Cách phản ánh hiện thực xã hội

Một phần của tài liệu Di cảo Nguyễn Minh Châu (Trang 64)

6. Bố cục luận văn

2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội

Trong một bài báo gây tiếng vang sâu rộng đương thời “Hãy đọc lời ai

điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”, Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra

giới hạn chật hẹp của quan niệm về hiện thực trong văn học của Việt Nam suốt một thời kỳ dài khiến mỗi người viết phải tự mình “bạt bớt chiều cao, thu hẹp bớt chiều ngang” để có thể đi lại dễ dàng. Đó là thứ văn nghệ minh

hoạ. Hiện thực như vậy thì chỉ là cái đã được biết trước, một hiện thực vận động thuận chiều và lạc quan. Còn “Nhà văn luôn là người dẫn dắt, giảng giải, áp đặt

chân lý đối với bạn đọc. Họ là người biết tất cả, đại diện cho cái đúng” [4].

Chủ nghĩa hiện thực diễn tả cái bản chất của hiện thực. Nhưng với Nguyễn Minh Châu ngay từ trong Di cảo của mình đã có một quan niệm

mới... “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái thực mà cả cái hư ảo

của đời sống, không những nắm bắt hiện thực mà còn muốn nắm bắt cái bóng của hiện thực và cái đó mới là hiện thực đích thực”. Từ lâu nay theo quan

niệm truyền thống, các nhà văn thường cho rằng hiện thực là cái bày ra bề mặt, mọi người đều nhìn thấy như tham ô, vào ra hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội và các sự việc, sự kiện ấy cứ mặc nhiên bước vào tác phẩm. Những năm cuối đời của ông là những năm đất nước ta đang trong quá trình đổi mới. Đây cũng là thời gian ông trăn trở nhất về nhân cách của nhà văn: “Suốt đời làm công

việc quan sát đau đáu con người, vậy thì trước mặt nhau - giữa anh và tôi đều là cái thằng nhà văn. Hãy sống bằng cái gì mình có là tốt nhất, bởi anh có sống dối trá thì cũng không thoát khỏi mắt tôi, và ngược lại, giữa mấy thằng cầm bút mà đầy dối trá, thủ đoạn, thật thảm” [41].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 Ông quan niệm hiện thực không có nghĩa xâu chuỗi các sự kiện lại như lâu nay văn xuôi viết về chiến tranh đã làm. Tất cả các thể loại văn học đều phải lấy con người làm đối tượng phản ánh: “Con người vừa chịu sự chi phối

của hoàn cảnh, vừa tìm mọi cách tác động lên nó. Quá trình vật lộn giữa con người và hoàn cảnh cũng là quá trình con người làm xuất hiện những quy luật mới của đời sống. Mỗi tác phẩm của nhà văn là một cuộc săn tìm những quy luật mới, không phải bao giờ cũng xuất hiện luôn luôn, có khi lại là những quy luật rất cũ kỹ... nhưng thêm một lần nữa lại được nhắc lại dưới một biểu hiện cụ thể và mang màu sắc hiện đại vì thế có những nét riêng mới, cộng thêm với tài phô diễn độc đáo nhà văn có thể dùng nó tạo nên những tác phẩm đúc kết được cả một giai đoạn của dân tộc và đất nước mình” [17] .

Nếu giai đoạn trước hiện thực là cái đã biết trước, một hiện thực vận động xuôi chiều và lạc quan, thì giai đoạn này, hiện thực là cái chưa biết, không thể biết hết, đầy phức tạp cần tìm tòi, khám phá. Xu hướng chung là: Các nhà văn không nhìn hiện thực bằng quan niệm thẩm mỹ cũ, họ muốn phát huy tột độ trí tưởng tượng nghệ sĩ, họ nhìn hiện thực trong sự đa dạng đa chiều... Bên cạnh mảng hiện thực được xem là bao trùm nhất của văn học giai đoạn trước - mảng hiện thực đời sống chính trị xã hội thì hiện thực đời sống nhân sinh, thế sự, số phận của từng cá nhân, những góc khuất của đời sống con người, đời sống tâm linh, đời sống đạo đức... được nhà văn đặc biệt lưu tâm trong những sáng tác của mình: “Những điều chúng ta rút ra được từ trong xương tuỷ của cuộc đời bằng rất nhiều gian lao và khó khăn lại là cái điều mà chúng ta vẫn nói với nhau hàng ngày” [41].

