữ dội lắm,...Lão Khúng là kiểu người dân làng tôi đấy. Nếu còn sống tôi sẽ viết tiếp truyện lão Khúng”.

Trong thời gian điều trị ở bệnh viện, Nguyễn Minh Châu vẫn không từ bỏ thói quen ghi chép, vẫn suy nghĩ chuyện văn chương. Đó là lòng yêu tha thiết đối với cuộc sống, lòng đam mê nghề nghiệp của nhà văn. Và khi biết

“quỹ thời gian” của ông đã gần như cạn kiệt, Nguyễn Minh Châu đã dốc hết

cả nội lực còn lại để hoàn thành thiên truyện Phiên chợ Giát mà ông mới viết phần đầu. Dòng cuối cùng của thiên truyện kết thúc đúng vào những ngày cuối đời của ông. Như vậy là trước khi giã biệt cõi đời, Nguyễn Minh Châu đã kịp góp thêm một giá trị mới cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

3.2. Nguyễn Minh Châu - gƣơng mặt nghệ sĩ lớn

3.2.1. Gắn bó với quê hƣơng và vùng đất “nóng” Quảng Trị

Về những năm cuối đời, đặc biệt là những khi linh cảm thấy trong người có những dấu hiệu không bình thường về sức khoẻ, Nguyễn Minh Châu càng khắc khoải nghĩ về quê hương. Quê hương ông là mảnh đất cửa ngõ xứ Nghệ, mảnh đất “dồi dào mạch thư hương và rất phát về văn”

(Nguyễn Tường Lân) đậm đà trong con người và tác phẩm của ông.

Quê hương với “non xanh nước biếc”, với truyền thống nghìn năm văn hiến, một làng quê dữ dội mà hiền hoà, một gia đình thanh bạch mà đầm ấm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 có một người mẹ nhẫn nại, hy sinh... Tất cả hoà quyện chung đúc nên nhân cách Nguyễn Minh Châu, thấm đượm trên từng trang văn đặc sắc của ông.

Quê hương, cốt cách xứ Nghệ luôn đậm đà trong con người và tác phẩm của ông, trong kí ức thưở nhỏ của những người bạn cùng quê mỗi khi nhớ về Nguyễn Minh Châu đều xuýt xoa, thán phục tấm gương hiếu học và cái tài chịu khổ của ông. Cũng như nhiều học trò nghèo xứ Nghệ khác, ông từng nếm trải cái đói vàng mắt của những năm thất bát và khi được mùa dư dật, món ăn sang trọng chỉ là “Cơm gạo lốc, trốc cá thèn” sau này đến tận ngày sắp mất ông còn thổ lộ với vợ “giá bây giờ được về ăn bát cơm chiêm với con cá thèn Cửa Lạch quê nhà” .

Chính vì những hình ảnh của quê hương đậm nét trong ông như vậy nên trong đời văn của mình Nguyễn Minh Châu đã có nhiều dịp để tri âm quê hương yêu dấu của mình. Tác phẩm đầu tay Cửa sông là những nét hồi ức về một vùng địch hậu nào đấy, nhưng tác phẩm vẫn là những trang viết đầu đời của nhà văn viết về vùng quê Cửa Lạch của bản thân mình. Cảnh ấy, con người ấy...bầu trời, biển cả, đồng lúa xanh, đồng muối trắng, những lò nấu muối đỏ lửa thâu đêm...con sông Kiều cũng là con sông Thơi thân thuộc, những nhân vật cụ già Lâm, cô giáo Thuỳ, mụ Thỉnh... đều là con người đặc biệt không thể trộn lẫn.

Sau Cửa sông, Nguyễn Minh Châu theo Dấu chân người lính đi khắp

những vùng khác nhau, Nguyễn Minh Châu đã mô tả lớp lớp người các thế hệ rời quê hương miền Bắc vào chiến trường góp phần giải phóng Miền Nam, chiến đấu trên đất Quảng Trị, đã sát cánh với những người dân Quảng Trị suốt một chiến dịch ác liệt, được những người dân Quảng Trị đùm bọc, động viên, an ủi. Những vùng địa phương của miền Bắc thuộc quê quán của người lính (Như quê hương xứ Nghệ của cha con chính uỷ Kinh, hoặc vùng quê Phủ Lý vùng chiêm trũng quê hương của Nết, Khuê - Tất nhiên do hoàn cảnh lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 đó tác giả không nói thẳng tên các địa phương ấy ra) đan xen với quang cảnh những quả đồi, con đường, dòng sông, cánh rừng, bếp lửa, ngọn khói và cả những cơn gió của vùng đất Khe Sanh - Quảng Trị, cái mảnh đất nói theo cách nói của Bùi Minh Quốc là “Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ” ấy được