Những suy tư, trăn trở và quan niệm mới của Nguyễn Minh Châu về hiện thực, về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, giữa văn học và nhà văn đã giúp người đọc hôm nay thấy rõ hơn tư chất nghệ sĩ của ông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

CHƯƠNG III

CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO

Đại văn hào Nga L.Tônxtôi từng nói: “Trong văn chương điều quan trọng nhất là sự chân thành”. RaxunGamzatốp trong Đaghextan của tôi cũng

khẳng định: “Chỉ có nỗi đau của chính trái tim anh, chỉ có niềm vui của chính

anh mới bắt được anh cầm bút”. Quả vậy, sự thành thực trong sáng tạo văn

chương là vô cùng quan trọng, nó là một cơ sở, một tiêu chí tạo nên giá trị của tác phẩm. Và cũng là một biểu hiện của nhân cách, bản lĩnh người viết, trong

Di cảo yêu cầu về sự thành thực càng cao hơn nữa. Toàn bộ giá trị của tác

phẩm sẽ bị quyết định bởi cái tôi chân thành hay không chân thành của tác giả. Mặt khác sức hấp dẫn của cuốn Di cảo là người viết phải đặc biệt phong phú giàu có về tâm hồn, tư tưởng, nếu không dẫu anh có thành thực cũng không thể tạo được ấn tượng với người đọc. Và sau chân dung tinh thần của người viết, phải là những phản quang, ghi dấu không chỉ cái cá tính có một không hai của người viết, mà còn là gương mặt tinh thần của con người thời đại, với những khát vọng nhân văn cao đẹp.

Đến với mỗi cuốn Di cảo ta bắt gặp ở đó một con người. Tiếp xúc với dòng Di cảo của Nguyễn Minh Châu, ta có cảm giác như ông rút ruột mình ra để viết. Viết để giải toả tâm trạng, đối thoại với chính mình, trở về với chính mình. Từ mạch sống riêng tư âm thầm của những con chữ đã đi theo nhà văn suốt một chặng đường dài, người đọc có điều kiện để hiểu hơn về Nguyễn Minh Châu nhà văn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh nhân cách nhà văn ông còn là một người trí thức trung thực, một người chồng, người cha mẫu mực, một người bạn, một đồng nghiệp hiền lành, đôn hậu ...Có thể xem Di cảo Nguyễn Minh Châu là một tấm gương trung thực về

hành trình sống và viết của ông, soi tỏ tấm chân dung tinh thần của nhà văn trong đời sống cũng như trong sáng tạo nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

3.1. Nguyễn Minh Châu - gƣơng mặt đời thƣờng

3.1.1. Một con ngƣời thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè đồng nghiệp và với chính mình

3.1.1.1. Thành thực với chính mình

Nhà triết học Trần Đức Thảo trong tiểu luận “Con người và về một chủ

nghĩa không con người” cho rằng: “Khi con người tự ý thức là khi con người đã hoàn toàn tự giác về sự hoàn thiện, bởi vì con ngưòi tự ý thức là khi những sức mạnh nội tại của con người ấy đang vươn mình để bước qua chính nó”.

Để có khả năng tự ý thức, con người luôn luôn phải nhận thức và cùng với nó là các trạng thái tinh thần: Ăn năn, sám hối và ân hận. Nhìn lại văn học Việt Nam, ta thấy: Khi đất nước có chiến tranh, khi nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu thì ý thức của cá nhân con người trùng khít với ý thức của xã hội, của lịch sử “Con đường giải phóng mọi bi kịch, mọi vướng mắc của cá nhân là hướng về cách mạng, hướng về cộng đồng”. Ý thức về mình

không chỉ có trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu với Cửa sông, Dấu chân

người lính, Mảnh trăng cuối rừng mà còn thể hiện trong Di cảo, khi viết về

Nam Cao, Nguyễn Minh Châu nhận xét: “Văn chương Nam Cao làm cho người ta “mệt”... Những dòng văn xuôi của ông như một sợi dây thừng cứ bện lấy chúng ta, không cho phép một ai trong chúng ta rời khỏi chính mình, quay lưng lại với phần lương tâm, nhân cách của chính mình, hoặc tự mình nhìn mình bằng con mắt bông phèng hoặc nửa vời, để có thể sống vô trách nhiệm, buông thả”.

Tự nhận thức về người khác cũng đồng nghĩa với việc nhận thức về chính mình làm cho nhân cách, đời sống của mình hoàn thiện hơn. Đó là phần sâu xa mà Nguyễn Minh Châu - “Một lương tâm không ngừng tự vấn trước trang viết” đem đến, thức tỉnh người đọc về nhân cách đích thực của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 Con người sinh ra và trưởng thành, khi đã nhận biết được cuộc sống, họ đều khao khát được sống tự do, được sống trung thực với bản thân mình. Mọi suy nghĩ và hành động được xuất phát từ chính bản thân con người mình thực sự là điều quý giá.

Trong Di cảo, cái tôi tự biểu hiện đã làm nên bức chân dung tự hoạ về chính con người nhà văn. Sự vươn tới không ngừng để được sống đúng với

“bản ngã” của mình là cả một quá trình phấn đấu rất cần sự dũng cảm, bản

lĩnh ở bất cứ nhà văn nào.

Với Di cảo Nguyễn Minh Châu, nhu cầu được sống thực với bản thân, với cuộc sống càng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Nguyễn Minh Châu từng nhiều năm day dứt, giằng xé trong tấn bi kịch đánh mất bản thân của những nhà văn tài năng và tâm huyết. Sau này, với tinh thần dân chủ, cởi mở của không khí đổi mới, Nguyễn Minh Châu tâm sự rằng mỗi khi cầm bút nhà văn: “vừa muốn phô diễn tư tưởng, chõ miệng ra giữa hai hàng chữ để cảnh

tỉnh với đời một cái điều gì đó tiên cảm thấy trong đời sống nhưng lại muốn giấu đi, gói trong bao lần lá, rào nó trong bao tầng chữ”. Ông cảm thấy hạnh

phúc biết bao khi được bộc lộ chính mình trong cuộc sống lẫn trang viết:

“Thật là nguy hiểm vô kể nếu loài người văn minh sau này chế ra được một thứ máy có thể nhìn thấu óc người ta đang nghĩ gì. Lúc ấy ngôn ngữ trở thành vô dụng. Anh nghĩ gì anh khắc lắp cái máy vào đều nom thấy, lúc ấy thế giới sẽ loạn ly lên. Cũng giống như một thằng cha bác học nào đó điên rồ đem sự thông thái phát minh ra một loại máy khác nhìn thấu được quần áo. Đàn bà, đàn ông, ông bà già, đứa trẻ đều tô hô cả một lượt. Vậy loài người đắp điếm mình bằng cái gì? Chưa nói lúc ấy mà ngay bây giờ, khi người ta nghĩ, nghĩ điều tốt và điều xấu, khuôn mặt người ta, hay nhìn, có phân biệt được không? Cứ bảo người ta, nhà văn nọ, đang nghĩ ghê quá. Té ra chẳng nghĩ gì cả, chính ông ta đang ngủ mà không nhắm mắt hoặc đang nghĩ bậy” [41-234].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 Nhu cầu sống thực là mình đòi hỏi con người phải có bản lĩnh và dám nói lên suy nghĩ của mình. Nguyễn Minh Châu không chỉ mang trong tâm cảm nỗi đau của bản thân. Ông đau nỗi đau của thế hệ, nỗi đau về sự “thất thiệt to lớn của văn nghệ minh hoạ” khiến cho đa phần “nhà văn đánh mất cái đầu và tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng”. Dám nhìn thẳng vào sự

thật ấy và vào chính bản thân mình để biết nỗi đau của một giai đoạn là một bài học thấm thía mà Nguyễn Minh Châu và các nhà văn khác đã để lại cho những ai muốn thực lòng đổi mới tư duy nghệ thuật. Bởi một khi đã dám nói lên sự kém cỏi và hèn đớn của bản thân, người ta không thể nào tiếp tục chấp nhận sự hèn đớn và kém cỏi được nữa. “Mỗi nhà văn chúng ta phải đốt lên

ngọn lửa cao vọng - không có một thứ nghề nào lại cần lòng tự tin đến kiêu ngạo, coi thiên hạ như rác đồng thời lại cần sự khiêm tốn thành thực thấy rằng mình bao giờ cũng dốt cũng thiếu như cái nghề này” [41-372].