Nguyễn Minh Châu miêu tả rất kĩ, đã gợi lên biết bao niềm thương mến, tự hào về sự đồng tâm nhất trí, về ý chí quyết tâm rất cao của nhân dân hai miền, nhân dân cả nước trong sự đọ sức quật cường chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Sinh thời Nguyễn Minh Châu thường gọi vùng đất chiến trường Quảng Trị là “cái rốn” của chiến tranh. Cuộc chiến ở đây khốc liệt, dữ dội hơn ở đâu hết và cũng chính ở đây mối thù hận trong chiến tranh rõ ràng là nặng nề hơn bất cứ ở đâu. Hơn đâu hết, ở đây những mối thù chung trải qua mấy mươi năm đã biến thành những mối thù riêng, giữa cá nhân và cá nhân, gia đình và gia đình. Tiểu thuyết Miền cháy ra đời chỉ ít lâu sau ngày đại thắng 30/4/1975 đã đặt ra những vấn đề hệ trọng về con người và vùng đất Quảng Trị, cũng là vấn đề của con người Việt Nam và đất nước Việt Nam sau chiến tranh mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn phải chịu đựng, vẫn phải tiếp tục giải quyết. Nhất là vùng “miền cháy” Quảng Trị, “mảnh đất tình yêu” mà ông đã cống hiến phần lớn sức lực và tài năng. Những năm cuối đời ông định dốc tất cả tâm huyết để viết về mảnh đất quê cha đất tổ tình sâu nghĩa nặng. Trong một lá thư gửi cho huyện uỷ Quỳnh Lưu ông viết: “Tôi muốn thu xếp đi về vùng

biển Quỳnh Lưu một chuyến, có lẽ “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”, tôi tin rằng cuốn tiểu thuyết cuối đời mình là cuốn sách viết về vùng quê mình”.

Nhưng rồi cuốn sách chưa kịp viết, bệnh ung thư máu đã quật ngã ông, trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu chỉ kịp dành dật từng giờ với cái chết, kê lên gối, hối hả viết kỳ xong Phiên chợ Giát để lại cho đời như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 Như vậy hành trình văn chương của Nguyễn Minh Châu mở đầu là một tác phẩm viết về quê hương mà kết thúc cũng là tác phẩm viết về quê hương. Có thể nói trước khi Nguyễn Minh Châu đã ra đi, ông vẫn dự định viết về quê hương. Đọc Di cảo của ông, càng thấy rõ tình yêu sâu sắc mà bền bỉ

của nhà văn với Nghệ An. Ông đã bộc lộ: “Có lẽ mình sẽ viết một cái gì đó về

dân xứ Nghệ ở Hà Nội. Như vậy ta thấy rằng dù ở bất cứ nơi đâu tâm hồn ông vẫn hướng về quê hương với tình cảm nồng thắm. Ông xứng đáng là người con của quê hương xứ Nghệ”.

Không chỉ đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình mà một địa danh đã gắn bó với Nguyễn Minh Châu “Hơn cả quê mình” đó là Quảng Trị. Trong cuốn Di cảo, Nguyễn Minh Châu đã bày tỏ dự định, viết một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị. Theo Nguyễn Minh Châu đây sẽ là cuốn sách quan trọng nhất trong đời viết của ông. Nguyễn Minh Châu muốn mượn mảnh đất Miền Trung này để thể hiện những vấn đề da diết nhất của số phận dân tộc. Ông đã thấy trong chiến dịch mùa hè 1972 và cuộc phòng thủ thị xã Quảng Trị chứa đựng không biết bao nhiêu vấn đề của chiến tranh mà ông khao khát muốn mô tả, muốn nói đến. Từ những năm ấy và nhất là sau năm 1975, khi nào còn khoẻ ông cũng lẳng lặng một mình khoác ba lô đi Vĩnh Linh, Cửa Việt, Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh, cứ dọc đường Chín và sông Thạch Hãn mà đi tha thẩn. Ông dừng lâu ở thành cổ Quảng Trị cũ, điểm nút thắt giao tranh của hai bên năm 1972, làm quen với cái thị xã bị chìm trong lau lách, chuối dại mọc bạt ngàn trên những ngôi nhà sập, sống với rắn rết, cầy cáo. Ông đã gặp trung đoàn 64, sư đoàn 325, sư đoàn 312, những người lính còn sống và những người chết. Ông đã gặp không biết bao nhiêu sĩ quan Ngụy ở trại cải tạo Bình Điền, ghi chép hết cuốn sổ tay này đến cuốn sổ tay khác.

Khi giải phóng Quảng Trị (3/1973), Nguyễn Minh Châu lại vào Quảng Trị. Ông là người đầu tiên vào đó, nhà văn Xuân Thiều kể lại; vẫn thấy ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 ngồi hí hoáy ghi chép trong túp lều hoang, sổ tay đặt trên đầu gối, khăn mặt vắt vai, ba lô treo tòong teng vào chốt tre xà ngang.

Tháng 5/1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, Nguyễn Minh Châu rời Quảng Trị theo đại quân rong ruổi khắp miền Nam nhưng ông vẫn thấy trong người thiếu một cái gì, và như theo một thứ quán tính, ông lại quay trở về

Một phần của tài liệu Di cảo Nguyễn Minh Châu (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)