Anh sống đích thực là anh, đòi hỏi ấy bao giờ cũng mang ý nghĩa thời sự. Việc đóng kịch trong cuộc sống bao giờ cũng đem lại cho ta sự an toàn nhất định nhưng khi nghiêm khắc kiểm điểm lại chính mình thì sẽ chua xót nhận ra nếu cứ như vậy thì bản thân mình không còn nữa.

Con người ta trong vinh quang không nên tự ngắm mình để thoả mãn những gì đã đạt được. Nên trong cuộc sống đời thường rất cần có những lúc nhìn lại chính mình một cách nghiêm khắc. Chính những lẽ ấy, Nguyễn Minh Châu hiểu rằng nếu chỉ minh hoạ một cách giản đơn những chủ trương chính sách hay các nghị quyết thì văn bản tất yếu sẽ gặp bế tắc. Trong trường hợp này nhà văn không thể đề xuất tư tưởng riêng của mình. Các tác phẩm của anh ta chỉ là những đồ hoạ được đánh bóng bằng ngôn từ mà thôi. Đối với ông việc minh hoạ hay không minh hoạ không phải điều quan trọng, cái ông muốn nói ở đây là làm thế nào để chúng ta có những sáng tác hay. Trong ba tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã chứng minh điều đó. Từ việc nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 ra bi kịch đánh mất mình, Nguyễn Minh Châu đã chạm gặp được những vấn đề nan giải nhất của cuộc sống hiện nay. Ông cho rằng: “Rồi ai cũng bảo thủ.

Bảo thủ khi về già là một quy luật. Đến AnhxTanh về già còn bảo thủ cơ mà. Cái mới nào chẳng cũ đi trên dòng biến đổi qua thời gian. Cái chính là nhận thức ra mình. Nếu cái mới không cũ đi thì các tư tưởng, các nền văn hoá văn minh sao đi lên?” [41-373].

Trong một lần họp báo ông đã phát biểu tuyên ngôn nghệ thuật của mình “cái ngày thường hôm nay nó bắt tôi phải quan tâm”. Di cảo cũng đã

biểu hiện ý tưởng của ông trong truyện ngắn và tiểu thuyết đã ra mắt bạn đọc:

“Trong chiến tranh tôi đã viết những cuốn tiểu thuyết như “Miền cháy”, “Dấu chân người lính”…Bây giờ có lẽ ngồi nhìn lại những cuốn tiểu thuyết đã được in đi in lại ấy. Có lẽ tôi đã ghi được lên giấy một cái khoảnh khắc khắc nghiệt nhất của cuộc đời mỗi con người Việt Nam đứng trước sự xâm lược của 50 vạn quân Mỹ. Nó giống như cái khoảnh khắc cái chú bé làng Gióng trong truyền thuyết khi nghe giặc đến, vươn vai một cái đã trở thành con người khổng lồ” [41-376].

Và sau đó ông cũng nhận thức được cuộc sống hoà bình đã mở ra bình diện mới trong sự lý giải, thể hiện con người. Nếu như trước đó ông miêu tả, nhìn nhận con người trong các vai trò xã hội, trong tư cách động lực cách mạng. Cuộc sống mới tạo ra những khả năng to lớn cho phép con người ngày càng bộc lộ đầy đặn hơn bản chất phong phú cuả mình. Nếu như trước đây mọi vấn đề con người chỉ xoay quanh trục địch - ta, mới - cũ. Thì giờ đây tầm mắt của nhà văn đã mở sang những bình diện mới, nắm bắt những tương quan mới, soi rọi những tầng đáy mới trong đời sống thực tiễn, nên ông đã có hướng chuyển đổi tư tưởng bỏ viết tiểu thuyết để chuyển sang viết truyện ngắn: “Tôi cố

vẽ ra cái cuộc đời bình thường của ngày hôm nay, vừa bàn bạc những cái luật đời mà tôi khám phá ở trong cái cuộc đời bình thường hàng ngày ấy” [41-376].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 Sau nhận thức đó ta thấy những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu như

Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Dấu vết nghề nghiệp, Bức tranh, Sắm vai, Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra… đều là những tác phẩm mang tính đột phá trong sáng tác của nhà văn.

Một phần của tài liệu Di cảo Nguyễn Minh Châu (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)